" />

Loạt smartphone tầm 4 triệu đồng đang 'gây sốt' thị trường di động Việt

Thời sự 2025-04-21 12:57:35 73

1. Xiaomi Redmi Note 2

ạtsmartphonetầmtriệuđồngđanggâysốtthịtrườngdiđộngViệgia vang sjc
本文地址:http://vip.tour-time.com/html/78e899882.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Newcastle, 23h30 ngày 19/4

ktx ton duc thang 85 (1).jpeg
Ký túc xá Trường ĐH Tôn Đức Thắng (KTX Trường ĐH Tôn Đức Thắng)

Đại học Kinh tế TPHCM có 3 cơ sở ký túc xá. Cơ sở 135 Trần Hưng Đạo (Quận 1, TPHCM) có hai loại phòng 9 chỗ (máy lạnh) có mức giá 870.000 đồng/người/tháng, phòng 6 chỗ (máy lạnh) có mức giá 1,15 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở 43-45 Nguyễn Chí Thanh, quận 10, phòng 12 chỗ (28m2- không máy lạnh) và 10 chỗ (20m2 - không máy lạnh) có giá 300.000 đồng/người/tháng. Phòng 8 chỗ (28m2 - máy lạnh) và 6 chỗ (20m2 - máy lạnh) có giá 1,15 triệu đồng/người/tháng. Ở cơ ở phân hiệu Vĩnh Long, phòng 10 chỗ (không máy lạnh) có giá 180.000 đồng/người/tháng. 

Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM - lớn nhất cả nước, dự tính tiếp nhận 35.500 sinh viên vào ở nội trú, trong đó dành 10.500 chỗ ở cho tân sinh viên của 22 trường ĐH và CĐ trên địa bàn năm nay. Ký túc xá có 8 loại phòng với các dịch vụ đi kèm khác nhau để sinh viên lựa chọn theo nhu cầu với mức giá dao động từ 205.000 đồng/người/tháng đến 2.815.000 đồng/người/tháng. Trong đó, loại phòng có mức giá thấp nhất là 8 sinh viên, giá 205.000 đồng/người/tháng.

Loại phòng dành cho 6 sinh viên là 275.000 đồng/người/tháng.Phòng dịch vụ có giá từ 800.000 đồng/người/tháng đến 2,815 triệu đồng/người/tháng. Cụ thể như phòng dịch vụ cho 4 sinh viên là 800.000 đồng/người/tháng; phòng dịch vụ 4 sinh viên (có máy lạnh, rèm, tủ lạnh, máy giặt) là 1,17 triệu đồng/người/tháng; phòng dịch vụ 4 sinh viên (có máy lạnh, máy giặt, rèm, máy nước nóng, kệ dép, tủ lạnh) là 1,22 triệu đồng/người/tháng; phòng dịch vụ 2 sinh viên (có máy lạnh, rèm) là 1,995 triệu đồng/người/tháng.

Phòng dịch vụ 2 sinh viên (có máy lạnh, máy giặt, rèm, tủ lạnh) là 2,225 triệu đồng/người/tháng. Loại phòng có giá cao nhất chỉ dành cho 2 sinh viên, trong phòng có máy lạnh, rèm, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, kệ dép, nệm, tủ, bàn, ghế có giá 2,815 triệu đồng/người/tháng. Mức giá này bao gồm tiền sử dụng điện, nước và các dịch vụ khác. Ngoài ra, khi đăng ký ở ký túc xá, sinh viên đóng tiền hồ sơ 30.000 sinh viên (đang nội trú) và 60.000 đồng/sinh viên (ngoại trú); bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn theo quy định.

đơn giá ký túc xá
Đơn giá KTX Đại học Quốc gia TPHCM

Sau 16 năm, Trường Đại học Luật TPHCM đã có ký túc xá cho sinh viên và được đưa vào sử dụng năm nay. Ký túc xá có  có mức giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/người/tháng, tùy loại phòng. Mỗi phòng được thiết kế riêng theo nhu cầu của từng sinh viên như phòng dành cho 1 đến 2 sinh viên hay phòng dành cho từ 3 đến 4 sinh viên.

