搜索

Tính ưu việt của tên lửa AASM Pháp sử dụng trong cuộc chiến Libya năm 2011

发表于 2025-01-24 14:51:28 来源:NEWS

Trong cuộc chiến Libya năm 2011,ínhưuviệtcủatênlửaAASMPhápsửdụngtrongcuộcchiếnLibyanăthể thao ngoại hạng anh các máy bay Rafale của Pháp đã phóng tổng cộng 225 quả tên lửa AASM, phá hủy rất nhiều phương tiện chiến đấu và trận địa phòng không Lybia. AASM (Advance Air-Surface Missile/Tên lửa không đối đất tiên tiến) là loại tên lửa điều khiển phóng từ ngoài khu vực phòng ngự tầm gần, thay thế loại tên lửa chiến thuật không đối đất AS-30 trước đây.

Mô-đun hoá cao độ

AASM còn được gọi là “vũ khí mô-đun hoá không đối đất”, do được thiết kế với nhiều loại đầu dẫn như laser, hồng ngoại, điều khiển quán tính (INS), điều khiển kết hợp GPS/INS. 

Tên lửa AASM của Pháp. Ảnh: safran-group.com

Những đầu dẫn này cùng với động cơ động lực không khí được lắp ở phần đầu của AASM, để điều chỉnh hướng bay cho tên lửa. Nối liền với tổ hợp điều khiển là các đầu chiến đấu 250kg, 1.000kg, nằm ở phần giữa của AASM. Phần cuối là kết cấu liệng động lực và truyền dẫn dữ liệu, trong đó có động cơ phản lực trợ đẩy thể rắn. 

Cả 3 bộ phận này và những thiết bị với các công năng khác nhau trong tên lửa đều có thể tháo lắp và thay đổi được, giúp nhân viên kỹ thuật căn cứ vào nhiệm vụ và mục đích chiến đấu mà lắp mô-đun cần thiết, qua đó nâng cao tính linh hoạt trong sử dụng tên lửa.

Điều khiển đa dạng

Tên lửa AASM áp dụng nhiều phương thức điều khiển có thể thay thế lẫn nhau, nhằm nâng cao độ tin cậy của quả đạn. 

Hệ thống điều khiển bay trước hết sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính giá thành rẻ để kiểm tra sai số quỹ đạo bay, qua đó hiệu chỉnh đường bay, khiến tên lửa tiếp cận quỹ đạo bay đã xác định. Trường hợp sai số quỹ đạo bay tăng lên thì sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS để hiệu chỉnh. 

Nếu do các nguyên nhân khác (như nhiễu điện từ...) làm cho tên lửa không thu được tín hiệu vệ tinh trong quá trình ném rải, sẽ sử dụng phương thức quán tính dẫn hướng tới mục tiêu. Đối với các mục tiêu di động như tàu thuyền cỡ nhỏ, tên lửa sẽ được dẫn đường bằng thiết bị bắt bám ảnh hồng ngoại (IIR). 

Tuy nhiên, điều khiển GPS/INS dù thực hiện được trong mọi điều kiện thời tiết với độ chính xác 10/30m, nhưng dễ bị gây nhiễu vô tuyến điện; dẫn bằng hồng ngoại có độ chính xác 1m, nhưng có thể bị nhiễu bởi mây mù. 

Tầm bắn ngoài khu vực phòng ngự của đối phương

Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến Nam Tư năm 1999, các loại vũ khí phòng không được nghiên cứu phát triển, cải tiến theo hướng tăng cự ly phòng ngự, từ đây đòi hỏi cự ly ném rải của vũ khí không đối đất cũng phải lớn hơn để tránh được hoả lực phòng không mặt đất. 

Đối với tên lửa AASM của Pháp, do sử dụng thiết bị trợ đẩy phản lực nên tầm bắn lớn nhất của nó có thể đạt 60km. Đặc biệt, do AASM là loại đạn bay có động lực, nên thích hợp cho ném rải ở tầm thấp. 

Về khía cạnh này, AASM được xem là ưu việt hơn cả loại bom đạn điều khiển JDAM và các loại bom GBU của Mỹ (cự ly phóng lớn nhất của JDAM chỉ là 24km). Phương thức lượn có trợ đẩy cũng khiến AASM có tầm bắn xa hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của Mỹ như Bullpup (12km), Maverick (25km).

Tính cơ động linh hoạt

Tên lửa AASM có góc phóng lớn hơn rất nhiều so với bom đạn điều khiển, sau khi phóng có thể dùng cánh liệng để chuyển hướng và bay theo tọa độ GPS. 

Điều này khiến máy bay mang tên lửa không nhất thiết phải đối mặt với mục tiêu mà trước khi phóng chuyển hướng, thoát ly khỏi khu vực phòng không. Hoặc là khi tiến vào khu vực mục tiêu ở tầm thấp sẽ đồng thời phóng nhiều tên lửa, những tên lửa này có thể tự chuyển hướng xâm nhập vào mục tiêu ở các tọa độ khác nhau. 

Ngoài ra, nhờ được lập trình, tên lửa sẽ lao thẳng đứng ở tốc độ cao vào mục tiêu nên có hiệu quả phá huỷ cao nhất. 

Độ an toàn cao

Với nhiều loại tên lửa, phi công phải hướng ống kính của máy ảnh hồng ngoại vào thẳng mục tiêu để “khoá trước khi phóng”. Còn với tên lửa AASM, phi công ngắm mục tiêu trước khi phóng; sau khi phóng, hình ảnh hồng ngoại sẽ giúp tên lửa tự động sục sạo mục tiêu, gọi là “khoá sau khi phóng”. 

Cách “khóa” này giúp AASM có thể được dẫn đường GPS đến khu vực mục tiêu rồi bắt đầu sục sạo hồng ngoại, tránh được việc do cự ly công tác của thiết bị hồng ngoại ngắn mà hạn chế cự ly phóng của tên lửa, từ đó máy bay luôn ở cự ly an toàn. 

Lượng đạn mang theo lớn

Với trọng lượng và kích thước không lớn, đạn tên lửa AASM có thể treo trên 2 giá (2 quả và 3 quả), cả thẩy 4-6 quả, có thể đồng thời tấn công các mục tiêu khác nhau. Điều này giúp giảm thiểu thời gian máy bay lưu lại trên khu vực mục tiêu, giảm số lần xuất kích tấn công, hiệu quả tấn công mục tiêu được nâng cao.

Nguyên Phong

Ưu điểm đặc biệt và những lần xuất trận toàn thắng của tên lửa NinjaThủ lĩnh của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qeada Ayman al-Zawahiri là mục tiêu mới nhất của tên lửa Hellfire Ninja R9X của quân đội Mỹ.
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Tính ưu việt của tên lửa AASM Pháp sử dụng trong cuộc chiến Libya năm 2011,NEWS   sitemap

回顶部