您现在的位置是:Giải trí >>正文
Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
Giải trí927人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 15/01/2025 05:25 Máy tính dự ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
Giải tríPhạm Xuân Hải - 14/01/2025 05:25 Ngoại Hạng A ...
【Giải trí】
阅读更多Facebook tìm ra thủ phạm vụ hack 29 triệu tài khoản người dùng
Giải trí4 việc cần làm ngay khi tài khoản Facebook bị hack Facebook vô hiệu hóa nhiều tài khoản đánh cắp dữ liệu người dùng
Facebook bị tấn công, chip gián điệp 'đầu bút chì' gây sốc
Hồi tháng 9, khoảng 50 triệu người dùng từng được tuyên bố nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ tại Facebook. Thông tin sau đó cho biết con số nạn nhân chính xác của vụ việc này là khoảng 29 triệu người dùng.
Theo CNET, kết luận mới đây của Facebook chỉ ra rằng thủ phạm đứng đầu sau vụ tấn công là một công ty quảng cáo kỹ thuật số. Mạng xã hội này cũng loại trừ khả năng vụ tấn công được gây ra bởi một nhóm tin tặc có chống lưng của chính phủ nước ngoài.
Mark Zuckerberg đang phải loay hoay xử lý vụ Facebook bị hack 29 triệu tài khoản người dùng. Vụ việc bắt nguồn từ tính năng cho phép người dùng có thể xem thông tin tài khoản Facebook của chính mình dưới góc nhìn của một người dùng khác. Những kẻ tấn công đã khai thác được mã liên kết tính năng, thứ cho phép họ có thể ăn cắp mã thông báo truy cập của các tài khoản khác, từ đó chiếm đoạt tài khoản của mọi người.
Facebook đang làm việc với FBI để giải quyết vấn đề này. Hiện Facebook bị ràng buộc bởi yêu cầu không tiết lộ thủ phạm gây ra vụ việc là ai và trọng tâm nhắm đến cụ thể của nhóm tin tặc. Mặc dù vậy, thông tin mới nhất cho thấy vụ việc không có liên quan tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ.
Tuấn Nghĩa (Theo CNET)
3 triệu người Châu Âu bị lộ dữ liệu cá nhân trên Facebook
Theo Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ailen, có khoảng 3 triệu người dùng Facebook tại Châu Âu đã bị lộ dữ liệu cá nhân sau vụ bê bối hồi tháng 9 của mạng xã hội này.
">...
【Giải trí】
阅读更多Hưng Yên triển khai thí điểm mô hình 21 thuộc Đề án 06
Giải tríHọc sinh thực hiện kỳ thi thí điểm trên máy tính. Ngày 3/11, 26 trường THPT trên địa bàn tỉnh (100% trường THPT công lập, 1 trường tư thục liên cấp) đã tiến hành thí điểm kỳ thi khảo sát môn Toán cho khối 11 thông qua nền tảng Khaothi.Online do Công ty Hệ thống Thông tin (FPT IS - đơn vị thành viên Tập đoàn FPT) phát triển.
Với số lượng gần 2.700 học sinh, trên 200 cán bộ, giáo viên tham gia công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đây là chương trình thí điểm Mô hình 21 (mô hình thi trực tuyến tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chip điện tử của Đề án 06) với quy mô lớn nhất trên cả nước tính đến nay.
Theo ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hưng Yên, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường và nền tảng hợp tác cùng FPT IS trong các giai đoạn trước, Sở đã quyết định thực hiện triển khai thí điểm trên diện rộng nhằm đánh giá được hiệu quả thực tế một cách toàn diện.
Để thiết kế và tổ chức kỳ khảo sát thí điểm, Sở GDĐT Tỉnh Hưng Yên đã phối hợp cùng đối tác công nghệ FPT IS nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và phát triển hệ thống thi trên nền tảng Khaothi.Online. Thay vì tổ chức thi theo hình thức trên giấy, toàn bộ quy trình từ: xây dựng đề thi, lập kế hoạch, tổ chức thi, điều hành thi, xác thực thí sinh và chấm thi đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ thống nhất.
Cụ thể, ở khâu chuẩn bị kỳ thi, kho đề thi được thực hiện trên hệ thống phần mềm với các công cụ cho phép tạo lập ngân hàng câu hỏi. Giáo viên có thể thực hiện tại nhà hay tại trường, thay vì mất nhiều thời gian như trước đây. Đề thi được tạo theo các nguyên tắc tính toán chặt chẽ để tránh việc lộ đề thi.
