Hà Anh (ở giữa) là một trong số người mẫu chuyển giới "đắt show" tại "Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu - Đông 2024" (Ảnh: Thành Đông).
Từng bỏ nhà sau khi thừa nhận giới tính thật
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Hà Anh cho biết: "Ngay từ nhỏ, tôi đã nhận thấy khác biệt của mình qua tính cách nhẹ nhàng và niềm đam mê cái đẹp. Đến những năm trung học, tôi bắt đầu hiểu rõ bản thân và tìm hiểu nhiều hơn về cộng đồng LGBT".
Thời đi học, Hà Anh phải chịu đựng sự kỳ thị, trêu chọc. Những ánh mắt và lời nói ác ý từ mọi người xung quanh từng khiến hot girl chuyển giới rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ.
Hà Anh thừa nhận, bản thân khi đó chưa có đủ hiểu biết để đối diện với những lời miệt thị, chỉ có thể im lặng chịu đựng. Tiết lộ về câu chuyện "come out" (công khai giới tính), cô cho biết, gia đình đã phản đối mạnh mẽ khi biết cô thuộc cộng đồng LGBT.
Hà Anh thời điểm chưa chuyển giới (Ảnh: NVCC).
"Lúc đầu, gia đình không ủng hộ và muốn tôi thay đổi để giống với một đứa con trai bình thường. Thậm chí, bố mẹ còn bắt tôi xóa mọi thứ liên quan đến LGBT trên mạng xã hội, báo chí...
Trước sức ép lớn từ phía gia đình, tôi đã bỏ đi và không trở về nhà trong hơn một năm để tìm kiếm tự do, không gian cho bản thân. Tôi rất buồn nhưng không thể làm gì khác", Hà Anh bộc bạch.
Nhằm thuyết phục gia đình ủng hộ con người thật của mình, Hà Anh thường lén lút mang các tài liệu về LGBT về nhà và cố tình bỏ lại trước khi rời đi để bố mẹ đọc được cũng như hiểu hơn về chuyển giới và cộng đồng này.
Bước ngoặt lớn của cô nàng quê Bắc Giang bắt đầu từ năm nhất đại học, khi cô quyết định thay đổi ngoại hình để sống thật với bản thân. Hà Anh đã nhận về nhiều lời lẽ kỳ thị từ những người xung quanh và hàng xóm khi quyết định ăn mặc, nuôi tóc dài giống con gái thực thụ.
Để tích lũy kinh phí cho quá trình chuyển giới, Hà Anh phải tự chủ tài chính bằng cách làm nhiều công việc khác nhau, từ phục vụ bàn, ca hát đến MC và biên tập viên truyền hình cáp.
Do gặp phải khó khăn về tài chính, Hà Anh từng phải uống thuốc tránh thai để cải thiện nội tiết tố, thay cho việc tiêm hormone giống nhiều bạn bè trong cộng đồng LGBT.
Cô đã thực hiện ca phẫu thuật cơ quan sinh dục để trở thành người phụ nữ hoàn thiện vào năm 2023. Quyết định chuyển đổi ngoại hình giúp cô hoàn thiện bản thân và tạo động lực lớn để theo đuổi đam mê thời trang, nghệ thuật.
Nhiều lần "mất việc" vì là người chuyển giới
Trở thành người mẫu chuyên nghiệp, Hà Anh phải đối mặt với những định kiến và sự chọn lọc khắt khe trong ngành thời trang. Thậm chí, cô còn từng bị từ chối rất nhiều lần trong công việc vì bản thân là người chuyển giới.
Hà Anh chia sẻ: "Trong ngành thời trang, việc lựa chọn người mẫu luôn phụ thuộc vào tiêu chí của nhà thiết kế và ban tổ chức từng chương trình. Đôi khi, tôi cùng các bạn mẫu chuyển giới không được nằm trong danh sách tuyển chọn với lý do chưa phù hợp với tinh thần của bộ sưu tập.
Cũng có một số tin đồn về việc các chương trình và nhà thiết kế sẽ không tiếp tục tuyển chọn những bạn chuyển giới như tôi sải bước trong show thời trang của họ nữa".
Xuất thân là người chuyển giới, Hà Anh từng bị từ chối nhiều lần trong công việc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Với sự kiên trì và nỗ lực, cô nàng sinh năm 1997 đã ghi dấu ấn tại nhiều chương trình giải trí lớn. Hà Anh cảm thấy may mắn khi được trình diễn tại không ít sàn diễn và trau dồi thêm kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực thời trang.
Tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu - Đông 2024vừa qua, cô tham gia cả 4 ngày và sải bước trên sàn diễn của 5 nhà thiết kế nổi tiếng, trong đó có nhà thiết kế Cao Minh Tiến, Adrian Anh Tuấn…
"Quá trình casting (tuyển chọn) thường diễn ra rất áp lực khi ban tổ chức và các nhà thiết kế thực hiện quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt, nhằm tìm kiếm những gương mặt vóc dáng phù hợp với tinh thần của bộ sưu tập.
Đối với tôi và những bạn mẫu chuyển giới có mơ ước được sải bước trên sàn diễn lớn, sân khấu chuyên nghiệp như Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu - Đông 2024 chính là lời khẳng định năng lực của bản thân để được tuyển chọn vào show diễn", Hà Anh kể lại.
Trong các show diễn, cô nàng Bắc Giang đặc biệt ấn tượng với sự chuyên nghiệp và tinh thần nhiệt huyết của đội ngũ hậu trường. Dù thường xuyên phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị trang phục và trang điểm, mọi người vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như tuân thủ đúng quy trình nghiêm ngặt.
Theo Hà Anh, xã hội hiện nay dần cởi mở hơn nhiều với LGBT. Các lĩnh vực hiện nay đều có người trong cộng đồng này xuất hiện và khẳng định năng lực của mình. Chính nhờ nỗ lực, những đóng góp thiết thực ấy đã giúp thay đổi nhận thức, tạo dựng sự yêu quý và hiểu biết sâu sắc hơn từ mọi người.
" alt=""/>Người mẫu chuyển giới xinh đẹp, "đắt show" tại Tuần lễ Thời trang Việt Nam![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thuý Nga |
Phóng viên: Với những hành lang pháp lý mới thiết lập này, trong trường đại học ai sẽ là người có quyền cao nhất?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Luật và Nghị định này chú trọng đến vai trò của Hội đồng trường (HĐT). Khác với trước, HĐT bây giờ là phải thực quyền.
Do vậy, không chỉ có Bộ GD-ĐT, mà chính cơ quan chủ quản các đơn vị này phải thay đổi nhận thức. Các nhà trường, hiệu trưởng bây giờ phải nhìn nhận khác đi.
Chủ tịch HĐT và HĐT có vai trò quyết định các quyết sách lớn chứ không phải là nơi thông qua cho hiệu trưởng. Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng trong nhận thức, cần phải quyết tâm để thực hiện thiết chế này.
Khi lựa chọn thành viên và cơ cấu của HĐT, ngoài thành phần đương nhiên thì thành phần mở rộng hết sức quan trọng. Chủ tịch HĐT phải thực sự có đủ năng lực, đủ trách nhiệm. Trước kia vị trí này có thể kiêm nhiệm, nhưng bây giờ là chuyên trách.
Theo tinh thần của Nghị quyết 19 TƯ, Chủ tịch, Bí thư đảng ủy sẽ kiêm Chủ tịch HĐT. Như vậy, người cao nhất trong các trường công lập là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐT.
Thiết chế này đã có sự chỉ đạo của Đảng. Đây là một điểm nhấn. Trước kia thì thường là hiệu trưởng kiêm chủ tịch.
Clip: Kim Hiền - Đức Yên
Để có thực quyền, phải xây dựng được quy chế tổ chức hoạt động của HĐT cho chất lượng; tiếp theo là nâng cao năng lực quản trị cho HĐT.
Đây là thách thức rất lớn. Các nhà trường, các hiệu trưởng có dám bước qua, khi quyền quyết định những vấn đề lớn của nhà trường không phải là hiệu trưởng hay ban giám hiệu nữa hay không.
Phóng viên: Với những hành lang pháp lý mới này, tinh thần tự chủ đại học được “mở” đến mức độ nào thưa ông?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi đã từng phát biểu "Tự chủ không phải chỉ với cơ sở giáo dục đại học mà phải ngấm đến từng bộ phận, từng giảng viên”.
Phải tự chủ sâu đến từng đơn vị trong khoa, đến từng viên chức, nhất là các giáo sư. Các nhà khoa học phải được tự chủ cao. Tự chủ không thể dừng lại ở một vài lãnh đạo bên trên, còn ở dưới không được tự chủ.
Theo quan sát cũng như thực tế chúng tôi đang rà soát và chỉ đạo, ở đâu có dân chủ, công khai, minh bạch thì ở đấy sẽ rất tốt. Mọi thứ đều được tập thể bàn luận và công khai, kể cả những bất cập hạn chế, đặc biệt là sai phạm.
