当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Leicester City vs Newcastle, 2h00 ngày 8/4: Hướng tới Top 4 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Trong suốt chương trình học tập, các sinh viên đã được chia nhóm để xây dựng dự án tham gia cuộc thi Tech4Good, ứng dụng ICT để giải quyết các vấn đề bức thiết của môi trường và xã hội, từ khâu lên ý tưởng cho đến khi ra mắt thị trường.
Tại buổi lễ bế mạc, đại diện 3 nhóm sinh viên cũng đã trình bày dự án Tech4Good lần lượt với các chủ đề: Sử dụng thiết bị IOT để bảo vệ tín hiệu não và cải thiện chất lượng giấc ngủ; Sử dụng ChatBot để đánh giá sức khoẻ tâm lý con người, từ đó giới thiệu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bên thứ 3, hỗ trợ giảm số lượng người mắc bệnh tâm lý trên 24 tuổi; Sử dụng AI để hỗ trợ người leo núi.
Bên cạnh 40 sinh viên được trao chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo, chương trình đặc biệt tìm ra 4 sinh viên xuất sắc có tổng điểm cá nhân cao nhất: Mai Võ Phúc Thành và Phạm Anh Quân (Đại học VinUniversity); Đào Xuân Bắc (Đại học FPT) và Nguyễn Quang Huy (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT).
Phát biểu tại lễ bế mạc chương trình, ông Macky Zhang, Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam chia sẻ: “Trải qua mùa thứ 8 với 40 sinh viên xuất sắc đạt chứng nhận, chúng tôi rất vui mừng khi nhìn thấy những tài năng, niềm đam mê học hỏi và cống hiến cho công nghệ của các bạn trẻ. Điều này thôi thúc chúng tôi tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn hơn nữa để hỗ trợ việc đào tạo và phát triển nhân tài, giúp Việt Nam trở thành trung tâm nhân tài số của khu vực trong tương lai.”
Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch VDCA cũng chia sẻ: “Với 40 sinh viên xuất sắc hoàn thành khoá học – một con số ấn tượng, nhiều hơn số lượng dự kiến 25 sinh viên mà chương trình đề ra. Kết quả này thể hiện cho sự ủng hộ và đón nhận ngày càng mạnh mẽ của các bạn sinh viên Việt Nam tài năng đến với chương trình”.
Ông Nguyễn Minh Hồng cho rằng, hiện công nghệ thông tin truyền thông đang đi vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội. Các công nghệ mới như AI, Bigdata, Cloud, IoT, Blockchain phát triển mạnh mẽ. Các sinh viên công nghệ đang chứng kiến và tham dự trực tiếp vào tiến trình phát triển đó. Ông Nguyễn Minh Hồng kỳ vọng các sinh viên sẽ đóng góp cho công nghệ nước nhà xứng đáng với kỳ vọng của chương trình “Hạt giống cho Tương lai”.
Góp mặt tại buổi lễ bế mạc, ông Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) cũng công nhận những giá trị mà chương trình đã mang lại cho các sinh viên: “Thế giới đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi tất cả chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật số. PTIT là trường có nhiều sinh viên nhất được lựa chọn để tham gia chương trình Hạt giống cho tương lai.
Việc tham gia chương trình đã mang đến cho các sinh viên của chúng tôi những cơ hội quý giá được tiếp cận và trau dồi thêm những kiến thức mới nhất và kỹ năng về ICT, cũng như có thêm kinh nghiệm tiếp bước hỗ trợ cho con đường sự nghiệp sau này. Tôi tin rằng những sinh viên tham gia chương trình sẽ là những chuyên gia ICT trong tương lai, góp phần lấp đầy khoảng cách số và hỗ trợ nền kinh tế số Việt Nam phát triển”.
Phương Thúy và nhóm PV, BTV" alt="Sinh viên đang tham gia phát triển công nghệ mới như AI, bigdata, cloud, IoT"/>Sinh viên đang tham gia phát triển công nghệ mới như AI, bigdata, cloud, IoT
Đồng chí Vàng A Lả, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết: Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh về nguồn lực vật chất, mua sắm trang thiết bị máy tính, đảm bảo cơ sở vật chất cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công đoàn của tỉnh. Liên đoàn Lao động tỉnh đã tăng cường tuyên truyền về sự cấp thiết của chuyển đổi số, đáp ứng xu thế bùng nổ công nghệ thông tin, gắn công tác cải cách hành chính với công nghệ số.
