Điều bất ngờ là tiếng Việt xếp thứ 3 về số lượng người học tại Việt Nam, cho thấy số lượng người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt trong nước là khá lớn. Chủ yếu người dùng chọn học tiếng Việt bằng ngôn ngữ Anh.
Tuy vậy, có chút khác biệt về độ tuổi ở ngôn ngữ được học phổ biến thứ 3 tại Việt Nam. Cụ thể, nếu xét ở độ tuổi 13-29, tiếng Hàn Quốc được học nhiều chỉ sau tiếng Anh và tiếng Trung. Cho thấy xu hướng giới trẻ thích học tiếng Hàn trong bối cảnh văn hoá Hàn Quốc phổ biến rộng rãi.
Trong nhóm người dùng từ 30 tuổi trở lên, mức độ học tiếng Việt phổ biến thứ 3.
Ngoài ra, tiếng Ukraine bắt đầu được chú ý tại Việt Nam khi mức tăng trưởng lên đến 653% so với năm ngoái, mức tăng mạnh nhất trong tất cả ngôn ngữ. Trên thế giới, độ phổ biến của tiếng Ukraine từ 38 nhảy lên 30.
Báo cáo cho hay người Việt dành khoảng 15 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ qua ứng dụng Duolingo. Thời gian học chủ yếu vào buổi tối, từ 9-10 giờ tối và giờ trưa (11-12 giờ trưa).
Lý do lớn nhất của người học trên Duolingo tại Việt Nam là để rèn luyện trí não. Con số này cao hơn nhiều so với những ghi nhận ở bất kỳ thị trường lớn nào khác của Duolingo, và Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với chỉ 17%.
Phục vụ việc học tập ở trường (24%) là lý do phổ biến thứ hai khiến người Việt Nam học ngôn ngữ.
Người dùng tại Việt Nam thể hiện sự yêu thích đa dạng về ngôn ngữ - đây là quốc gia duy nhất trong số 10 thị trường lớn nhất của Duolingo mà mỗi ngôn ngữ trong 5 ngôn ngữ hàng đầu đến từ một ngữ hệ khác nhau.
Khóa học phổ biến nhất ở Việt Nam là tiếng Anh sang tiếng Việt, một điều hiếm thấy trên thế giới. Điều này phản ánh đã có một lượng lớn khách du lịch và người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, đặc biệt kể từ khi sự hạn chế đi lại được nới lỏng vào đầu năm 2022.
Trên thực tế, cho đến nay, Việt Nam có số người học tiếng Việt nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đứng sau là Mỹ và Úc.
" alt=""/>Người Việt dành bao nhiêu thời gian học ngoại ngữ trên ứng dụng?Viettel đã thử nghiệm eSIM trong nội bộ và sắp tới sẽ cung cấp cho khách hàng.
SIM điện tử (Embedded SIM - eSIM) được cho là giải pháp thay thế cho SIM vật lý truyền thống hiện nay. eSIM được tích hợp vào phần cứng của máy, người dùng chỉ cần kích hoạt eSIM bằng thao tác đơn giản ngay trên thiết bị. eSIM được hàn trực tiếp vào bo mạch chủ của thiết bị và có chức năng như một chiếc SIM di động thông thường. Trước đó, Apple Watch Series 3 là thiết bị đầu tiên của Táo Khuyết trang bị eSIM. Tuy nhiên, thế hệ iPhone 2018 đã giúp phổ cập eSIM ra thị trường rộng rãi hơn.
Tại Việt Nam, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã thử nghiệm eSIM để chuẩn bị thương mại hóa SIM này.
Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, Viettel đã thử nghiệm eSIM trong nội bộ và sắp tới sẽ cung cấp cho khách hàng. Hiện cũng có một vài doanh nghiệp lớn đặt vấn đề với Viettel để cung cấp eSIM gắn trên các sản phẩm thiết bị của họ.
“Xu hướng sắp tới là các thiết bị IoT sẽ phải dùng tới eSIM vì SIM này không bị ảnh hưởng bởi tác động vật lý. Như vậy, khi eSIM được nhà mạng kích hoạt và nạp tiền cho tài khoản là sử dụng chứ không phải tháo lắp như SIM vật lý nên rất thuận tiện. Ví dụ eSIM có thể lắp vào chiếc xe điện để giám sát hành trình, chống trộm hiệu quả và kết nối các ứng dụng thông minh. Tuy nhiên, về mặt pháp lý để chính thức thương mại hóa cho khách hàng cần có chính sách từ cơ quan quản lý là Bộ TT&TT. Ví dụ như chính sách có cho phép sử dụng eSIM hay không, chính sách quản lý thế nào. Vì vậy, nhà mạng sẽ phải làm việc với Bộ TT&TT để hoàn thiện chính sách này”, ông Tào Đức Thắng nói.
" alt=""/>Viettel: “eSIM là xu hướng thị trường, nhưng phải chờ chính sách của Bộ TT&TT”