Ký túc xá Trường Đại học Ngân hàng TPHCM cũng có nhiều loại phòng. Trong đó, phòng chuẩn 8 sinh viên có giá 2 triệu đồng/người/học kỳ. Phòng có 4 giường tầng, nhà tắm, nhà vệ sinh, 4 bàn học đôi, tủ đồ riêng cho từng người. Phòng dịch vụ A, B (4 sinh viên) có giá 5,25 triệu đồng/người/học kỳ. Phòng có 4 giường đơn, nhà tắm, nhà vệ sinh, tủ lạnh, lò vi sóng, tivi, 4 bàn học, tủ đồ riêng cho từng người. Phòng dịch vụ K 5 sinh viên có giá 4,25 triệu đồng/người/học kỳ. Phòng có 5 giường đơn, nhà tắm, nhà vệ sinh, tủ lạnh, 5 bàn học, tủ đồ riêng cho từng người.

Trường Đại học Công Thương TPHCM có hai loại phòng ký túc xá. Phòng ở thường có mức giá 500.000 đồng/người/tháng không tính chi phí điện nước và dịch vụ. Phòng dịch vụ có mức giá 1,5 triệu đồng/người/tháng bao gồm điên điện nước, máy lạnh. Ngoài ra còn có phòng sinh viên học quốc phòng tập trung mức giá 300.000/đồng/sinh viên/2 tuần bao gồm điện nước, chiếu, gối (riêng tư trang để học tập và sinh hoạt quân sự theo kế hoạch của khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng An ninh.

Năm nay, ký túc xá Trường Đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến sẽ tiếp nhận hơn 300 11 tân sinh viên. Ký túc xá này có phòng loại 8 sinh viên khép kín, được trang bị giường, tủ, quạt, máy giặt. Giá ở là 300.000 đồng/người/tháng. 

Đa số các ký túc xá ở TPHCM có chế độ miễn, giảm giá phòng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên mồ côi, khuyết tật, bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo... Trong đó, ký túc xá Cỏ May ở Trường Đại học Nông lâm TPHCM được xây dựng từ năm 2016 theo tâm nguyện của ông Phạm Văn Bên - Chủ doanh nghiệp tư nhân Cỏ May với mong muốn tiếp bước sinh viên nghèo, học giỏi.

Tiêu chí xét tuyển là tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha hoặc mẹ, không đủ tài chính để tiếp tục việc học, học sinh giỏi bậc THPT, ưu tiên các bạn từng đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, thành phố, cấp quốc gia, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên 21 điểm hoặc có kết quả cao trong kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM.

Sinh viên ở ký túc xá Cỏ May không những được lưu trú miễn phí mà còn được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, được đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn và được hỗ trợ 100% học phí học cho năm học đầu tiên và theo quy định Ký túc xá đối với các năm tiếp theo.

Giá thuê trọ ở Hà Nội tốn bằng tiền ăn cả nhà, nữ sinh trả phòng, đi xe bus 30km mỗi ngày

Giá thuê trọ ở Hà Nội tốn bằng tiền ăn cả nhà, nữ sinh trả phòng, đi xe bus 30km mỗi ngày

Sau một năm thuê chung với 2 bạn căn phòng 25m2 giá 4,5 triệu đồng/tháng, cộng chi phí điện, nước, và các dịch vụ khác thêm gần 1 triệu đồng, Trâm quyết định trả phòng, ngày ngày đi xe bus gần 30km đến trường.">

Giá ký túc xá các trường đại học ở TPHCM, cao nhất 3,4 triệu đồng/tháng

que ngoc hai.jpg
Quế Ngọc Hải không có tên trong danh sách tuyển Việt Nam. Ảnh: S.N

Một sự vắng mặt đáng chú ý tiếp theo là Công Phượng. Dù tiền đạo sinh năm 1995 có 5 bàn thắng cho Bình Phước (4 bàn tại giải hạng Nhất, 1 bàn tại Cúp Quốc gia), nhưng anh vẫn chưa thể ghi điểm với HLV Kim Sang Sik. 

Không gọi nhiều cựu binh, HLV Kim Sang Sik trao cơ hội cho 2 tân binh là Bảo Toàn và Ngọc Tân. Bảo Toàn là nhân tố quan trọng giúp HAGL có được vị trí thứ 5 trên BXH V-League hiện tại. Cầu thủ quê Quảng Ngãi nổi bật với khả năng kiến tạo, có tầm ảnh hưởng lớn trong lối chơi của đội bóng phố Núi.