Phát huy tốt vai trò của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trong việc cung cấp thông tin, tham gia truy cập, cập nhật nội dung trên trang thông tin điện tử, phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh về công tác thông tin, truyền thông công đoàn trên nền tảng Internet và các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Tiktok, Zalo... Sử dụng các nền tảng số tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống tổ chức công đoàn Sơn La thông qua các cuộc thi trực tuyến, như: Thi sáng tạo Video clip thể dục giữa giờ, thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi, thi tìm hiểu Công đoàn Sơn La 60 năm xây dựng và phát triển...
Công tác văn phòng tại Liên đoàn Lao động tỉnh và các cấp công đoàn đã từng bước được tin học hóa thông qua các ứng dụng văn phòng điện tử VNPT - I.OFFICE, và VIETTEL - V.OFFICE giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống được tiến hành nhanh, thuận lợi, tiết kiệm chi phí hơn so với trước, sự tương tác giữa cấp trên, cấp dưới được thường xuyên, liên tục và chính xác, loại bỏ phần lớn việc tổng hợp, báo cáo thông qua hệ thống giấy tờ, văn bản, kiểm soát tốt hơn công việc của chuyên viên, các bộ phận tham mưu, giúp việc Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh. Liên đoàn Lao động tỉnh, các đơn vị cấp trên cơ sở thực hiện trao đổi thông tin, văn bản, báo cáo, quản lý điều hành trên nền tảng website congdoansonla.org.vn có tích hợp phần mềm hồ sơ công việc trực tuyến độc lập.
Trước yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, điều hành, để đảm bảo các nội dung liên thông trên hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia, đảm bảo việc tương tác, trao đổi thông tin giữa Liên đoàn Lao động tỉnh với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, từ năm 2021 áp dụng phòng họp không giấy và thực hiện việc chuyển đổi sang sử dụng nền tảng mới với ứng dụng Vnpt-iOffice 4.0 do VNPT Sơn La cung cấp; từ đó đến nay việc sử dụng ứng dụng Vnpt-iOffice đã được phổ cập và duy trì thường xuyên phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trao đổi thông tin giữa các cấp công đoàn khá hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong công tác quản lý và điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; 100% văn bản, báo cáo của các cấp công đoàn được thực hiện thông qua hệ thống, việc cập nhật thông tin, số liệu báo cáo được tiến hành nhanh, kịp thời, chính xác, giải quyết được tình trạng chậm báo cáo, báo cáo bằng văn bản giấy, giảm thiểu thời gian tổng hợp số liệu, báo cáo số liệu định kỳ kịp thời, chính xác.
Ông Vì Việt Cường, Chủ tịch LĐLĐ huyện Sông Mã, cho biết: Các các cấp công đoàn trong huyện đã ứng dụng hiệu quả công nghệ công tin vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo, điều hành. Tại Liên đoàn Lao động huyện đã thiết lập địa chỉ thư điện tử theo địa chỉ: congdoansongma@gmail.com. Nhờ đó, 100% số công đoàn cơ sở trực thuộc sử dụng hòm thư điện tử vào hoạt động thông tin, chỉ đạo, điều hành công tác công đoàn. Thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành liên thông, 100% công việc chỉ đạo, điều hành được triển khai qua hệ thống, trên 70% văn bản chỉ đạo của cấp trên được triển khai xuống CĐCS qua hệ thống mạng điện tử, giảm thiểu được việc ban hành văn bản giấy...
Nhờ ứng dụng tốt CNTT nên việc tiếp nhận, quản lý, xử lý, lưu trữ, tra cứu văn bản của các cấp công đoàn được tiến hành khoa học; công tác đôn đốc, nhắc nhở, nắm thông tin từ các cấp công đoàn trong tỉnh được thực hiện nghiêm túc, bài bản, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình CNVCLĐ, hoạt động công đoàn và những phát sinh từ cơ sở góp phần quan trọng trong việc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Theo Phong Lưu (Báo Sơn La)
" alt="Sơn La ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công đoàn"/>Sơn La ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công đoàn
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 7/4: Tìm lại niềm vui
- Không chỉ tính cách nhân vật Lam mà nhiều người khó chịu vì giọng nói nữa trong khi nhân vật này hoàn toàn có thể nói giọng Bắc. Vì sao mà Thanh Lam nhất quyết phải nói giọng Nam và đạo diễn không chọn diễn viên phía Nam mà lại chọn Thúy Hằng?