Về công tác tổ chức thi, danh sách thí sinh được kiểm soát trên hệ thống và tại điểm thi, thí sinh được định danh thông tin tự động thông qua ứng dụng xác thực dữ liệu CCCD gắn chip - FPT.IDCheck và thiết bị đọc dữ liệu CCCD gắn chip - FPT.IDReader. Việc kiểm tra mất khoảng 10 giây/1 thí sinh, đối chiếu trực tiếp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Điều này giúp xác định chính xác đối tượng dự thi ngay tại cửa phòng thi, giải quyết dứt điểm tình trạng thi hộ, góp phần nâng cao chất lượng kì thi.
Hình thức thi trực tuyến tập trung tại các điểm thi, thí sinh thực hiện làm bài thi trên máy tính giúp các cơ sở giáo dục đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân sự tham gia. Toàn bộ quá trình thi tại 26 điểm trường đều được giám sát trực tuyến và tập trung theo thời gian thực thông qua hệ thống phần mềm.
Chỉ cần theo dõi màn hình báo cáo trên máy tính hoặc thiết bị như ipad, điện thoại, lãnh đạo Sở GDĐT và các nhà trường dễ dàng kiểm soát, điều hành trực tuyến toàn bộ hoạt động, từ tình hình xác thực vào thi, tình hình vắng mặt của thí sinh tới tình hình làm bài thi của thí sinh tại tất cả các điểm thi.
Sau buổi thi, hệ thống sẽ tự động chấm kết quả thi, giúp giảm nhân sự và thời gian khi không phải thành lập hội đồng chấm thi và tổ chức chấm thi. Kết quả được đóng gói và lưu trữ trên hệ thống máy chủ giúp giảm thủ tục lưu trữ giấy tờ, tạo thuận tiện cho quá trình thanh tra, xác minh sau kỳ thi và báo cáo dữ liệu trực tiếp tới các cấp có thẩm quyền liên quan. Kỳ thi thí điểm nhận được phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh tham dự.
Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD cho biết: “Việc đẩy mạnh các mô hình theo Đề án 06 đi vào thực tiễn là ưu tiên hàng đầu của Bộ Công An và Chính Phủ. Việc Sở GDĐT Hưng Yên tổ chức thí điểm Mô hình 21 thành công khẳng định sự tiên phong, chủ động trong triển khai Đề án 06.
Hệ thống sẽ giúp địa phương sử dụng dữ liệu để kiểm soát tốt quá trình thi cử, giảm chi phí và công sức của hoạt động thanh tra, giám sát cũng như phòng ngừa các nguy cơ gian lận. Từ đó, Hưng Yên sẽ có nền tảng để tổ chức các kỳ thi quy mô lớn theo một quy trình nhất quán, khoa học.
Điển hình từ Hưng Yên góp phần khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của Đề án 06, là tiền đề nhân rộng và truyền cảm hứng cho các địa phương trên cả nước triển khai mô hình của Đề án 06”.
Trực tiếp kiểm tra thực hiện Mô hình 21 tại điểm thi Trường THPT Triệu Quang Phục, ông Nguyễn Duy Hưng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đánh giá: “Lãnh đạo UBND Tỉnh Hưng Yên đánh giá cao việc triển khai thí điểm mô hình 21 với quy trình tổ chức và nền tảng công nghệ đem lại nhiều lợi ích khác biệt so với hình thức truyền thống.
Đây là cột mốc quan trọng để Hưng Yên chứng minh tính thực tiễn của Mô hình 21. Tỉnh sẽ tổ chức khảo sát đánh giá làm cơ sở để đề xuất với Bộ GDĐT, Bộ Công An cho phép áp dụng nhân rộng cho các kỳ thi như: tuyển sinh vào 10, các kỳ thi chọn học sinh giỏi, khảo sát,… góp phần đưa Đề án 06 đi vào thực tiễn. Chúng tôi tin tưởng kết quả này là tham chiếu quan trọng cho Bộ Công An, Bộ GDĐT và các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh mô hình này”.