Chỉ khi nhìn thẳng vào hạn chế, những bất cập, sai phạm, đau cũng phải cắt thì mới có thể có một cơ sở đại học lành mạnh.
Phóng viên: Luật cũng như Nghị định đã mở quyền tự chủ cao cho các trường. Tuy nhiên, làm thế nào để đơn vị quản lý giám sát chất lượng của các trường trong điều kiện tự chủ, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định 99 quy định chi tiết, hướng dẫn luật này đều mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học rất cao nhưng phải rất gắn trách nhiệm với giải trình. Trách nhiệm giải trình ở đây, trước hết là phải thực hiện các Chuẩn, như chuẩn giáo viên, các quy định về chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo (chuẩn chương trình). Trong chuẩn chương trình có chuẩn đầu ra tối thiểu, đạt ở mức cao và phải đạt kiểm định ở mức cụ tể và các điều kiện đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo. Các chuẩn này phải được công khai minh bạch qua các cơ sở dữ liệu. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để các trường đại học, các đại học phải tuân thủ.
Thứ hai, Bộ GD-ĐT đang tăng cường kiểm định và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chuẩn chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng, để công khai cho xã hội. Đặc biệt, phụ huynh và học sinh được biết trường nào chất lượng thật, năng lực đến đâu và trường nào chất lượng không đảm bảo. trên cơ sở đó mọi người sẽ lựa chọn chính xác.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học phải xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng, công khai để giám sát. Ví dụ về văn bằng, tới đây, sinh viên theo học các dạng khác nhau, các trường phải công khai cơ sở dữ liệu. Chúng tôi đang hướng dẫn các trường đại học xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và chuẩn kết nối, tăng cường minh bạch. Điều này thể hiện rõ trách nhiệm giải trình cao.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT cũng đang ra soát, xây dựng tất cả các văn bản, đặc biệt 4 quy chế đào tạo theo tinh thần của Luật 34 như: Quy chế tuyển sinh, tinh thần tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; Quy chế quản lý đại học; Quy chế thạc sĩ; Quy chế tiến sĩ.
4 quy chế đào tạo này sẽ được rà soát, tích hợp những điều hợp lý, mạnh dạn bãi bỏ những quy định có tính hành chính để tạo ra hệ thống hành lang pháp lý mạch lạc, bớt những quy định hành chính.
![]() |
Thực hiện tự chủ đúng kế hoạch đề ra nhưng phải bền vững, chắc chắn, hạn chế tối đa xáo trộn, đổ vỡ. “Tôi tin, năm 2020 là năm bản lề chúng ta thực hiện Luật 34, Nghị định 99, để giai đoạn 2021-2025 giáo dục đại học của chúng ta có những đột phá” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
|
Nhóm phóng viên giáo dục (Ghi)
" alt=""/>“Hội đồng trường không phải nơi thông qua cho hiệu trưởng”
Thấy Lưu buồn, Điền (Tô Dũng) can ngăn: "Anh cứ ngồi uống rượu suốt như này, sức đâu mà làm việc? Anh có sức nhưng người ta nhìn anh ngất ngưởng, ai thuê anh làm nữa?".
Lưu đáp: "Không thuê thì thôi, tao nghỉ việc. Tao làm ở đây từ khi thằng Thạch chưa ra đời. Quá nửa đời người rồi tao chưa có gì trong tay. Con trai xấu hổ vì tao cũng đúng thôi".
Thấy vậy, Điền khuyên: "Anh đừng trách cháu em làm gì. Ai cũng có sĩ diện. Nó giận quá mất khôn thôi".
![]() | ![]() |
Ở một diễn biến khác, Thạch cảnh cáo bạn cùng phòng không bày trò sau lưng mình. "Tao biết mày làm gì sau lưng tao. Mày có thể rảnh để giở trò chứ tao thì không. Tốt nhất mày đừng động vào tao", Thạch nói.
Bạn học tiếp tục chế giễu Thạch: "Mày định cậy ông bố cửu vạn một ngày vác mấy tấn hoa quả à? Gọi bố mày đến đây cho mọi người ngắm dung nhan. Tao sẽ trả 5 ngày công cửu vạn cho 5 giây thôi".
![]() | ![]() |
Cũng trong tập này, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện, lẻn vào phòng trọ của Luyến (Thanh Hương) khiến cô hốt hoảng chạy đi kêu cứu. Thấy vậy, Lưu chạy tới giúp.
Liệu Lưu có tha thứ và hiểu cho suy nghĩ của con trai? Diễn biến chi tiết tập 14 phim Cuộc đời vẫn đẹp saosẽ lên sóng tối nay, 2/5 trên VTV3.