Ở thời điểm hiện tại, trào lưu “move to earn” đã trở thành một hiện tượng khuấy đảo thế giới Blockchain. Theo thống kê của Coinmarketcap, dù mới chỉ có hơn 10 dự án “move to earn” đang hoạt động, các ứng dụng này đã có tổng giá trị vốn hóa lên tới 2,3 tỷ USD, với tổng giá trị giao dịch trong 24h qua là hơn 2,5 tỷ USD.
Dẫn đầu cho trào lưu “move to earn” là StepN - ứng dụng do công ty Satoshi Lab phát triển. Ngay tại Việt Nam, cũng bắt đầu xuất hiện những startup phát triển các ứng dụng “move to earn” sẵn sàng cạnh tranh giành giật thị trường với các đối thủ ngoại.
Mới đây, VietNamNet đã có dịp gặp gỡ anh Nguyễn Nhật Khánh - CEO RUN Together để cùng trao đổi về xu hướng “move to earn” và cơ hội của các startup Việt trong trào lưu công nghệ mới này.
RUN Together hiện là một trong số ít các startup của người Việt làm về lĩnh vực “move to earn”. Dự án này cũng đã gây ấn tượng mạnh dù chỉ vừa mới ra mắt thị trường quốc tế.
PV: Nhiều người vẫn chưa biết về RUN Together, đầu tiên, anh có thể chia sẻ một vài thông tin cơ bản về RUN Together được không?
Nguyễn Nhật Khánh:RUN Together là dự án “move to earn” được xây dựng trên nền tảng Binance Smart Chain. Khi cài đặt RUN Together, thông qua tín hiệu GPS, kết hợp cùng dữ liệu cảm biến đo lường số bước chân và dữ liệu từ app theo dõi sức khỏe, ứng dụng sẽ ghi nhận kết quả và trả về điểm số là lượng token thưởng tương ứng.
Studio của mình hiện có hơn 150 thành viên. Họ đều là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain cũng như phát triển ứng dụng. Các thành viên cốt cán có thể kể tới là anh Chung Lê - Giám đốc Sản phẩm với nhiều năm kinh nghiệm lập trình ứng dụng và anh Lê Khải - Giám đốc Marketing, người đứng sau sự phát triển của AFGG - một cộng đồng GameFi rất lớn.
PV: Tính đến thời điểm hiện tại, RUN Together đã đạt được những kết quả gì?
Nguyễn Nhật Khánh: Sau đợt IDO (phân phối token lần đầu), lượng người dùng và theo dõi dự án đã tăng hơn 400% so với trước đó. Coinmarketcap cũng đã ghi nhận khối lượng giao dịch khổng lồ (lên tới 200 triệu USD) của RUN Together chỉ trong 24 tiếng đầu tiên.
RUN Together được phát triển bởi MoonLab, hiện đã tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, công ty công nghệ, nền tảng phân phối token lớn như ONUS, FAM Central, BSCStation, JadeLabs, FundGo... và đang tập trung hoàn thiện sản phẩm trước khi khởi chạy vào ngày 7/5 tới.
PV: Một số nhận xét cho rằng RUN Together chỉ là bản nhái của StepN, startup số 1 hiện nay về mảng “move to earn”. Vì sao anh lại làm dự án này?
Điểm khác biệt giữa RUN Together với các startup nổi tiếng khác về “move to earn” như StepN, DotMoovs… là gì?
Nguyễn Nhật Khánh: Đội ngũ phát triển dự án của chúng mình đã nhận thấy tiềm năng của thị trường “move to earn” từ lâu, đồng thời sớm đã có những bước nghiên cứu, thiết lập ứng dụng cốt lõi ban đầu.
Việc StepN ra đời trước và giờ đang nổi lên như một đơn vị thống lĩnh thị trường là điều khá đáng tiếc. Tuy vậy, mình tin rằng cơ hội sẽ vẫn có cho tất cả mọi người. RUN Together có thể cạnh tranh sòng phẳng với StepN và các dự án khác như những gì Axie Infinity đã từng làm được.
Điểm khác biệt của RUN Together so với các dự án “move to earn” khác là những tính năng như chạy theo nhóm, thi đấu, chế độ huấn luyện và cả các hoạt động thể dục cộng đồng,...
Điều này sẽ tăng thêm tính xã hội và góp phần kết nối những người dùng yêu thích việc chạy bộ với nhau. Đó cũng chính là giá trị cộng đồng mà dự án đang hướng tới.
