N. kể với nhiều bạn bè cùng trang lứa đang học tập tại các trường học khác, đi vệ sinh khi đến trường là điều bất đắc dĩ bởi cảm giác khó chịu khi bước vào đây. Vì thế, nhiều học sinh, đặc biệt là trẻ gái, thường chọn cách... nhịn. Tuy nhiên, với những trẻ mắc bệnh về đường ruột, đường tiết niệu, bắt buộc phải dùng nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày, thì nhà vệ sinh bẩn, không đạt điều kiện, trở thành nỗi ám ảnh.
Ở góc độ chuyên môn y tế, việc nhịn tiểu tiện, đại tiện về lâu dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe với bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi học đường. Các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng cho hay nhiễm khuẩn đường tiết niệulà bệnh lý gặp ở khoảng 8% trẻ gái và trên 2% trẻ trai ở lứa tuổi lên 5. Trong đó, thói quen nhịn uống nước, nhịn đi tiểu ở trường học được xếp vào danh sách những yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm đường tiết niệu.
Khi cơ thể phát ra tín hiệu muốn thải nước tiểu nhưng chúng ta nín, nhịn, bàng quang sẽ đóng, nước tiểu tồn lưu trong thời gian dài làm sản sinh vi khuẩn, lâu ngày có thể dẫn đến một số căn bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm thận, suy thận, thậm chí, có trường hợp vỡ bàng quang khi té ngã…
Ngoài ra, vì nhịn tiểu lâu ngày, bàng quang căng ra, lâu ngày gây ra giãn cơ bàng quang. Dây thần kinh khi bị “trơ”, dẫn đến tình trạng són tiểu.
Với trẻ nhỏ, nếu tình trạng nín tiểu tiện, đại tiện diễn ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại. Trước hết, trẻ sẽ kém tập trung, giảm chú ý khi học tập bởi phải kìm nén nhu cầu sinh lý, sau đó, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Trẻ nín đi tiêu, tiểu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt ở học sinh nữ bởi niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới.
Một trong những mục tiêu được đặt ra trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025là: 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.
Nhà vệ sinh xanh, sạch, thân thiện là niềm mơ ước và nhu cầu chính đáng của học sinh, để đảm bảo trẻ được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngay trong trường học, trước hết là thoát nỗi e ngại "giải quyết nỗi buồn" khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, cha mẹ, thầy cô giáo và học sinh cũng cần được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, trong đó có bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, một căn bệnh học đường dễ gặp.
Theo đó, nếu trẻ có cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Dấu hiệu thường gặp là trẻ đi tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên; đau khi đi tiểu, tiểu rát, nhiều khi sợ không dám đi tiểu. Máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu đục, có mùi hôi. Ngoài ra, trẻ có thể buồn nôn và nôn; mệt mỏi, ăn kém; sốt, ớn lạnh.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận kẽ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây suy thận; áp-xe thận; thận bị ứ nước, ứ mủ… Đôi khi phải cắt bỏ thận do thận hỏng, mất chức năng. Do vậy, bệnh cần được nhận biết sớm để điều trị kịp thời.
Người ra thuyết trình đầu tiên là Lê Trung - nhà sáng lập và điều hành của Beekids - nền tảng kết nối học tập và phát triển tư duy cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Beekids đến với Shark Tank để kêu gọi 3 tỷ cho 10% cổ phần.
Theo giới thiệu của Lê Trung, Beekids là nền tảng chuyển đổi số các chương trình phát triển tư duy như biến sách, tài liệu, video thành trò chơi tương tác.
Điều này nhằm giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng tư duy như quan sát, suy luận, biện luận, logic, số học và ghi nhớ. Trẻ sẽ được rèn luyện với bạn bè, gia đình, giáo viên online (trực tuyến) và offline (trực tiếp).
Beekids sẽ hỗ trợ cha mẹ, thầy cô giáo, ông bà khi họ bí ý tưởng, thiếu đề tài để tương tác với trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng những bộ giáo cụ, đồ chơi bên ngoài để chơi với trẻ theo những ý tưởng này.
Beekids bắt đầu phát triển đội ngũ và sản phẩm công nghệ vào tháng 7/2020. Đến nay, Beekids đã ra mắt 2 phiên bản app phục vụ dạy và học tại 3 cơ sở toán tư duy.
Chỉ trong 2 tháng ra mắt, nền tảng này có 25.000 lượt tải ứng dụng, 92.000 người dùng và 1.000 giáo viên tham gia. Ứng dụng của startup nhận được hơn 90% đánh giá tích cực từ người dùng, 30% trong số đó sẵn sàng trả phí. Mục tiêu năm 2022 của Beekids là có 250.000 người dùng, trong đó 12% người dùng trả phí.
Startup công nghệ giáo dục thứ hai là thương hiệu đồ chơi Bunny Boo của nhà sáng lập Trần Thanh Thảo.
Bunny Boo là thương hiệu đồ chơi giáo dục theo phong cách Montessori dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Sản phẩm của Bunny Boo được nhà sáng lập giới thiệu là tiên phong tại Việt Nam.
Montessori giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, hướng tự giải quyết vấn đề. Lợi điểm bán hàng của Bunny Boo là chất lượng cao, chi phí thấp và sản phẩm độc đáo trên thị trường. Đồ chơi của Bunny Boo hướng đến trải nghiệm thực, giúp bé tương tác với gia đình và bạn bè, xa rời các thiết bị độc hại.