Năm 2023, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Bộ Công an đẩy mạnh triển khai 43 mô hình của Đề án 06 vào thực tiễn, với mục tiêu tổng quát là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Trong đó, Mô hình 21 là mô hình thi trực tuyến tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chip điện tử. Mô hình hướng tới mục tiêu giúp đáp ứng thi cử với số lượng lớn thí sinh đồng thời.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
- Đáp án môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 402
- Nước mắt của MC Cát Tường
- Đồng Nai ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
- Sao Việt 24/9: Phương Oanh khóa môi chồng đại gia, BTV Hoài Anh đẹp buồn
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Malkiya vs Manama Club, 22h59 ngày 16/1: Tiếp đón chu đáo
-
Một cụ ông người Nhật đã được đưa về đất liền sau gần 30 năm sống một mình trên đảo hoang, hãng thông tấn AP đưa tin.Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đổi giọng khi thăm TQ?" alt="Gặp cụ ông sống khỏa thân trên đảo hoang gần 30 năm"> Gặp cụ ông sống khỏa thân trên đảo hoang gần 30 năm
-
Bộ Tài chính dự kiến kết thúc mô hình Tổng cục thuộc Bộ. Ảnh: BTC.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã có chỉ thị về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ này.
Trước đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 đã giao sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính, đồng thời kết thúc hoạt động của một số ủy ban, chuyển một số nhiệm vụ về Bộ Tài chính.
Mặt khác, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình Tổng cục thuộc Bộ, trong đó có các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan... cũng như tiếp tục sắp xếp mô hình tổ chức một số đơn vị bên trong Bộ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trong Chỉ thị mới ban hành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần triển khai thực hiện ngay. Do đó, thủ trưởng, lãnh đạo và cấp ủy các đơn vị cần khẩn trương phổ biến, quán triệt ngay đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và thực hiện nghiêm theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Thủ trưởng và cấp ủy các đơn vị cần xác định những nội dung công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương, song song với việc xây dựng tinh thần đoàn kết, đồng thuận và nắm bắt tư tưởng của các công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị khi tiến hành sắp xếp để có giải pháp kịp thời.
Bộ trưởng Tài chính giao các tổng cục trưởng và tương đương thuộc Bộ rà soát, nghiên cứu, đề xuất đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế của đơn vị theo đúng chủ trương, báo cáo Bộ trước ngày 8/12.
Vụ Tổ chức cán bộ sẽ là đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức.
Cơ quan này cũng có trách nhiệm rà soát các nhiệm vụ liên quan của các đơn vị tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhiệm vụ chuyển giao từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về Bộ Tài chính để đề xuất phương án tổ chức các đơn vị vụ, cục và tương đương thuộc Bộ sau khi sắp xếp để kịp thời báo cáo Bộ trước ngày 12/12.
Chỉ thị cũng nhấn mạnh kể từ ngày 1/12 đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng việc tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn hoặc cho chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Trong đó, Trưởng ban là Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, Phó trưởng ban là Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi.
Các Ủy viên gồm Thứ trưởng Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Lê Tấn Cận, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phạm Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hoàng Thái Sơn, Chánh văn phòng Bộ Phạm Chí Thanh.
Ban Chỉ đạo sẽ giúp Bộ trưởng Tài chính chỉ đạo xây dựng báo cáo, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây cũng là đầu mối làm việc với các ban chỉ đạo của cơ quan cấp trên về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.
Cũng tại quyết định này, Bộ trưởng Tài chính thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo với nhiệm vụ xây dựng báo cáo, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính trình Ban Chỉ đạo, Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền.
“Từ đầu năm đến nay, thông qua nhóm Zalo, chúng tôi vận động người dân tham gia xây dựng thành công tuyến phố văn minh tại đường Tô Hiệu và đoạn đường Quang Trung thuộc địa bàn của tổ. Bên cạnh đó, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 95%; đã có 70 lượt hộ vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã để đầu tư sản xuất, chăn nuôi với tổng dư nợ gần 7 tỷ đồng. Các nhóm Zalo cũng nhận được hàng trăm lượt tương tác, phản ánh của người dân về kết quả bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, các chính sách hỗ trợ, tình hình an ninh trật tự tại địa phương”, ông Long thông tin.
Nhiều năm nay, hệ thống thông tin công nghệ số, mạng xã hội Facebook, Zalo đã trở thành kênh thông tin, tuyên truyền hữu hiệu của các hội, đoàn thể phường An Bình.
