Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm nhà máy sản xuất của Công ty Nanogen. Ảnh Nguyễn Hưng |
Mới đây, ngày 26/6/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen. Người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu các bộ liên quan và Nanogen báo cáo cụ thể, làm rõ các vấn đề về công nghệ, nguyên liệu, năng lực sản xuất, hiệu quả so sánh với các loại vắc xin khác, cùng giá thành sản phẩm vắc xin Nanocovax đang được thử nghiệm.
Thủ tướng thông tin, tình hình vắc xin Covid-19 đang gặp nhiều khó khăn. Hiện Việt Nam đang tập trung vào 3 kế hoạch cho chiến lược vắc xin gồm đẩy nhanh việc mua vắc xin, chuyển giao công nghệ và quan trọng nhất là sản xuất vắc xin trong nước.
Sau khi chứng kiến nơi sản xuất, tiến độ và năng lực sản xuất tại nhà máy của Công ty Nanogen, Thủ tướng nhấn mạnh: Cần có kế hoạch, lộ trình làm việc với WHO để có thể đáp ứng nhu cầu vắc xin, có được vắc xin với tinh thần nhanh nhất, thần tốc nhất có thể.
Báo cáo trước Thủ tướng, ông Hồ Nhân - Tổng Giám đốc Công ty Nanogen nói, Nanogen hiện có 4 nhà máy sản xuất vắc xin và với năng lực hiện tại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vắc xin phòng Covid-19 trong nước. Trong 10 ngày tới, Công ty sẽ hoàn thành tiêm cho 13.000 người tình nguyện của giai đoạn 3 (3a và 3b). Trong tháng 7/2021 sẽ chuyển sang giai đoạn 3c với 1 triệu người tại cả hai miền Nam và Bắc. Đặc biệt, thông tin về vắc xin Nanocovax của Nanogen đã được đăng tải trong Hệ thống dữ liệu về các vắc xin Covid-19 của WHO.
Ông Hồ Nhân cũng thông tin thêm, hiện có vài chục nước, trong đó có cả Ấn Độ, đã ký biên bản ghi nhớ đề nghị Nanogen hợp tác phân phối vắc xin sau khi hoàn tất thử nghiệm.
Công ty Nanogen khẳng định, tiêu chuẩn khi sản xuất vắc xin Covid-19 Nanocovax là phải đặt yếu tố an toàn, hiểu quả lên hàng đầu. Ảnh Nguyễn Hưng |
Đại diện Nanogen khẳng định, tiêu chuẩn khi sản xuất vắc xin của công ty là phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Không chỉ an toàn mà phải đảm bảo tính sinh miễn dịch và có hiệu lực bảo vệ thực sự.
Cũng theo đại diện Nanogen, vắc xin Nanocovax đã chứng minh được những thành công bước đầu, dựa trên các báo cáo giữa kỳ của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá tốt và đã thông qua đề cương nghiên cứu, triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên quy mô 13.000 người.
Dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, Nanogen cho rằng, khả năng sinh miễn dịch của vắc xin Nanocovax đạt 99,4%. Vắc xin này có giá dự kiến khoảng 120.000 đồng mỗi liều. Công ty đề nghị Bộ Y tế bám sát, cử đội đặc nhiệm để hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan.
Kết thúc cuộc họp, Thủ tướng đánh giá cao Công ty Nanogen đã chủ động, mạnh dạn, đầu tư nghiêm túc, bài bản cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19, đi thẳng vào vấn đề mà đất nước, nhân dân đang cần.
Thủ tướng nhấn mạnh Nanogen cần đẩy nhanh các quy trình thử nghiệm nhưng phải tuân thủ các quy trình, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ảnh Nguyễn Hưng |
Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải đẩy nhanh các quy trình thử nghiệm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, sản xuất phải tuân thủ các quy trình, quy định chặt chẽ, bảo đảm an toàn, có hiệu quả trong ngăn chặn dịch bệnh với chi phí cạnh tranh, chấp nhận được để người dân ủng hộ. Mục đích là bảo vệ sức khỏe người dân. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tháo gỡ các quy trình thủ tục hành chính ngăn trở quá trình thử nghiệm sản xuất vắc xin, hỗ trợ doanh nghiệp, và cùng với Nanogan giải quyết nhanh nhất các vấn đề cấp bách về vắc xin hiện nay.