Bên cạnh đó, giống với các ứng dụng “move to earn” khác, điểm tích cực mà người dùng nhận được chính là sự cải thiện về sức khỏe và chất lượng cuộc sống khi tham gia.
PV: Nhiều dự án GameFi từng mắc sai lầm về tokenomics (mô hình kinh tế), dẫn tới hậu quả là họ chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. RUN Together sẽ xử lý vấn đề lạm phát token của game thế nào?
Nguyễn Nhật Khánh: Đội ngũ phát triển RUN Together đã có những kế hoạch ngay từ ban đầu để xử lý vấn đề lạm phát.
Theo đó, các vật phẩm NFT sẽ chỉ được bán với một số lượng giới hạn cho người tham gia. Token RUN của dự án cũng sẽ có nhiều công dụng thông qua việc chi trả cho các yếu tố hỗ trợ người dùng trong quá trình di chuyển.
Điều này không chỉ giúp cho token tránh được lạm phát mà còn khiến cho những vật phẩm NFT giữ được giá trị của chúng trong một thời gian dài.
PV: Có điểm gì giống và khác nhau giữa 2 xu hướng “move to earn” và “play to earn”. Sau đó liệu còn có sự xuất hiện của một trend “to earn” nào khác?
Nguyễn Nhật Khánh:Về cơ bản, cả “move to earn” và “play to earn” đều giúp người dùng tạo ra lợi nhuận thông qua việc trao đổi, mua bán các đồng token, vật phẩm NFT trong trò chơi.
Tuy vậy, nếu như người chơi “play to earn” có thể treo cả một dàn máy để “cày bừa” thì với “move to earn”, việc tạo ra giá trị chỉ đến thông qua những hoạt động thể chất thực tế. Điều này khiến thu nhập của người chơi không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn và trang bị, mà còn đến từ khả năng thể chất và sự kiên trì, ý chí bền bỉ của người tham gia.
Với tốc độ thay đổi và phát triển của Blockchain như hiện nay, trong tương lai không chỉ có “move to earn” và “play to earn” mà có thể còn nhiều hình thức “to earn” hơn nữa. Tuy vậy, mình tin người Việt sẽ là nhân tố tác động đáng kể vào các xu hướng công nghệ đó bất kể nó có là gì.
PV: Nhiều người cho rằng “move to earn” chỉ là là một xu hướng nhất thời, theo anh điều này có đúng không? Liệu các dự án “move to earn” có thể vượt qua cái mác đó và trở thành một sản phẩm dài hạn?
Nguyễn Nhật Khánh: Mình nghĩ “move to earn” không phải là một xu hướng ngắn hạn mà nó mang tính lâu dài. Để trở thành một sản phẩm dài hạn, các dự án “move to earn” phải liên tục thu hút được cộng đồng bằng cách tạo ra những giá trị sản phẩm không mờ nhạt theo thời gian. Chỉ có như vậy, các dự án “move to earn” mới có thể thoát khỏi cảnh “sớm nở tối tàn”.
Hơn hết, trong cuộc chơi này, các startup cần hướng người dùng tới lối sống lành mạnh và duy trì nó như một thói quen sinh hoạt thường xuyên. Đây mới chính là giá trị cốt lõi của các dự án “move to earn” thay vì chỉ nghĩ đến việc kiếm lời trong quá trình di chuyển.
PV: Nếu đã đi sau, đâu sẽ là cơ hội của các startup “move to earn” Việt khi phải cạnh tranh với StepN và những đối thủ sừng sỏ nước ngoài?
Nguyễn Nhật Khánh:Ở góc nhìn của mình, “move to earn” sẽ vượt lên tầm của một trào lưu ngắn hạn. Mọi việc chỉ mới là giai đoạn mở đầu. Thực tế là trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Cơ hội vì thế vẫn sẽ còn với bất kỳ ai, miễn là chúng ta dám nắm lấy nó.
Khả năng tư duy logic, toán học và sự cần cù, chăm chỉ chính là những ưu điểm của người Việt. Đó là những yếu tố giúp người Việt đang đứng ở top đầu thế giới về mảng GameFi. Với kinh nghiệm đã có trong việc xây dựng và duy trì các mô hình kinh tế ở mảng “play to earn” trước đây, các startup Việt hoàn toàn có khả năng đi sau về trước trong cuộc chạy đua “move to earn” sắp tới.
PV: Cảm ơn anh vì buổi trao đổi này.