Anh Nguyễn Thành Luân - Bí thư Đoàn phường-cho hay: Thời gian qua, Đoàn phường đã tăng cường sử dụng các nền tảng công nghệ số, mạng xã hội, gồm: Thư điện tử, Fanpage, Zalo, App Thanh niên.
Theo đó, Đoàn phường đã lập nhóm Facebook “Đoàn phường An Bình” với 1.400 bạn bè, 183 người theo dõi và Fanpage “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường An Bình” với 129 người theo dõi. Bên cạnh đó, Đoàn phường có 2 nhóm Zalo để tuyên truyền và triển khai công việc cho các chi đoàn.
Thông qua hệ thống thông tin công nghệ số, Fanpage, Đoàn phường đã kịp thời thông tin, tuyên truyền những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của Đoàn các cấp tới đoàn viên, thanh niên (ĐVTN); triển khai hiệu quả hoạt động xã hội từ thiện, nêu gương người tốt, việc tốt. Từ đó, tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần phát huy tinh thần xung kích của ĐVTN nói riêng và người dân nói chung.
“Trong năm 2023, ứng dụng các nền tảng công nghệ số, mạng xã hội đã giúp Đoàn phường chỉ đạo, tổ chức thành công Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, tặng quà các em thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên trên địa bàn phường; ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè thu hút hơn 1.500 lượt ĐVTN tham gia; phối hợp với Hội Khuyến học phường và các tổ dân phố vận động được hơn 21 triệu đồng để tặng quà các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; vận động ĐVTN tham gia các tổ công nghệ số của địa phương, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID, giúp bà con đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2”, anh Luân chia sẻ.
Để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với triển khai thực hiện khâu đột phá “Ứng dụng CNTT, kết nối mạng xã hội an toàn trong hoạt động Hội” giai đoạn 2021-2026 của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ phường đã lập nhóm Zalo với 16 thành viên và nhóm Facebook có hơn 600 hội viên phụ nữ tham gia cùng hơn 200 lượt người theo dõi. 7 chi hội phụ nữ có nhóm Zalo riêng với gần 100 hội viên/nhóm. Các hội viên, trưởng nhóm tích cực tham gia các nhóm Zalo của Hội Phụ nữ cấp trên, ở khu dân cư để cập nhật thông tin, tuyên truyền đến hội viên, người dân.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường An Bình Đào Thị Diễm Hương cho biết: Từ khi ứng dụng CNTT, mạng xã hội, các hoạt động của Hội được triển khai nhanh chóng, kịp thời hơn.
Trước đây, cán bộ Hội phải về cơ sở để vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua thì nay chỉ cần có điện thoại thông minh cài đặt Facebook, Zalo, hội viên có thể truy cập, nắm bắt thông tin kịp thời.
Qua đó thu hút hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Trong thời kỳ phát triển của công nghệ hiện nay, phần lớn người dân đều có điện thoại thông minh để phục vụ nhu cầu giao tiếp, tìm hiểu các thông tin trên internet và mạng xã hội. Từ đó, người dân chọn lọc những nội dung phù hợp, áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Đoàn viên, thanh niên phường An Bình hướng dẫn người dân cách tham gia nhóm Zalo của tổ dân phố. Ảnh: N.M
Anh Nguyễn Minh Cường (tổ 1) không có việc làm ổn định, ruộng vườn ít, vợ bị bệnh tâm thần nhiều năm nay. Sẻ chia với hoàn cảnh gia đình anh Cường, năm 2020, tổ dân phố kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã cho anh vay 30 triệu đồng để mua 1 con bò và làm chuồng nuôi nhốt. Đến nay, bò mẹ đã đẻ bê con.
Năm 2022, tổ dân phố kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ 70 triệu đồng, Mặt trận, Hội Phụ nữ phường hỗ trợ 5 triệu đồng giúp anh Cường xây dựng căn nhà kiên cố.
Tháng 10 vừa qua, anh Cường được phường hỗ trợ 1 con bò theo diện đối ứng (Nhà nước hỗ trợ 60% còn lại gia đình đóng góp).