Lam hoàn toàn có thể nói giọng Bắc và bản thân tôi tự hào là mình có chất giọng trầm ấm, nếu nói giọng Bắc sẽ đi vào lòng người hơn vì mình từng làm MC. Tôi khá tự tin với giọng của mình nhưng vai này cho tôi trải nghiệm nói giọng khác. Với nhân vật Thanh Lam, gốc gác của cô ấy là có bố mẹ người Bắc di cư vào Nam từ năm 1954. Họ là những người giữ gìn giọng nói của mình nên Lam dù sinh ở Sài Gòn, hàng ngày đi học nói tiếng Nam nhưng về nhà luôn phải nói giọng Bắc. Khán giả không biết điều đó nhưng tôi đọc về nhân vật hiểu như vậy.
Ban đầu vai này nhắm cho diễn viên Ngọc Lan ở Sài Gòn nhưng do dịch bệnh hay lý do nào khác nên tôi được chọn. Trước đây, tôi chưa từng đóng vai thứ bao giờ. Đọc kịch bản đến tập 6 chưa thấy Lam xuất hiện là tôi đã muốn từ chối luôn. Tôi đóng phim là để giải tỏa cảm xúc, là để có cơ hội làm việc với những người giỏi và không muốn làm nền cho bất cứ ai và tôi luôn thẳng thắn nói ra điều đó.
Khi phim lên sóng tôi đọc rất nhiều bình luận của khán giả mà nhiều khi cũng thấy tủi thân bởi những gì mình cống hiến khán giả không hiểu. Tất nhiên họ có quyền phán xét. Ở những tập đầu Lam hiện lên là một nhân vật đỏng đảnh lúc nào cũng chỉ công việc và ủ mưu. Khán giả sẽ ghét Lam đến tập 25. Nhưng sau đó tôi cam đoan khán giả sẽ rất thương Lam. Khi đọc kịch bản tôi thực sự bị tụt huyết áp vì Lam thay đổi 180 độ sau khi gia đình xảy ra biến cố. Lam không phải nhân vật chính nhưng khi làm xong tôi thấy rất đã.
Khán giả nhận xét 'Ghét giọng con vợ cũ này'
- Khó khăn chị phải đối mặt khi vừa phải diễn đúng tâm lý nhân vật vừa phải cố nói giọng Nam sao cho giống thế nào trong khi lại dễ bị khán giả ghét vì giọng đó?
Tôi có đọc bình luận của khán giả. Họ nhận xét những câu như: Nói giọng nửa Nam nửa Bắc chẳng giống ai; Giả giọng rồi nghe cứng, nghe chua; Ghét giọng con vợ cũ này....Tôi đọc hết và thấy bình thường. Tôi xưa nay ít khi quan tâm đến khán giả nói gì, không phải vì tôi tự tin hay không tôn trọng khán giả. Tôi chỉ nghĩ ai cũng có quyền của mình, khán giả có quyền nhận xét và mình có quyền buồn hay không buồn. Nhưng khi làm phim này tôi thấy mình đã vượt qua chính mình.
Kịch bản còn phải chuyển từ giọng Bắc sang giọng Nam, nhiều từ mà khi nói cũng thấy mỏi miệng. Đến những tập cuối tôi thấy giọng mình ổn và không ân hận điều gì. Đến những tập về sau đọc kịch bản nhân vật Lam tôi cũng thấy mệt, mệt đến mức có lúc tôi muốn bỏ hết không còn muốn cố gắng nữa.
Mẹ bảo: "Đóng ghét thế, mẹ cũng thấy ghét mày luôn"
- Khi phim lên sóng chị xem và có thấy bực nhân vật Lam với tư cách khán giả?
Tôi có xem phim và chủ yếu để xem giọng mình có ổn không. Bản thân tôi khi đọc kịch bản cũng thấy ghét nhân vật Lam, thật sự thấy khó chịu. Tuy nhiên kịch bản phim nào cũng vậy, luôn phải có những nhân vật khác nhau để tạo sức hút. Nếu đóng mãi nhân vật hiền lành tử tế bị người khác bắt nạt không có màu sắc. Tôi nhận vai Lam vì muốn thay đổi bản thân. Sau này tôi cũng muốn thử sức với vai một cô gái đa nhân cách chứ không muốn đóng vai một cô gái hiền lành lúc nào cũng bị chèn ép, nói xấu hay hãm hại.
- Người thân nhận xét thế nào về vai diễn mới của chị?
