Mới đây, FBI vừa bắt giữ CEO của một công ty với doanh thu khủng hàng triệu USD nhờ bán hàng chục ngàn smartphone BlackBerry đã tuỳ biến trên toàn cầu. Những chiếc điện thoại BlackBerry "đặc chủng" này được chỉnh sửa để tránh bị giám sát, và có vẻ như chúng cực kỳ được ưa chuộng trong thế giới của tội phạm có tổ chức.
Công ty Phantom có trụ sở tại Canada của Vincent Ramos bị cáo buộc tạo ra các điện thoại BlackBerry đặc biệt dành riêng cho giới tội phạm. Những thiết bị này không có microphone, camera và thậm chí là cả ăng-ten GPS. Chúng cũng không có trình duyệt web và không có ứng dụng tin nhắn thông thường.
Phantom đã cài đặt phần mềm Pretty Good Privacy (PGP) để gửi các tin nhắn mã hoá, đồng thời cho phép tội phạm có thể xoá sạch thiết bị từ xa trong trường hợp nó rơi vào tay của nhà cầm quyền.
Các thành viên của cartel ma tuý Sinaloa là một trong số những khách hàng của Phantom, cùng với nhiều thành viên cấp cao của các tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia. Các thiết bị của Phantom được bán sang Mexico, Cuba, Venezuela và băng đảng Hells Angels. Theo FBI, khoảng 20.000 thiết bị Phantom đang được sử dụng trên toàn cầu, trong đó có hơn một nửa ở Úc. Phantom đã thu về hàng chục triệu USD lợi nhuận từ việc bán các điện thoại BlackBerry đã được chỉnh sửa kia.
Các cảnh sát ngầm thuộc sở cảnh sát Royal Canadian Mounted Police (RCMP) đã mua các thiết bị Phantom dưới danh nghĩa những kẻ buôn ma tuý. Nhờ đó, họ đã phát hiện ra rằng các tin nhắn gửi từ các thiết bị này đã được mã hoá, và bản thân các thiết bị được phát triển với mục đích hỗ trợ cho việc buôn bán ma tuý. Và như đã nói ở trên, RCMP đã phát hiện ra rằng các điện thoại này có thể bị xoá sạch từ xa.
Vincent Ramos đã bị khởi tố với tội danh âm mưu tống tiền, đồng thời âm mưu phân phối ma tuý và các tội danh khác liên quan hỗ trợ và xúi giục. Theo các cơ quan hành pháp thì công ty Phantom của Ramos được lập nên với mục đích chuyên hỗ trợ cho các hoạt động phạm tội.
" alt=""/>Bị người tiêu dùng ruồng bỏ, BlackBerry vẫn là sự lựa chọn số 1 của giới tội phạm có tổ chứcTuy vậy, ông George Zhao - Chủ tịch Honor toàn cầu - trả lời ICTnews tại sự kiện hồi giữa tuần cho rằng thị trường smartphone Việt Nam chưa đủ cạnh tranh.
“Thị trường này cạnh tranh chưa đủ và tôi không thấy đối thủ thực sự nào ở đây”, ông George Zhao nói. Ông Zhao có 20 năm làm việc tại Huawei và sau đó phụ trách thương hiệu Honor, ông cũng từng có thời gian đảm nhiệm vị trí cao của Huawei tại châu Âu.
“Ở nơi cạnh tranh như Trung Quốc, chúng tôi đã thành công thì tại Việt Nam chúng tôi cảm thấy rất tự tin”, ông Zhao khẳng định. “Tôi nghĩ việc lọt vào top 5, hay top 3 tại thị trường này là có thể thực hiện được”. Honor đặt mục tiêu vào top 3 thị trường smartphone Việt Nam trong 3 năm tới.
Trong năm 2017, theo hãng nghiên cứu thị trường Sino-Market Research (Trung Quốc), Honor dẫn đầu mảng bán hàng online tại quốc gia này với doanh số 55 triệu smartphone, thu về 12 tỷ USD. Hãng vượt qua Xiaomi với cách biệt doanh thu 2,4 tỷ USD.
Huawei cho ra thương hiệu Honor từ năm 2011 và đến năm 2013 thì tách hoàn toàn Honor ra khỏi nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei. Ban đầu Honor chủ yếu nhắm vào phân khúc điện thoại tầm trung và chỉ bán online. Đến năm 2014, hãng bắt đầu xâm nhập thị trường toàn cầu, bắt đầu từ Malaysia, sau đó đến châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Nga.
" alt=""/>Chủ tịch Honor toàn cầu: Thị trường điện thoại Việt Nam chưa đủ cạnh tranhTheo báo cáo từ nhà phân tích Wamsi Mohan của ngân hàng Bank of America, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của Apple đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2009 lên dự kiến 13 tỷ USD năm 2019, chưa bao gồm các khoản thanh toán bằng cổ phiếu.
Số tiền đổ vào hoạt động R&D cho thấy Apple đang chi mạnh tay để chống lại những công nghệ mới có thể đe dọa đến vị thế thống trị thế thị trường smartphone và tablet cũng như đầu tư vào công nghệ giúp Apple khai phá danh mục mới như thiết bị đeo, tập luyện và sức khỏe.
" alt=""/>Apple bị chê không chịu đổi mới nhưng sự thật là gì?