Trong khi đó, Ngọc Tân đóng góp công lớn vào ngôi đầu BXH của Thanh Hóa tại V-League. Không chỉ làm chủ khu vực giữa sân với biệt danh là “máy quét không phổi”, cầu thủ sinh năm 1994 còn có khả năng dứt điểm rất tốt.

Bản danh sách lần này cũng đánh dấu một số sự trở lại đáng chú ý như thủ thành Nguyễn Đình Triệu, hậu vệ Đỗ Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Nguyễn Hai Long, Phan Văn Đức, tiền đạo Phạm Tuấn Hải…

tuyen viet nam 1.jpg
Tuyển Việt Nam đón sự trở lại của nhiều cầu thủ. Ảnh: VFF

Riêng CLB Thép Xanh Nam Định không góp mặt cầu thủ nào do đội bóng thành Nam bận tham dự 2 trận cuối tại vòng bảng AFC Champions League Two. Sau 2 trận đấu này, một số cầu thủ của đội ĐKVĐ V-League được tăng cường cho tuyển Việt Nam.

Ngoài ra, hai cầu thủ Nguyễn Xuân Son và Jason Quang Vinh vẫn đang trong "chế độ chờ". HLV Kim Sang Sik sẽ triệu tập bổ sung 2 cầu thủ này khi họ đủ điều kiện khoác áo ĐTQG Việt Nam.

Tuyển Việt Nam hội quân tại Hà Nội ngay sau khi vòng 9 V-League khép lại. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sang Hàn Quốc tập huấn vào tối 22/11, sau đó chốt danh sách 23 cầu thủ dự AFF Cup 2024 trước trận ra quân gặp Lào (9/12).

danh sach tuyen viet nam.jpg
Báo Indonesia: Chúng ta là số 1, vượt tuyển Việt Nam và Thái Lan

Báo Indonesia: Chúng ta là số 1, vượt tuyển Việt Nam và Thái Lan

Truyền thông Indonesia ngất ngây với chiến tích thầy trò Shin Tae Yong làm được trước Saudi Arabia, tự hào vượt tuyển Việt Nam và Thái Lan ở vòng loại 3 World Cup 2026.">

Danh sách tuyển Việt Nam không Công Phượng, Quế Ngọc Hải

Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, sau 3 năm thực hiện Nghị định đã đạt được một số kết quả như: Số thí sinh quan tâm tới các ngành đào tạo giáo viên tăng lên; Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển, điểm trúng tuyển và tỷ lệ thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên tăng mạnh tương quan với các ngành, lĩnh vực đào tạo khác.

Bộ GD-ĐT cho rằng, điều này chứng tỏ các chính sách của Nghị định 116 đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, là tiền đề nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho hay, quá trình triển khai cũng đã phát sinh một số vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, qua 3 năm triển khai, tỷ lệ sinh viên sư phạm được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% số sinh viên nhập học, chiếm 24,3% số sinh viên đăng ký hưởng chính sách.

Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố. Như vậy, đồng nghĩa với việc số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” (tức không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng) và được ngân sách nhà nước cấp chiếm tỉ lệ 75,7% số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và chiếm đến 82,6% số sinh viên nhập học. 

Do đó, Bộ GD-ĐT nhìn nhận phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên chưa được triển khai hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.

Cũng theo thống kê, có 6 cơ sở đào tạo giáo viên đã được các địa phương sở tại và lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ, ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm.

IMG_9371.JPG
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ngay ở những trường trọng điểm nhất như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng mới chỉ được đặt hàng “vỏn vẹn” 13 chỉ tiêu. Trường ĐH Sư phạm TPHCM khả quan hơn một chút, song cũng chỉ được đặt hàng 51 chỉ tiêu. 

Bất cập khác là các địa phương lớn (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng…) có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên dù không thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ xin về làm việc. Điều này vô hình trung gây mất công bằng giữa các địa phương.

Nhiều địa phương khó khăn, không đủ kinh phí để đặt hàng đào tạo giáo viên

Việc phân bổ giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo Bộ GD-ĐT cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, hằng năm (năm 2021, 2022, 2023), Bộ Tài chính chỉ giao dự toán khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm thường chậm và phải xin bổ sung so với kế hoạch đào tạo, dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.