Mẹ tôi bảo: "Đóng vai này ghét thế, mẹ cũng thấy ghét mày luôn". Còn bạn bè nói nhân vật này của tôi ăn mặc chỉn chu hơn các phim trước, giọng lại lạ nữa. Thậm chí có người hỏi tôi sao vai của mình lại lồng tiếng mà không biết đó là giọng Thúy Hằng. Thực sự là tôi đã tự làm khó mình.
- Nhiều khán giả nhận ra chị gầy hơn nhiều so với khi đóng "Lửa ấm". Là kịch bản yêu cầu Lam phải gầy hay chị giảm cân vì lý do nào khác?
Thực tế là tôi bị sụt 8 kg so cân so với thời kỳ đóng Lửa ấm, giờ chỉ còn 56 kg. Lý do là tôi bị mắc Covid 2 lần và cũng phải trải qua một cuộc phẫu thuật rồi bị nhiễm trùng nên sụt cân khá nhiều. Sau phim này tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho bản thân.
- Là diễn viên nhưng Thúy Hằng luôn "ở ẩn", ít dùng mạng xã hội, hiếm xuất hiện trên truyền thông trong khi đáng lẽ sống trong thế giới hào nhoáng đó mỗi khi có phim mới chị hoàn toàn có thể nắm bắt để xuất hiện nhiều hơn để lăng xê bản thân, đi sự kiện, thu tiền quảng cáo. Có mâu thuẫn nào ở đây?
Với tôi đóng phim là giải tỏa cảm xúc bản thân. Những stress mà bình thường mình không giải tỏa được với bất kỳ ai thì lồng cảm xúc đó vào phim. Lúc nào tôi làm gì cũng hết mình, cả đóng phim cũng vậy. Tôi muốn khán giả đánh giá mình bằng nghề chứ không phải vì scandal hay hở hang trên mạng. Tôi không cần khán giả phải biết đến mình ở ngoài đường. Tôi là người sống đơn giản, không cần quá nhiều đồ hiệu, miễn thế nào thấy thoải mái là được. Tôi muốn khán giả nhìn nhận mình với năng lực thực sự với tư cách diễn viên chứ không phải vì điều khác. Tôi không có mưu cầu sự nổi tiếng. Gần đây có một khán giả gặp tôi nói: Trông em giống cô diễn viên gì đang đóng phim phát trên VTV3 nhưng cô ấy là người miền Nam, già và béo hơn em nhiều.
Quỳnh An
" alt="Thúy Hằng vào vai vợ cũ Việt Anh đến mẹ ruột xem cũng ghét"/>Không chỉ là một loại hình nghệ thuật đậm chất trữ tình, thanh lịch, mang tính thẩm mỹ cao, quan họ còn được biết đến khi gắn liền với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc của người Kinh Bắc. Có lẽ vì thế không ít người vẫn nghĩ rằng, người hát quan họ thường là những nghệ nhân cao tuổi, được đào tạo bài bản. Thực tế, về với Bắc Ninh, có thể cảm nhận được gần như ai cũng có thể hát quan họ, thậm chí hát hay và truyền cảm, từ các em học sinh.
![]() |
Vốn yêu thích quan họ từ nhỏ, trước đây em Anh Thư (học sinh lớp 9, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh) thường tranh thủ học hát quan họ qua truyền hình, trong các lễ hội. Nhưng từ khi được học hát quan họ trong trường học, em đã thuộc được rất nhiều bài hát, hiểu được ca từ khó, có thể luyến láy lời dân ca vang, rền, nền, nảy như các liền anh, liền chị.
Cũng giống như Anh Thư, em Thu Hồng (học sinh lớp 8, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh) rất hứng thú khi được học dân ca quan họ trên lớp. Ngoài các giờ học này, về nhà, Hồng còn được tham gia những buổi sinh hoạt quan họ tại gia đình. “Bài dân ca quan họ lúc trầm, lúc bổng giúp em thư giãn sau mỗi giờ học. Không những thế, việc học hát và hát quan họ còn giúp em hiểu được đây là một di sản quê hương cần được gìn giữ, phát triển.” - Thu Hồng chia sẻ.
Được biết, để tạo điều kiện cho quan họ trường tồn và lan tỏa, thời gian qua, Bắc Ninh không chỉ quan tâm mở rộng các hình thức truyền dạy tại 31 làng quan họ gốc và các CLB quan họ thực hành, mà còn ban hành chế độ hỗ trợ, vinh danh các nghệ nhân quan họ, đầu tư xây dựng nhà chứa quan họ, đặc biệt là việc duy trì chương trình dạy hát dân ca quan họ Bắc Ninh cho học sinh các cấp, từ đó lan tỏa tình yêu quan họ trong trường học.
