Hàng triệu người sẵn sàng bỏ ra gần 1.000 USD để sở hữu chiếc điện thoại cao cấp nhất của Apple. Vì vậy, “táo khuyết” đã chuẩn bị cho điều ấy. Theo chuyên gia tin đồn Jon Presser, nhà phân tích Chris Caso và trang tin LeaksApplePro, tất cả iPhone 14, trừ bản thường, ra mắt vài tháng tới sẽ tăng giá, đắt hơn 100 USD so với iPhone 13. Cụ thể, iPhone 14 6.1 inch có giá 799 USD, iPhone 14 Max (6.7 inch) giá 899 USD, iPhone 14 Pro (6.1 inch) giá 1.099 USD và iPhone 14 Pro Max (6.7 inch) giá 1.199 USD.
Vì sao Apple tăng giá iPhone 14?
Có nhiều lý do giải thích quyết định của Apple, nếu nó trở thành hiện thực. Đầu tiên, công ty sẽ loại bỏ iPhone mini do doanh số kém hơn mong đợi và thay bằng iPhone 14 Max. Về cơ bản, iPhone 14 Max là phiên bản phóng to của iPhone 14. Trong khi đó, Apple thường dùng nhãn hiệu “Max” cho các mẫu iPhone đắt tiền hơn, chẳng hạn, bản Pro Max luôn đắt hơn 100 USD so với Pro. Vì thế, gần như chắc chắn iPhone 14 Max cũng đắt hơn iPhone 14.
iPhone 14 Max đắt hơn đồng nghĩa iPhone 14 Pro và Pro Max phải tăng giá để phản ánh tính chất “pro” của mình. iPhone bản tiêu chuẩn đắt nhất và bản Pro rẻ nhất thường chênh nhau 200 USD. Do đó, theo Jon Prosser, nếu lấy iPhone 13 Pro (999 USD) và iPhone 13 Pro Max (1.099 USD) làm quy chiếu, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ có giá 1.099 USD và 1.199 USD tương ứng.
Tất nhiên, khi tăng giá iPhone, Apple cần có những nâng cấp tương xứng. Mặt trước iPhone 14 Pro và 14 Pro Max sẽ được thiết kế lại lần đầu kể từ năm 2017, còn iPhone 14 và 14 Max nhiều khả năng vẫn giữ thiết kế cũ. Theo đó, màn hình tai thỏ được thay bằng màn hình đục lỗ và viên thuốc.
iPhone 14 Pro và 14 Pro Max cũng được cho là trang bị cụm camera mới hơn, hiện đại hơn so với bản thường. Nổi bật nhất là camera chính 48MP quay phim 8K, chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn và có thể quay video Cinematic Mode chất lượng 4K.
Một khác biệt căn bản giữa bản Pro và bản thường năm nay chính là con chip. Theo các chuyên gia, iPhone 14 và 14 Max tiếp tục dùng chip A15 từ năm ngoái, còn iPhone 14 Pro và 14 Pro Max dùng chip A16. Cả hai đều sản xuất dựa trên tiến trình 5nm của TSMC. Công ty Đài Loan thông báo sẽ tăng giá sản phẩm, do đó có thể ảnh hưởng đến giá iPhone.
Trong bối cảnh hiện tại, khi các nhà sản xuất Android khác như Samsung, Xiaomi, Honor hay OnePlus đều đang bán điện thoại trên dưới 1.000 USD, mức giá mới của iPhone 14 (nếu có) cũng không mang lại cảm giác quá đắt đỏ.
Du Lam (Theo PhoneArena)
Theo Nikkei, ít nhất một mẫu iPhone 14 của Apple đã bị chậm lịch trình do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa Covid-19 tại Trung Quốc.
" alt=""/>Apple lần đầu tăng giá iPhone kể từ năm 2017Apple Watch Series 7, mẫu smartwatch đắt nhất của hãng với giá khởi điểm 399 USD tại Mỹ, là smartwatch bán chạy nhất từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay. So với Series 6, Series 7 không có nhiều thay đổi, chỉ trang bị màn hình lớn hơn và viền mỏng hơn. Điều đó dường như không ảnh hưởng gì đến nhu cầu của người dùng. Thực tế, vị trí của “táo khuyết” trên thị trường smartwatch vẫn “vô đối”.
Đứng sau Apple Watch Series 7 tiếp tục là một đại diện đến từ Apple: Apple Watch SE. Dù đã bước sang năm thứ hai, mức giá 279 USD của Watch SE vẫn chứng tỏ sức hút của mình. Thiết bị sở hữu thiết kế của Watch Series 4-6 nhưng không có các tính năng cao cấp như hỗ trợ điện tâm đồ (ECG). Với hầu hết khách hàng, như thế là quá đủ. Dù vậy, sự phổ biến của Watch SE có thể sắp kết thúc khi Apple được đồn ra mắt Watch SE thế hệ hai. Thông tin về mẫu đồng hồ này khá ít ỏi nhưng nhiều khả năng sẽ duy trì thiết kế cũ, cải tiến ở chip và thêm vài tính năng mới.