Trọng Đạt
" alt=""/>CEO app move to earn RUN Together: Chúng tôi không phải bản đạo nhái của StepNỨng dụng BeReal chỉ cho người dùng 2 phút để chụp và đăng ảnh vào mỗi ngày (Ảnh: Business Insider).
Mỗi ngày một lần, vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên, người dùng sẽ nhận được thông báo rằng họ sẽ có 2 phút để chụp một bức ảnh chân thực và đăng tải nó lên nền tảng này.
Cách chụp ảnh trên ứng dụng BeReal cũng rất khác so với những gì mà bạn đã từng làm trước đây. Cả camera trước và camera sau sẽ chụp ảnh cùng lúc, vì thế rất khó để tạo ra một bức hình hoàn hảo.
Đó là tất cả về mạng xã hội này. Đúng như tên gọi, ứng dụng không được tích hợp bộ lọc hình ảnh, bạn cũng sẽ bị giới hạn số lần chụp ảnh và không có thời gian để tạo dáng. Tôi đã dùng thử BeReal trong 3 tuần để tìm hiểu lý do vì sao ứng dụng này lại nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng.
Lần cuối tôi đăng ảnh lên Instagram là vào ngày 9/12/2021. Cá nhân tôi cảm thấy thật mệt mỏi với những bài đăng trên nền tảng này. Hầu hết chúng là những bức hình nhàm chán đã được sắp đặt từ trước hoặc ảnh của những người có sức ảnh hưởng.
Tuy nhiên, BeReal lại hoàn toàn trái ngược. Ứng dụng có thể hiển thị thông báo cho phép đăng ảnh vào bất cứ lúc nào. Đó có thể là lúc tôi đang mặc đồ ngủ hay trong một góc phòng với đồ đạc lộn xộn khắp nơi.
Thật may mắn khi tôi không có bất cứ người quen nào là bạn bè trên nền tảng này. Với Instagram, tôi có hơn 1.000 người theo dõi. Trong khi đó, tại BeReal, tôi chỉ có 26 người bạn và tôi muốn mọi chuyện tiếp tục diễn ra như vậy.
Những bức ảnh đăng tải trên BeReal đều được chụp trong các khoảnh khắc ngẫu nhiên (Ảnh: Business Insider).
Có thể thấy, mọi thứ giống như những gì mà bạn tôi đã nói, nơi này thật vui. Tôi có thể xem được những bức ảnh thường ngày về một người bạn đến từ California. Ngoài ra, nơi đây còn rất nhiều khoảnh khắc ngẫu nhiên khác trong cuộc sống như khi họ đi dạo với bạn bè, ăn tối cùng gia đình hay chơi với thú cưng.
Điều khiến tôi cảm thấy thích thú nhất là tôi gần như không phải dành thời gian cho ứng dụng này. Tôi chỉ có 2 phút để đăng ảnh và 5 phút để cuộn ứng dụng. Tất cả đều không có nguy cơ tổn hại đến tinh thần của tôi - điều mà tôi rất dễ gặp phải khi sử dụng Instagram.
(Theo Dân Trí)
Một người phụ nữ Mỹ đã treo thưởng cho con trai của mình số tiền 1.800 USD nếu cậu bé có thể tránh xa và không sử dụng mạng xã hội cho đến năm 18 tuổi.
" alt=""/>Dùng thử mạng xã hội 'không thể sống ảo'Trường học mới là gì?
Sau khi đến một ngôi trường ở thành phố được sắp xếp lịch trước, chúng tôi tới trường tiểu học Nậm Cắn 1 ở huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An - cách Vinh 300 km - theo yêu cầu "đi không chuẩn bị trước" của một đồng nghiệp trong đoàn. Trên suốt chặng đường, ông Trần Thế Sơn, Trưởng phòng giáo dục Tiểu học hào hứng kể chuyện về chuyến đi sang Colombia (mà ông và một người khác nữa là 2 trưởng phòng tiểu học duy nhất của cả nước được mời sang Colombia) để tham khảo mô hình về vận dụng cho Việt Nam.