Tại trường THPT Lê Văn Thịnh (huyện Gia Bình, Bắc Ninh), nhà trường thường tổ chức dạy hát dân ca quan họ Bắc Ninh cho các em sau những giờ học căng thẳng. Để thu hút học sinh, nhà trường còn tổ chức nhiều cuộc thi hát quan họ nhằm động viên, khuyến khích các em hát hay.
Theo đại diện nhà trường, việc học hát quan họ không chỉ giúp các em học sinh hiểu và ý thức về giá trị của di sản quê hương, mà còn giúp các em hiểu thêm những nét đẹp truyền thống của văn hóa quan họ và con người Kinh Bắc xưa. Qua những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, trữ tình, các em còn được giáo dục thẩm mỹ, truyền thống văn hóa, phát triển nhân cách, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước…
Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể theo cách đặc biệt
Tháng 9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Suốt nhiều năm qua,tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Một trong những giải pháp bền vững, thiết thực là đưa dân ca quan họ vào giảng dạy trong các trường học.
Từ năm 2011, ngành giáo dục Bắc Ninh đã phối hợp với ngành văn hóa tổ chức các buổi tập huấn cho hàng trăm thầy, cô giáo âm nhạc, lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT, cán bộ phụ trách công tác văn thể của các trường phổ thông về việc sử dụng tài liệu giảng dạy dân ca quan họ Bắc Ninh trong trường học.
Đặc biệt, tài liệu, chương trình giảng dạy đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp biên soạn và được thẩm định về mặt khoa học âm nhạc cũng như khoa học sư phạm đưa nội dung giảng dạy vào từng cấp học phù hợp lứa tuổi. Về hình thức giảng dạy, bên cạnh việc kế thừa lối truyền dạy dân gian theo hình thức truyền khẩu, các thầy, cô giáo có kế hoạch, bài bản phù hợp với từng khối lớp, góp phần vào việc bảo tồn, phát triển dân ca quan họ toàn diện, hệ thống.
Theo đó, tất cả các trường, các cấp học từ mầm non đến THPT đều được truyền dạy với chương trình phù hợp. Đối với cấp học mầm non, các em được học 25 - 30 phút/tháng, các hoạt động gồm học hát quan họ thông qua đĩa CD, DVD, các hình ảnh trực quan, kết hợp với hoạt động tạo hình, cắt, xé trang phục quan họ... Ở bậc tiểu học, học sinh được học 16 tiết/năm học; bậc THCS học 17 tiết/năm học; bậc THPT học 12 tiết/năm học...
![]() |
Tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 603 CLB quan họ trường học, mỗi trường có ít nhất 1 CLB. Ngoài hoạt động giảng dạy trong nhà trường, tại các buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về dân ca quan họ, học sinh được giao lưu với các nghệ nhân, liền anh, liền chị quan họ, được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như tìm hiều về văn hóa mời trầu, tục kết bạn, giới thiệu nguồn gốc sinh hoạt văn hóa quan họ, nghề chơi quan họ, trang phục quan họ, giải thích về tên làng quan họ, nghe hát quan họ…
Theo đại diện Sở GD&ĐT Bắc Ninh, việc đưa di sản văn hóa dân ca quan họ vào giảng dạy trong các nhà trường được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận. Qua đó, giúp học sinh tìm hiểu, khám phá và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương; góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể...
Từ năm học 2020-2021, chương trình giảng dạy dân ca quan họ Bắc Ninh trong các trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh được biên soạn lại nhằm đảm bảo phù hợp với tâm lý lứa tuổi và các quy định trong chương trình tổng thể môn âm nhạc, môn giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm ở cả 3 cấp học.
Có thể thấy, sau hơn 11 năm được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, dân ca quan họ Bắc Ninh vẫn đang thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ. Góp phần quan trọng trong khôi phục và bảo tồn, phát triển kho tàng của quan họ, Bắc Ninh vẫn đang có những cách làm đặc biệt, hiệu quả, phát huy giá trị của các CLB quan họ “măng non”, cùng cộng đồng gìn giữ, bồi đắp và thăng hoa di sản.
Đình Sơn
" alt="Học sinh Bắc Ninh học hát quan họ trong trường để yêu quê hương đất nước"/>Học sinh Bắc Ninh học hát quan họ trong trường để yêu quê hương đất nước
Xem chi tiết tại đây.
Xem các môn khác tại đây.
Ban Giáo dục
" alt="Đề thi thử nghiệm môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia 2017"/>