Theo đề nghị của Nanogen, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập tổ hành động (task force) hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin do Bộ trưởng hoặc Phó Thủ tướng phụ trách để thúc đẩy vắc xin trong nước nhanh nhất, sớm nhất có thể, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, công nghệ sản xuất vắc xin của Nanogen đang làm cơ bản tốt. Hiện thế giới có khoảng 130 vắc xin làm theo công nghệ này và cũng đang thử nghiệm lâm sàng qua các giai đoạn 1, 2, 3 với những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bộ Y tế cũng đã bỏ nhiều thủ tục hành chính để đi vào các vấn đề chuyên môn trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 2 và 3. Quan điểm của Bộ là tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy quá trình thử nghiệm nhưng phải đảm bảo an toàn cho sinh mạng của con người. Dự kiến, vài ngày tới, đoàn chuyên gia của WHO đến Việt Nam cùng kiểm tra theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Nguyễn Hưng
" alt=""/>Vắc xin Nanocovax: Coi trọng hàng đầu sự an toàn, tính hiệu quảMeta, công ty mẹ Facebook, quyết tâm nâng cấp cuộc chiến với TikTok khi triển khai định dạng video ngắn Reels cho tất cả người dùng Facebook trên toàn cầu. TikTok là một trong những thách thức lớn nhất Meta gặp phải hiện nay. Ứng dụng đến từ Trung Quốc được tải nhiều nhất năm 2021, vượt mặt Instagram về độ phổ biến đối với người dùng trẻ.
Meta cũng bị ảnh hưởng từ thay đổi quyền riêng tư của Apple năm ngoái. Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021, công ty dự đoán có thể thiệt hại 10 tỷ USD năm nay vì điều này. Cùng với đó, vốn hóa của mạng xã hội cũng mất hơn 300 tỷ USD do nhà đầu tư lo ngại động lực tăng trưởng suy yếu.
Trong cuộc điện đàm với các nhà đầu tư, CEO Mark Zuckerberg cho biết Reels là định dạng nội dung phát triển nhanh nhất của Meta đến thời điểm hiện tại, ngay cả khi ông thừa nhận TikTok là đối thủ đáng gờm. Ông cũng lưu ý, khi người dùng dành nhiều thời gian hơn cho Reels, họ sẽ sử dụng Feed và Stories – hai nội dung mang về doanh thu quảng cáo tốt hơn – ít đi.
Với thông báo ngày 22/2, Meta đang thực hiện những biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề nói trên. Reels sẽ tiếp cận người dùng tại hơn 150 quốc gia. Trong khi đó, Meta bắt đầu thử nghiệm quảng cáo mới, chạy bên cạnh Reels cho tất cả tác giả tại Mỹ, Canada và Mexico cũng như nhiều nước khác trong “vài tuần tới”. Ngoài ra, cũng có thêm một số tính năng kiếm tiền và sáng tạo video mới. Ông Zuckerberg muốn “Reels là nơi tốt nhất để tác giả kết nối với cộng đồng và kiếm sống”.
Theo Meta, video chiếm hơn một nửa thời gian người dùng dành cho Facebook và Instagram. Meta ra mắt Reels vào tháng 8/2020 cho người dùng Instagram tại Mỹ nhằm đáp trả TikTok. Sau đó, Reels được mở rộng ra cho người dùng Facebook Mỹ vào tháng 9/2021. Trước ngày 22/2, Facebook Reels đã có mặt tại Canada, Mexico, Ấn Độ, còn Instagram Reels xuất hiện tại hầu hết các nước.
Trong báo cáo gửi nhà đầu tư, nhà phân tích Michael Nathanson so sánh nỗ lực với Reels của Meta giống với bước chuyển sang định dạng Stories năm 2018. Hình thức nội dung trong đó ảnh hoặc video biến mất sau 24 giờ vốn do Snap tiên phong. Ông tin rằng Facebook sẽ thành công trong việc kiếm tiền như Reels, như đã làm với Stories.
Du Lam (Theo WSJ)
Khó khăn chồng chất khó khăn tại Facebook, bất chấp công ty đã đổi tên thành Meta và theo đuổi "vũ trụ ảo" của tương lai.
" alt=""/>Cuộc chiến Facebook – TikTok leo thang trên toàn cầu