Bên cạnh đó, do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, cân đối thu - chi ngân sách giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.

Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận bất cập trong việc theo dõi, thu hồi kinh phí trong trường hợp nếu phải bồi hoàn. Theo Bộ GD-ĐT, Nghị định 116 giao cho cấp UBND cấp tỉnh là cơ quan theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng các địa phương không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đồng thời các địa phương không chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện gây khó khăn cho việc triển khai.

Để giải quyết những bất cập, Bộ GD-ĐT cũng xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong năm học 2024-2025 đó là các cơ sở có ngành đào tạo giáo viên cần chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành và đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc giao nhiệm vụ đào tạo, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 116.

Nghị định 116/NĐ-CP quy định:

Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu: Căn cứ vào nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương và các định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 116, hằng năm cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu lập dự toán kinh phí đào tạo giáo viên báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để chi trả hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm qua cơ sở đào tạo giáo viên.

Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.

* Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:

- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.

- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định (Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng).

- Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.

">

'Đặt hàng' đào tạo giáo viên: Địa phương đặt ‘nhỏ giọt’, thậm chí nợ tiền trường

Soi kèo phạt góc Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4

Việt-Hàn.jpg
Thủ tướng Han Duck-soo chuyển lời mời Thủ tướng Phạm Minh Chính sang thăm Hàn Quốc. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Hàn Quốc nhấn mạnh, người dân và Chính phủ Hàn Quốc luôn nghĩ về Việt Nam như một người bạn hết sức gần gũi; mối quan hệ hai nước là mối quan hệ đặc biệt, ngày càng gắn kết, đóng góp vào hoà bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả và toàn diện quan hệ hai nước trên cơ sở lòng tin chính trị giữa lãnh đạo cấp cao, quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp, địa phương và nhân dân hai nước; đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi, trong đó trọng tâm là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế. Trao đổi văn hoá, giao lưu nhân dân là nền tảng vững chắc để làm quan hệ hai nước mạnh mẽ hơn, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam; tích cực xây dựng các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp giải trí, văn hoá và thời trang.

Hai lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn khu vực và quốc tế. Trước những diễn biến leo thang căng thẳng ở nhiều khu vực, hai bên cũng nhất trí tiếp tục ủng hộ việc tôn trọng nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tại cuộc gặp Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời mời Nhà Vua và Hoàng Hậu Bỉ cũng như Thủ tướng Alexander De Croo sớm thăm Việt Nam.  

Về hợp tác kinh tế thương mại, hai Thủ tướng khuyến khích các cơ quan và doanh nghiệp hai nước tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA); tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, gắn văn hóa với du lịch.

Về Đối tác chiến lược về nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh.

Việt Nam-Bỉ.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Bỉ. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Alexander De Croo khẳng định, EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai bên; chia sẻ sự quan tâm và sẽ thúc đẩy sớm thông qua EVIPA.

Hai Thủ tướng khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tại cuộc gặp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab đã trao đổi về những chủ đề lớn của Hội nghị WEF Davos năm nay, những thách thức hiện nay, xu thế phát triển mới và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF. 

Đánh giá cao chủ đề “Tái thiết lòng tin”, Thủ tướng cho rằng đây là chủ đề thiết thực, phù hợp, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đóng góp vào quá trình củng cố niềm tin, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, truyền cảm hứng cho mọi quốc gia, chung tay vì sự phát triển của nhân loại.

Thủ tướng đánh giá cao sự giúp đỡ của WEF trong trao đổi, tư vấn, xây dựng chính sách, kết nối với các doanh nghiệp thành viên WEF, thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam. 

Giáo sư Klaus Schwab cho rằng, sự tham dự và những chia sẻ sâu sắc, tầm nhìn định hướng chiến lược của Thủ tướng mang đến những thông điệp, giải pháp quan trọng ứng phó với thách thức, khôi phục niềm tin toàn cầu. Chủ tịch WEF đánh giá cao Việt Nam có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, là một nền kinh tế đang cải cách mạnh mẽ, tập trung vào ngành công nghệ cao, chế tạo, thúc đẩy phát triển xanh,...sẽ sớm trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thủ tướng mời Giáo sư Klaus Schwab và lãnh đạo WEF sớm thăm Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng WEF tổ chức các hội nghị giữa kỳ tại Việt Nam, thúc đẩy kết nối và phát huy vai trò của WEF tại khu vực. 