“Tham gia nhóm Zalo tổ dân phố 1 từ năm 2017 đến nay, hàng ngày, tôi thường cập nhật thông tin về chế độ, chính sách cho hộ cận nghèo, hỗ trợ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, tìm kiếm việc làm. Đôi lúc chứng kiến vụ việc gì xảy ra trên địa bàn, tôi nhắn tin lên nhóm Zalo hoặc gọi điện cho cán bộ tổ phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết. Trên các trang mạng xã hội Facebook, YouTube, TikTok có rất nhiều thông tin. Tôi mong nhóm Zalo có thêm nhiều tin bài về mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể tổ dân phố, của phường để người dân tiếp cận thông tin chính thống áp dụng vào đời sống hiệu quả hơn”, anh Cường chia sẻ.
Dù bận rộn với công việc đồng áng và chăn nuôi thỏ nhưng chị Nguyễn Thị Thoa (tổ 7) vẫn dành thời gian tham gia các buổi họp tổ, sinh hoạt hội. Chị cũng thường vào nhóm Zalo, Facebook của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân phường để cập nhật thông tin giá cả thị trường, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc thỏ sinh sản, thỏ thương phẩm.
“Nhờ chủ động tìm hiểu thông tin về nhu cầu tiêu dùng, từ năm 2016 đến nay, ngoài cung ứng thỏ giống, thỏ thương phẩm, tôi còn nhận sơ chế, chế biến thịt thỏ thành nhiều món ăn ngon được người dân đánh giá cao. Mô hình chăn nuôi thỏ mang lại thu nhập cho gia đình hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”, chị Thoa nói.
Chị Thoa cho biết thêm, để duy trì và phát triển trang trại nuôi thỏ, từ năm 2007 đến nay, chị đến phường làm các thủ tục hành chính liên quan đến chăn nuôi, vệ sinh môi trường.
Việc phường chú trọng ứng dụng CNTT trong công tác cải cách thủ tục hành chính đã giúp người dân tra cứu thông tin, giải quyết công việc nhanh gọn hơn.
Theo bà Lê Thị Ngọc Dung - công chức Văn hóa-Xã hội phường: Để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức, phường đã đầu tư 21 máy tính, máy in, scan; lắp đặt internet tốc độ cao và kết nối dịch vụ mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh (MegaWan).
Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phường bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết, lắp hệ thống camera theo dõi toàn bộ khu vực làm việc, có ti vi theo dõi kết quả giải quyết hồ sơ, màn hình cảm ứng phục vụ tra cứu thông tin, thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
“Trong công tác giảm nghèo, phường đã thành lập nhóm Zalo Ban Chỉ đạo giảm nghèo với 42 thành viên; chỉ đạo công chức chuyên môn tích cực ứng dụng CNTT vào truyền thông, tham gia vào một số nhóm Zalo, Facebook để nắm bắt tình hình của hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó tham mưu giúp phường hỗ trợ kịp thời đúng đối tượng, tạo động lực để hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống”, bà Dung chia sẻ.
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND phường Phan Đình Nguyên nhấn mạnh: Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của người dân và ứng dụng CNTT vào hoạt động truyền thông đã giúp công tác giảm nghèo của địa phương đạt kết quả khả quan. Đến nay, phường chỉ còn 5 hộ nghèo, giảm 4 hộ nghèo so với đầu năm 2023; còn 30 hộ cận nghèo, giảm 5 hộ cận nghèo so với đầu năm. Đối chiếu với kế hoạch thị xã giao đến cuối năm 2023 phường còn 8 hộ nghèo, 32 hộ cận nghèo thì phường đã vượt chỉ tiêu.
“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường kết nối với người dân thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, hệ thống dịch vụ công; tiếp tục đăng tin bài, xây dựng chuyên mục, các văn bản về cải cách hành chính; thường xuyên cập nhật bộ thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung, thay thế lên trang thông tin điện tử của phường; sử dụng truyền hình trực tuyến để tổ chức hội nghị, tuyên truyền từ trung ương đến cơ sở; sử dụng có hiệu quả trang-thiết bị CNTT đã đầu tư gắn với đổi mới công tác cải cách hành chính để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý, giúp người dân thực hiện giao dịch với các cơ quan, đơn vị thuận tiện, hiệu quả hơn”, Phó Chủ tịch UBND phường An Bình thông tin thêm.
Theo NGỌC MINH (Báo Gia Lai)
" alt="Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông giảm nghèo ở Gia Lai">Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông giảm nghèo ở Gia Lai