Theo nhà sáng lập Trần Thanh Thảo, tất cả sản phẩm đồ chơi đều do Bunny Boo tự R&D (nghiên cứu và phát triển) cũng như tự thiết kế, sản xuất tại Việt Nam.
Sau 3 tháng ra mắt, sản phẩm của Bunny Boo đã có mặt tại các cửa hàng mẹ và bé và các nhà sách với giá từ 259.000 đến 519.000 đồng. Doanh thu của Bunny Boo tăng trưởng liên tục 150% trong 3 tháng, với lợi nhuận dự kiến từ 25-30%.
Thanh Thảo đến với Shark Tank để kêu gọi số tiền đầu tư 1,5 tỷ cho 20% cổ phần. Nhà sáng lập cũng đưa ra cam kết giúp “cá mập” của chương trình chỉ mất 3 năm để thu hồi vốn.
Sau khi trao đổi qua lại với cả hai startup, các “cá mập” của chương trình Shark Tank đã tiến hành hội ý riêng. Cuối cùng, các shark lựa chọn Bunny Boo ở lại để tiếp tục vòng thương thảo.
Kết quả của màn đấu trí là Shark Hưng và Shark Liên đã cùng nhau rót vốn vào Bunny Boo với số tiền đầu tư 1,5 tỷ đổi lấy 36% cổ phần.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hai startup công nghệ giáo dục “song đấu” tại Shark TankTheo đó, dự án có chiều dài toàn tuyến là 9,46km gồm tuyến chính dài gần 2,4km, chiều rộng 16m và các nhánh rẽ có chiều dài hơn 7km, với chiều rộng 8m. Dự án do Công ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO làm chủ đầu tư.
Di chuyển đến TP.HCM chỉ mất 20 phút
Dự án có 3 nút giao được kết nối liên thông dạng hoa thị, các đoạn nhánh với cao tốc cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để kết nối vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, riêng hạng mục quan trọng của dự án đường 319 nối dài - cầu vượt 319 kết nối vào cao tốc đã được tiến hành hợp long.
Đường 319 được chia làm 4 đoạn đầu tư. Hiện nay, 3 đoạn gồm: Đoạn qua KCN Nhơn Trạch 1; Đoạn 1,2km từ ngã ba Bến Cam, xã Phước Thiền đến đoạn giao với đường nối vào cảng Phước An và đoạn cuối tuyến xuống cảng Phước An đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động.
![]() |
Các giai đoạn còn lại của dự án giao thông trọng điểm này đang được gấp rút hoàn thành |
Đường 319 là trục giao thông chạy xuyên qua các KCN của huyện Nhơn Trạch. Do đó, khi hoàn thành toàn tuyến sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến TP.HCM chỉ còn khoảng 20 phút, cũng như góp phần chia tải lưu lượng cho đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51 vốn đang bị quá tải.
Mặt khác, huyện Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác TPHCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu nên được quy hoạch thành đô thị loại II. Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Điều chỉnh quy hoạch đô thị mới Nhơn Trạch phù hợp với định hướng của quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai và quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ phạm vi hành chính huyện Nhơn Trạch, với tổng diện tích 41.078ha. Dự báo dân số đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2025 đạt khoảng 26 - 28 vạn người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60 - 65%; đến năm 2035 đạt khoảng 34 - 36 vạn người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 62 - 70%.
Tạo đà cho BĐS Nhơn Trạch phát triển
Không gian đô thị mới Nhơn Trạch được chia thành 8 khu vực, trong đó có 4 khu vực phát triển đô thị; 3 khu vực phát triển công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cần cảng; 1 khu vực bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn.
Trong đó, khu vực 1 là khu vực trung tâm, thuộc các xã Long Tân, Phú Thạnh, Phú Hội và Vĩnh Thanh. Tổng diện tích đất khoảng 2.509ha, bao gồm đất xây dựng đô thị khoảng 1.453ha; tổng dân số khoảng 96.800 người.
Đây là trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa huyện Nhơn Trạch giai đoạn ngắn hạn. Phát triển đô thị gắn với chức năng chính là nhà ở, thương mại dịch vụ, công viên cây xanh; ưu tiên xây dựng các khu nhà ở xã hội, các khu đô thị mới trên tuyến đường 25B, 25C, tạo không gian đô thị lõi, làm hạt nhân phát triển đô thị Nhơn Trạch.
![]() |
Các tuyến đường giao thông tạo đà cho thị trường bất động sản Nhơn Trạch phát triển |
Việc các tuyến đường này hoàn thành đã tạo đà cho các dự án BĐS tại huyện Nhơn Trạch phát triển mạnh mẽ, với hàng loạt dự án đất nền, dự án khu dân cư, nhà phố đang được triển khai xây dựng.
Đánh giá chung về huyện Nhơn Trạch, các chuyên gia BĐS cho rằng, giá nhà, đất nơi đây sẽ tiếp tục tăng khi cầu Cát Lái, sân bay Quốc tế Long Thành khởi công. Riêng khu Long Thọ, Hiệp Phước, Long Tân còn có thêm động lực từ các dự án đường Vành đai 3, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án kéo dài tuyến metro số 1 Suối Tiên - Đồng Nai, dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Ký lên 28m.
Ngoài ra, khi thông xe và đưa vào sử dụng, đường 319 sẽ tạo nên trục giao thông kết nối 2 tuyến cao tốc trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành. Đây sẽ là một trong những mũi đột phá trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhơn Trạch nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
Lê Hương
" alt=""/>Đường 319