Thanh tra Chính phủ chỉ ra một số trường hợp được chính quyền Lâm Đồng giao đất,ạmđấtđaiChủtịchtỉnhLâmĐồngbịđềnghịkiểmđiểtỷ số ngoại hạng anh thuê đất không thông qua đấu giá, vi phạm quy định của Luật Đất đai. Nhiều dự án được Nhà nước giao đất, thuê đất, thuê rừng không đưa đất vào sử dụng, để xảy ra lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, không chấp hành nghĩa vụ tài chính, vi phạm quy định nhưng chậm hoặc không được xử lý.
Một số trường hợp thấy đơn giá thuê chưa sát giá thị trường, chậm điều chỉnh sau khi hết thời hạn ổn định giá, để chủ đầu tư chiếm dụng số tiền thuê đất phải nộp, cá biệt có trường hợp miễn giảm sai quy định làm thất thu ngân sách.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của UBND tỉnh và cá nhân chủ tịch, các phó chủ tịch tỉnh về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan tới trách nhiệm quản lý, điều hành được nêu trong kết luận thanh tra.
Dưới đây là một số vụ việc nổi bật được Thanh tra Chính phủ "điểm mặt" trong kết luận thanh tra.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của 3 dự án do qua kiểm tra, xác minh có vi phạm pháp luật đất đai và đầu tư.
Một là dự án vườn ươm do Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt thuê tại phường 7, TP. Đà Lạt với diện tích gần 50.000 m2.
Tiến độ thực hiện dự án là từ 2014-2016. Ngày 16/1/2013, Chủ tịch tỉnh ban hành quyết định cho Công ty CP dịch vụ đô thị Đà Lạt thuê gần 80.000 m2 để thực hiện dự án vườn ươm. Xác minh thấy công ty không triển khai thực hiện dự án, chưa làm thủ tục điều chỉnh tên công ty sau khi cổ phần hóa, chưa điều chỉnh tên Hợp đồng thuê đất đã ký, chậm triển khai dự án do vướng khiếu nại của bà con. Công ty đã ký biên bản làm việc với đoàn thanh tra thống nhất làm thủ tục thu hồi dự án.
Hai là Dự án xây dựng khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp (King Palace), do Công ty TNHH Hoàn Cầu làm chủ đầu tư tại đường Trần Quang Diệu, phường 10 TP. Đà Lạt.
Công ty này được thuê đất năm 2014, diện tích hơn 158.000 m2. Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho công ty này thuê nhà, đất Dinh I để đầu tư khu du lịch khi không có trong Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 là vi phạm quy định Luật Đất đai 2013. Việc cho thuê nhà đất Dinh I và các biệt thự trên khuôn viên 1,86ha không thông qua đấu giá là vi phạm Nghị định 52/2009.
UBND tỉnh giải trình do các biệt thự và Dinh I xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập, trong khi ngân sách không có kinh phí sửa chữa. Địa phương đã kêu gọi đầu tư nhưng chỉ có Công ty TNHH Hoàn Cầu đăng ký nên được tỉnh đồng ý chỉ định cho thuê không qua đấu giá.
Thanh tra Chính phủ cho rằng: Trường hợp công ty này có nhu cầu thuê lại Dinh I và các biệt thự, đất trong khuôn viên thì xác định lại giá, cho thuê tài sản theo đúng quy định, tránh làm thất thu ngân sách.
Ba là Dự án xây dựng Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện Đức Trọng, do Công ty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư.
Năm 2012, tỉnh Lâm Đồng có quyết định cho phép Công ty này chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án kể trên với tổng diện tích đất chuyển mục đích là hơn 323 ha. Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp là hơn 226 tỷ đồng. Sau khi miễn giảm 30% số tiền sử dụng đất còn phải nộp là hơn 158 tỷ đồng.
Sau khi chuyển mục đích sử dụng đất, công ty không tuân thủ nghĩa vụ tài chính. Số tiền phải nộp là hơn 158 tỷ đồng nhưng dù nhắc nhở nhiều lần công ty vẫn không nộp. Tính đến 10/2018 tiền phạt chậm nộp là 104 tỷ đồng. Công ty còn nợ đọng tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng là hơn 6,6 tỷ đồng.
Đến ngày 9/10/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định số 2020 điều chỉnh lại Quyết định số 293 năm 2012, trong đó có nội dung chưa thực hiện chuyển mục đích sang đất ở đối với diện tích hơn 166 ha đã được chuyển mục đích từ năm 2012. Theo đó, diện tích đất ở đã được chuyển đổi từ năm 2012 trở về trạng thái đất chuyên dùng và công ty không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với số tiền hơn 262 tỷ đồng, bao gồm cả tiền phạt chậm nộp.
Thanh tra Chính phủ cho rằng: Việc UBND tỉnh không quyết định thu hồi đất là chưa thực hiện đúng theo quy định Luật Đất đai 2013, thể hiện sự tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
Trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm nêu trên thuộc Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục Thuế,...
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm việc thu hồi lại 13 biệt thự do Công ty Đào tạo nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin Cadasa tại số 16 đường Trần Hưng Đạo, TP. Đà Lạt và tiến hành thu hồi ngay các khoản tiền công ty Cadasa còn nợ, nộp ngân sách nhà nước. Trong trường hợp Công ty cố tình dây dưa, kéo dài, không chấp hành, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật hiện hành.
Năm 2005, công ty này được UBND tỉnh cho thuê 13 biệt thự. Nhưng thời gian thuê năm 2005-2015 công ty Cadasa thực hiện nghĩa vụ tài chính không đầy đủ với số tiền còn nợ là hơn 53,6 tỷ đồng (bao gồm tiền phạt chậm nộp, tiền thuê nhà, đất).
Ngoài khoản nợ này, từ 2016 đến nay công ty chưa trả lại nhà đất cho thuê, vẫn sử dụng nhà đất vào kinh doanh nhưng không kê khai, nộp tiền thuê đất. Năm 2017, UBND tỉnh có văn bản thu hồi lại các biệt thự, không cho công ty thuê tiếp. Sau khi bị thu hồi, công ty Cadasa khiếu nại, làm đơn kiện UBND tỉnh và tòa án đã tuyên hủy quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh. Hiện nay Sở Tài chính đang khởi kiện công ty Cadasa yêu cầu nộp tiền thuê đất, bàn giao lại biệt thự nhưng tòa án chưa đưa vụ việc xét xử dứt điểm.
Lương Bằng
Kiểm điểm, xử lý cá nhân sai phạm trong chuyển nhượng 'đất vàng' ở TP.HCM
- Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất tại số 8A Mạc Đĩnh Chi (quận 1).