">

Thủ tướng gặp Tổng thống Ukraine và Thủ tướng Hàn Quốc, Bỉ

Nậm Pồ.jpg
Điểm "mổ lợn" ở trung tâm huyện Nậm Pồ hôm 4/9 đã thu được 236 triệu. Dự kiến 18 điểm khác sẽ tiếp tục mổ lợn tiết kiệm trong những ngày tới.

Trong ngày hội “mổ lợn tiết kiệm” từ phong trào này năm đầu tiên (5/9/2023), huyện Nậm Pồ đã thu về 1,3 tỷ đồng từ hơn 1.000 lợn đất. Từ số tiền trên, hội khuyến học huyện đã sử dụng hơn 1 tỷ đồng kết hợp cùng các nguồn xã hội hóa để xây mới và sửa chữa 2 nhà ăn, 23 phòng tắm, 58 phòng vệ sinh, 4 thư viện, 2 phòng làm việc, 1 nhà xe. Bên cạnh đó, huyện còn xây mới, sửa chữa nhiều công trình sân chơi, hàng rào, giếng khoan, kè tại các trường học trên địa bàn.

Năm học 2023-2024, huyện Nậm Pồ tiếp tục triển khai phong trào và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của hơn 2.400 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và người dân với hơn 1.300 con lợn đất được nuôi.

Nậm Pồ 3.jpg
Dự tính, năm nay Nậm Pồ sẽ thu được hơn 1 tỷ đồng từ phong trào “Hai nghìn đồng mỗi ngày cho Giáo dục”.

Ông Lê Khánh Hòa, Bí thư Huyện ủy Nậm Pồ cho biết, phong trào nhằm lan tỏa tấm lòng nhân ái và tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần cải thiện cơ sở vật chất trường lớp học, hỗ trợ học sinh trong học tập.

Có thể thấy, dù với hình thức nào, số tiền tiết kiệm này vẫn có chung mục đích góp phần giáo dục tinh thần tiết kiệm, tương thân tương ái, chia sẻ của các cấp các ngành với những khó khăn của ngành giáo dục để góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội và xã hội hóa giáo dục. Mỗi con heo đất là tấm lòng của các cá nhân, các ban ngành đoàn thể dành cho ngành Giáo dục Nậm Pồ.

Nậm Pồ 1.jpg
Phong trào ''nuôi'' lợn đất tiết kiệm thể hiện tinh thần tương thân tương ái tại Nậm Pồ. 

Ông Lê Khánh Hòa cho biết, Nậm Pồ là huyện biên giới nghèo, điều kiện học tập, sinh hoạt của học sinh, giáo viên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng, phát động phong trào “Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho Giáo dục”, kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các gia đình “nuôi” một con lợn đất, mỗi ngày tiết kiệm tối thiểu 2.000 đồng để ủng hộ cho ngành GD-ĐT huyện.

Nguyễn Dương

Nam sinh 'đạt 28,75 điểm nguy cơ không thể vào đại học' được miễn 100% học phí

Nam sinh 'đạt 28,75 điểm nguy cơ không thể vào đại học' được miễn 100% học phí

Trước hoàn cảnh em Quyến có nguy cơ không thể đến giảng đường dù thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao, một đại học đã cấp học bổng toàn phần, miễn 100% học phí cho em.">

Ngày hội mổ lợn tiết kiệm từ phong trào 'Hai nghìn đồng mỗi ngày cho giáo dục'

Theo đó, Trường Tiểu học Đức Giang tiến hành chuyển điều hòa ở 30 lớp (trung bình mỗi lớp 2 chiếc) sang cơ sở mới với số tiền là 142 triệu đồng. Như vậy trung bình mất gần 2,5 triệu đồng để chuyển 1 chiếc điều hòa.

Trong đó, chi phí tháo và lắp là 570 nghìn đồng/chiếc. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên thị trường, công tháo lắp điều hoà 18-38 BTU dao động khoảng 400 nghìn, loại nhỏ hơn chi phí khoảng 350 nghìn, tùy từng vị trí phức tạp hay không.

Phụ huynh cũng cho biết, đơn vị thi công đã kê khai các khoản chi phí cụ thể trong quá trình vận chuyển điều hòa. Bảng kê khai có chữ ký của đại diện hội cha mẹ học sinh và đại diện nhà trường.