![]() |
Một nhóm trưởng báo cáo kết quả tự thảo luận của nhóm trong giờ học theo mô hình VNEN |
Lăn lộn nhiều với giáo dục vùng cao và gắn bó với tiểu học hơn 20 năm, ông Sơn chia sẻ: "Khi Nghệ An áp dụng mô hình VNEN, đi nhiều trường, nhất là nông thôn và miền núi, nhiều anh em thốt lên vì thấy trẻ con nhanh và khôn ra hẳn". Đến xã Nậm Cắn, anh Lầu Bá Thái, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ, điều anh thấy rõ nhất ở những đứa trẻ người Mông ở đây là thay đổi thái độ từ rụt rè đến tích cực. Gần nhà anh có mấy cháu, trước đây có gặp thì cũng cắm mặt đi, không chào. Bây giờ thì biết chào hỏi và trả lời bằng tiếng phổ thông, chứ không dùng tiếng địa phương như trước.
Trường tiểu học Nậm Cắn 1 là một trong 2.508 trường áp dụng mô hình "trường học mới tại Việt Nam" (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN), một dự án vay vốn Ngân hàng thế giới để làm đổi mới "căn bản và toàn diện giáo dục". Dự án đến nay đã giải ngân được hơn 70%. Điểm khác của dự án này so với nhiều dự án tiểu học trước đó là Vụ trưởng Tiểu học cũng đồng thời là giám đốc dự án.
Với các nhà quản lý giáo dục, mô hình VNEN được kỳ vọng sẽ là câu trả lời cho những đòi hỏi về đổi mới.
Theo mô hình truyền thống, học sinh làm việc cá nhân. Với mô hình "mới", học sinh sẽ làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc tự học.
Theo mô hình truyền thống, học sinh học tập theo sự quản lý của giáo viên. Với mô hình này, học sinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm quá trình học tập, tập làm lãnh đạo.
Theo mô hình truyền thống, học sinh quan tâm tới sách giáo khoa, giáo viên quan tâm tới sách giáo viên; giáo viên. Theo mô hình này, tài liệu học tập dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu "3 trong 1").
Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Với mô hình này, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi.
Theo cách học truyền thống, giáo viên dạy theo số đông, áp đặt một chiều. Còn mô hình VNEN dạy theo cá thể, tương tác đa chiều.Giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức.
Những thay đổi trên kỳ vọng đạt tới các mục tiêu: trang bị thêm nhiều kỹ năng còn thiếu của học sinh, cân đối giữa dạy chữ - dạy người. Đặc biệt, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” có mục tiêu giúp học sinh hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ (những giá trị giáo dục tiến bộ) và thực hành các kỹ năng lãnh đạo.
Toàn quốc đã làm được "mô hình trường học mới"?
Mặc dù về lý thuyết, mô hình VNEN có nhiều ưu việt, nhưng không phải trường học nào, địa phương nào cũng háo hức đón nhận. Sự thành bại của mô hình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên.
![]() |
Trong lớp học theo mô hình VNEN, bàn ghế không kê theo 2 dãy truyền thống mà kê theo từng nhóm 4 - 6 em quay mặt vào nhau. Các em sẽ cùng thảo luận và làm bài theo nhóm, giáo viên đi quanh các nhóm quan sát, tư vấn và hỗ trợ cho học sinh tự làm. |
Theo ông Nguyễn Hồng Hoa, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), cả huyện có 3 trường tổ chức dạy hoc theo mô hình VNEN. Khi làm thì phải chọn hiệu trưởng "cứng tay" bởi không dễ thay đổi nếp dạy truyền thống của giáo viên, và nhất là nhận thức của người dân trong xã.
Mặc dù Hà Tĩnh đã có 48 trường nhân rộng mô hình, bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, việc triển khai nhân rộng là rất cần thiết, nhưng địa phương vẫn làm rất thận trọng.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giữa tháng 5 vừa qua ở Hà Giang, ông Hạng Mý De, đại diện Hội Khuyến học, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT nêu băn khoăn mà giáo viên "không dám nói" còn phụ huynh thì "hoang mang, không hiểu gì". Đó là những thay đổi trong cách đánh giá ở bậc tiểu học theo Thông tư 30 và mô hình trường học mới. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trấn an và gợi ý giải pháp "cần làm truyền thông để thay đổi nhận thức" nhưng xem ra chưa trấn tĩnh được gì.
Việc sửa đổi Điều lệ trường tiểu học, trong đó có chi tiết "chủ tịch hội đồng quản trị" thay cho "lớp trưởng" là chuyện chuẩn bị cho việc chuyển áp dụng đại trà toàn quốc mô hình giáo dục VNEN.
