Sandbox mở ra cơ hội cho các dịch vụ mới,ởđườngđểápdụngSandboxchocácdịchvụmớlịch thi đấu al nassr ngành nghề mới
Cơ chế Sandbox là khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Đây được xem là môi trường để các công ty công nghệ triển khai thử nghiệm có giới hạn việc ứng dụng công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Sau đó, cơ quan quản lý sẽ xem để từ chối hoặc chấp nhận, thừa nhận cũng như có quy định pháp lý chính thức.
Việc dùng luật để xác lập các quy tắc pháp lý xử lý các vấn đề mới phát sinh từ việc ứng dụng các công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0 là một thách thức. Những ứng dụng này có thể đưa tới những tác động lan tỏa nhanh và mạnh mà hệ thống quản lý hiện hành có thể không theo kịp. Hiện có nhiều lĩnh vực kinh doanh truyền thống phải đưa công nghệ vào để thay đổi phương thức kinh doanh hiệu quả hơn. Nếu áp dụng quản lý thông thường với những mô hình này thì không quản lý được bởi chính sách thường chậm hơn thực tiễn. Bởi vậy Sandbox là cách lập pháp, lập quy khôn ngoan.
“Chúng ta không thể đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chính sách cho tương lai vì thực sự đây là vấn đề khó. Thế nhưng, nhiều nước đưa ra chính sách Sandbox để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển những mô hình mới, nhưng giới hạn khu vực triển khai. Đây chính là doanh nghiệp được triển khai cái gì mà nhà nước không cấm. Sandbox (khung chính sách riêng) là chính sách đúng theo tư tưởng doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm. Để xây dựng chính phủ kiến tạo cần phải bỏ tư tưởng cái gì nhà nước cho làm mới được làm”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC bình luận.
Mobile Money: Phép thử của Sandbox
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) trong vòng 2 năm. Đây là dịch vụ thuộc nhóm đầu tiên mà Chính phủ áp dụng cơ chế Sandbox với sự kết hợp quản lý của nhiều bộ ngành.
Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (Ảnh minh họa) |
Cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Các doanh nghiệp chỉ được cung ứng các dịch vụ Mobile Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện hành để phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân. Dịch vụ Mobile Money chỉ áp dụng với các giao dịch nội địa. Hạn mức giao dịch tối đa 10 triệu đồng/tháng.