Một cái tên khá bất ngờ trong top 5 là Apple Watch Series 3, giá 199 USD, trình làng năm 2017. Do đã xuất hiện gần 5 năm, nó không được khuyến nghị mua nhiều ngày nay nữa nhưng vẫn trở thành smartwatch bán chạy thứ 5 thế giới. Watch Series 3 sắp đi hết vòng đời của mình khi chỉ được hỗ trợ watchOS 8 trở lại. Thiết bị không thể lên watchOS 9 và gần như sẽ bị khai tử vào tháng 9 năm nay. Watch Series 3 góp phần giúp Apple chiếm được 51,2% thị phần đồng hồ thông minh.
Samsung là hãng duy nhất ngoài Apple có trên trong danh sách. Galaxy Watch 4 và Watch 4 Classic lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4. Cả hai mang về 18,9% thị phần cho Samsung, tăng trưởng mạnh so với quý I/2020 khi đồng hồ thông minh của hãng vẫn chạy hệ điều hành Tizen. Số liệu cho thấy Samsung đã ra quyết định đúng khi thay nền tảng Tizen bằng Wear OS của Google. Công ty đang phát triển Galaxy Watch 5 và Watch 5 Pro thế hệ mới.
Đứng sau Samsung về doanh số là Garmin với 7,2% thị phần và Huawei với 4,5% thị phần. Fitbit của Google xếp hạng 5 với 3,6% thị phần. Mùa thu này, mẫu đồng hồ Pixel Watch của hãng sẽ lên kệ.
Du Lam (Theo PhoneArena)
Bản cập nhật watchOS mới nhất là lời đe dọa Apple gửi đến các thương hiệu đồng hồ thông minh (smartwatch) thể thao như Garmin, Coros, Suunto…
" alt=""/>Apple watch áp đảo trên thị trường đồng hồ thông minhĐáng chú ý khi cuộc khảo sát cũng cho thấy, chỉ 15% doanh nghiệp cảm thấy lo ngại về sự thay thế của máy móc đối với con người. Thay vào đó, điều mà nhiều doanh nghiệp (24%) quan tâm là sự đa dạng về thế hệ trong cùng một doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa thế hệ X (những người sinh trong thập kỷ 1960 - 1970), thế hệ Y (thập kỷ 1980 - 1990) và thế hệ Z (cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000) nảy sinh những nhu cầu rất mới về kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc chung với nhau. Đây là lý do khiến khâu đào tạo phải được cải tiến và đổi mới liên tục.
Học trực tuyến vẫn sẽ là xu thế đào tạo của tương lai
Khi nói về xu hướng đào tạo và phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến vẫn sẽ là xu hướng lớn nhất cho tương lai.
Lợi ích của đào tạo trực tuyến là rất rõ ràng. 90% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, lợi ích lớn nhất là sự linh hoạt về thời gian và không gian dành cho người học. Bên cạnh đó, trong trường hợp cần bổ sung kiến thức, việc học lại và truy cập vào kho học liệu trực tuyến cũng rất dễ dàng.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và đông nhân viên, đào tạo trực tuyến cũng rất thuận tiện. Chính vì những lý do này, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, đối với doanh nghiệp của họ, đào tạo trực tuyến (E-learning) sẽ là hình thức đào tạo lớn nhất trong 5 năm tới.
Xếp ở vị trí thứ 2 là đào tạo tích hợp (Blended learning), gồm nhiều hình thức, từ học tập theo mô hình truyền thống đến học trực tuyến với 51% bình chọn. Khoảng 40% ý kiến cho biết doanh nghiệp sẽ tự phát triển hệ thống đào tạo của riêng mình (Learning Management System – LMS).
Học trực tuyến sẽ trở thành kênh đào tạo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời chuyển đổi số. Ảnh: Trọng Đạt |
Nhìn ở một góc độ khác, việc ít tương tác giữa con người với nhau là rào cản lớn nhất của đào tạo trực tuyến. Đây là ý kiến của 76% số doanh nghiệp được hỏi. Ngoài ra, khả năng tiếp thu, quản lý thời gian và sự tập trung khi tự học của học viên cũng sẽ là vấn đề khiến các doanh nghiệp cảm thấy đau đầu.
Ngoài đội ngũ nhân sự, việc đào tạo và phát triển đội ngũ lãnh đạo/quản lý trong thời kỳ chuyển đổi số là việc cần làm nhất trong thời gian tới.
Nhận thấy xu hướng chuyển đổi là tất yếu, 56% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tập trung đào tạo và phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý trong thời kỳ chuyển đổi số. Đó là các chương trình đào tạo về năng lực quản trị trong biến động, kỹ năng khai vấn (coaching)…
Nhìn chung, nhận định của Báo cáo cho rằng, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và yêu cầu trọng tâm đối với doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng công nghệ trong đào tạo gần như là bắt buộc để có thể theo kịp được các yêu cầu về chuyển đổi số.
Trọng Đạt
" alt=""/>Doanh nghiệp chuyển đổi số: Không lo AI thế chỗ, chỉ sợ khoảng cách thế hệ