Tuy nhiên, những bài học từ việc áp dụng đại trà Thông tư 30 trong năm học sẽ đặt ra một số vấn đề cần giải quyết trước khi nhân rộng mô hình VNEN ra cả nước. Thông tư 30 - văn bản hướng dẫn cách đánh giá học sinh hiện đại - sau một năm thí điểm, khi đưa vào đại trà đã bị giáo viên phản ứng gay gắt và một trong những bài học ở đây là chính nội bộ ngành chưa "đả thông" được tinh thần cho giáo viên. Còn với mô hình VNEN thì công việc lớn hơn nhiều, không chỉ thuyết phục giáo viên, đả thông dư luận xã hội, mà quan trọng hơn là tường minh cho được dự án vay vốn ODA thực sự không phải "thừa giấy vẽ voi" như cách dư luận phản ứng những ngày qua.
Dân chủ giáo dục: "Vỏ ngôn ngữ" hay "ruột tư tưởng"?
"Dân chủ và giáo dục" nay không chỉ còn là một tiêu đề của cuốn sách dẫn nhập vào triết lý giáo dục của John Dewey - một nhà triết học, tâm lý học nổi tiếng của Mỹ. Nó đã xuất hiện trong ngôn ngữ của các nhà quản lý giáo dục Việt Nam.
Tết Ông Táo năm vừa rồi rơi vào ngày 11/2. Khi năm sắp hết, Tết sắp đến, đường xá thì đông kẹt người và tòa soạn người đã vãn để làm nghi thức Tết, bạn đọc ra đường sắm Tết, tôi lại lọ mọ đến Hội trường Nhà thi đấu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để nghe một Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói chuyện về đổi mới sư phạm với các sinh viên.
Nói chuyện trong hội trường chật kín chỗ ngồi liên tiếp trong 2 giờ không nghỉ, Thứ trưởng có đề câp tới tinh thần "dân chủ" của lần đổi mới giáo dục này. Trong đó, có những "việc to" như phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ tới các trường phổ thông, tới các giáo viên, thay vì dạy theo kế hoạch dạy học cứng nhắc, nhà trường sẽ tự chủ xây dựng phát triển chương trình dạy học của mình. Có những "việc nhỏ" như tổ chức lớp học ở tiểu học theo mô hình VNEN.
Cố ngồi nghe cho hết buổi diễn thuyết, tôi thầm nghĩ không biết bao nhiêu phần trăm sinh viên học được từ Thứ trưởng về bài học đổi mới, khi mà cách "giảng bài" của ông vẫn hoàn toàn truyền thống.
Tôi lại nhớ hồi tháng 7 năm ngoái, khi hỏi thông tin về những khảo sát khoa học và kết quả sau một năm làm thí điểm "không chấm điểm thường xuyên ở bậc tiểu học", câu trả lời "Kết quả tốt, không có phản hồi gì" từ người phụ trách mảng giáo dục khiến tôi không khỏi băn khoăn: Làm như vậy đã thấu đáo, thật sự dân chủ hay chưa hay vẫn là tư duy áp đặt để "chạy" cho kịp một chủ trương ra đại trà?
Tôi lại nhớ tới những lần khi đồng nghiệp của mình vất vả thế nào để thu thập các thông tin viết bài. Các nhân vật được phỏng vấn sau đó đã nhận được những phản hồi không chính thức về việc "không được mở thông tin" cho báo giới, từ những người quản lý trong ngành. Một tinh thần "đóng miệng" như vậy làm sao để tạo cơ sở về lòng tin cho cách làm việc "dân chủ".
"Chiếc áo không làm nên thầy tu. Việc thay mới hoặc bổ sung các từ ngữ như "chủ tịch hội đồng tự quản", "ban"; đến việc kê lại cách ngồi trong lớp học sẽ là những biểu hiện hình thức chưa đủ sức thuyết phục được rằng "chúng tôi sẽ cam kết đổi mới giáo dục theo tinh thần giáo dục tinh thần dân chủ, tiến bộ cho học sinh", trừ phi những người có trách nhiệm thuyết phục bằng chính hành động của mình. Đổi mới hay cải cách giáo dục, dù học theo mô hình của xứ sở nào đi chăng nữa, thì vẫn không thể rời nguyên tắc cơ bản "giáo dục làm gương".
Hạ Anh
Xem thêm
Băn khoăn chuyện tăng quyền học sinh, hạ chuẩn giáo viên tiểu học" alt=""/>Lớp trưởng thành chủ tịch: 'Vỏ ngôn ngữ' hay nhiệt tâm đổi mới?