Ảnh chụp Màn hình 2024 10 02 lúc 13.56.03.png
Ảnh chụp màn hình bài viết của phụ huynh.

Theo phản ánh, khi quyết định vận chuyển điều hòa, nhà trường không thông báo cho đông đảo phụ huynh biết. Chỉ tới khi xong việc,trường mới đưa ra mức thu 131.000 đồng/học sinh để chuyển 2 chiếc điều hòa sang địa điểm mới. 

Anh N.V.H - phụ huynh Trường tiểu học Đức Giang bày tỏ: “Việc vận chuyển điều hòa là xã hội hóa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Thế nhưng tại Trường Tiểu học Đức Giang, nhà trường chuyển điều hòa mà phụ huynh không hề được hỏi ý kiến, sau đó lại chia đều tiền trên tổng số học sinh, đây là điều vô lý. Tôi đã thắc mắc với đại diện phụ huynh lớp nhưng chưa nhận được trả lời thỏa đáng.

Cho tới thời điểm này, tôi chưa đóng số tiền 131 nghìn đồng. Không phải do gia đình khó khăn mà vì thấy các khoản chi vô lý, quá cao so với giá thị trường (cụ thể 400 nghìn đồng lắp 1 điều hòa; công tháo 170 nghìn đồng/chiếc; nhân công bảo dưỡng 150 nghìn đồng/chiếc; thi công thang dây 500 nghìn đồng/chiếc). Chưa kể ống đồng cũ vẫn có thể tận dụng, không nhất thiết phải thay mới”, anh H. nói.

Không chỉ anh H., nhiều phụ huynh khác trong trường cũng không đồng ý với khoản thu vận chuyển điều hòa. Chị N.T.T, phụ huynh có con học Trường Tiểu học Đức Giang cho rằng, giá lắp đặt điều hoà như vậy là cao.

thu chi.jpeg
Bảng kê chi tiết giá vận chuyển lắp đặt điều hòa. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.

Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Vĩnh Sự - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đức Giang (Hà Nội) cho hay: Tháng 7/2024, nhà trường phải bàn giao trường cũ cho cấp THCS. Thời điểm này, nhà trường không họp phụ huynh để lấy ý kiến do khá cấp bách (nếu bàn giao trường cũ cho đơn vị khác sẽ không lấy được điều hòa). Vì thế, đại diện ban phụ huynh đã mời một số nhà thầu tới và chọn đơn vị thi công.

"Tôi cũng nhận được thông tin có một số phụ huynh ý kiến nhưng sau đó họ được giải thích nên đã hiểu vấn đề. Hiện nay, các lớp nộp tương đối đủ khoản 131 nghìn/học sinh, còn một số gia đình khó khăn nên chưa nộp”, ông Sự nói.

Trước thắc mắc về chi phí gần 2,5 triệu đồng để vận chuyển một chiếc điều hòa từ trường cũ sang trường mới, ông Nguyễn Vĩnh Sự cho biết, ông chỉ làm việc gián tiếp nên không đánh giá được đắt rẻ. Theo ông, giá cả hội phụ huynh tự tìm hiểu.

Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đức Giang khẳng định: "Nếu phụ huynh nào thực sự khó khăn, không đóng được khoản này, chúng tôi sẽ làm việc với ban liên lạc để có hướng tháo gỡ, hỗ trợ. Việc đóng góp trên tinh thần chia đều trên tổng số học sinh nhưng một số phụ huynh có điều kiện ủng hộ nhiều hơn, lúc ấy lại giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Còn những phụ huynh không khó khăn nhưng thấy khoản thu vô lý nên không đóng, chúng tôi sẽ giải thích. Khi người ta hiểu sẽ đồng thuận với chủ trương”.

Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chiếc điều hòa cuối năm học

Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chiếc điều hòa cuối năm học

"Khi các con ra trường, dù đã thống nhất phương án thanh lý điều hòa để có quỹ liên hoan cho các con, vẫn có phụ huynh chỉ trích tôi là ‘của người phúc ta’, lấy tài sản chung của lớp để lấy lòng ban giám hiệu”, chị Dung kể lại.">

Phụ huynh ở Hà Nội than trường lắp điều hòa giá ‘trên trời'

友情链接