Nơi đỏ lửa yêu thương
Long khá vui vẻ,ơiđỏlửayêuthươgiải vô địch quốc gia ả-rập xê-út hoạt bát. Đôi mắt biết cười của Long khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy vui. Tôi cũng vậy. Trong buổi chấp tác (rửa chén), Long bắt chuyện với tôi. Biết tôi người Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp, cậu có cảm tình. "Em thấy mấy người miền Trung chịu thương, chịu khó. Chắc do miền Trung nhiều thiên tai nên sinh ra tính cách đó phải không anh?". Qua trò chuyện, tôi biết Long là con một của một gia đình khá giả.
Khi đã đủ thân, xem nhau như bạn đồng tu, Long cởi mở hơn. Có lần Long nói, ai cũng nghĩ em sướng, hạnh phúc vì gia đình khá giả. Nhưng em không cảm thấy vậy. Ba má em không hạnh phúc. Họ có địa vị bên ngoài, khéo léo trong xã giao nhưng không thể hòa hợp với nhau. Long chứng kiến hầu hết những lần cãi vã của ba má. Rất lâu rồi, Long không được ăn cơm cùng ba má hoặc miễn cưỡng ăn chung cũng không vui vẻ.
"Có lúc em còn muốn bỏ nhà đi", tôi lặng người nghe Long kể. Đôi mắt vui ấy bỗng ngấn nước.
Tôi sinh ra trong gia đình không đủ ba má nên đến cả sự bất hòa của họ, tôi cũng không được chứng kiến. Tôi kể về nỗi bất hạnh thiếu vắng bóng cha từ nhỏ cùng những nỗi khó khăn khi sinh ra trong gia đình nghèo... không phải để than thở mà nhằm đồng cảm với Long. Rằng tôi cũng khổ. Ai cũng có những khó khăn riêng, để phải vượt qua và đứng vững trong cuộc đời.
Tôi vận dụng khả năng tư vấn của bản thân để chia sẻ với Long vì tôi hiểu, không phải thiếu niên nào cũng có thể nhìn thấu đáo các giềng mối quan hệ, chấp nhận sống chung với những vết rạn nứt của người thân. Long không phản ứng tiêu cực nhưng cậu từng có suy nghĩ tiêu cực, muốn bỏ nhà đi.
Gia đình là tổ ấm, là chốn về bình an, là nơi mà khi ngoài kia quá mệt mỏi người ta sẽ tìm về như một kết nối ổn nhất để sạc đầy năng lượng cho bản thân.
Nhưng, đó chỉ là lý thuyết nếu các mối quan hệ gia đình ấy bị nứt rạn hay bẻ gãy vì tác động bên trong hoặc bên ngoài, hay cả hai. Một trong những chỉ dấu cho thấy gia đình ấy còn ấm êm và có thể kết nối được với nhau không chính là bữa cơm gia đình.
Tôi thật sự nhớ những bữa cơm có người thân ngồi cùng nhau. Không khí chuẩn bị cũng là một sự gắn kết. Má lặt rau, ba cắm nồi cơm, con dọn chén bát, bà thì kêu réo từng đứa cháu lo sắp xếp công việc, ngưng tay để ăn cơm... Tiếng lách cách chén bát va vào cùng mùi thơm của thức ăn quyện trong gian bếp làm cho ngôi nhà sinh động, đầy năng lượng yêu thương.
Bao lâu rồi bạn không ăn cơm nhà? Trừ những trường hợp như tôi và những người phải tha hương mưu sinh, không ở gần người thân. Còn bạn, mỗi tuần sẽ ăn mấy bữa cơm với ba má mình?
Nhiều lần tôi nghe giảng sư khuyến khích những người trẻ nghĩ về ba má mình với lòng biết ơn. Có những buổi pháp thoại, vị giảng sư nhắc nhở, trong xã hội hiện đại, mọi người lao ra ngoài kiếm tiền, tạo dựng danh vọng, địa vị; rồi về nhà thì ôm điện thoại, lên mạng xã hội kiếm tìm thú vui. "Nhưng ít khi ngồi ăn chung với ba mẹ. Nếu có thì cũng ăn cho nhanh, vừa ăn vừa cầm điện thoại. Không ai nhìn kỹ mặt ai cả". Nghe vậy, cả hội trường rưng rưng. Dường như đó là sự thật trong nhiều mái nhà ngày nay. Nếu ở thôn quê thì vì đi tha hương, cách trở. Còn ở thành phố thì bận rộn, trái giờ.
Ăn vội. Hay không thể ăn cơm chung. Từ đó, căn nhà ít đỏ lửa, góc bếp bớt rộn ràng. Và vì thế, những gạch nối trong gia đình mờ nhạt hẳn đi.
Tôi may mắn được học Thiền sư Nhất Hạnh. Gần 20 năm trước thầy đã nói về việc kết nối cùng nhau qua những bữa ăn. Không chỉ là ăn mà là ngồi ăn có chánh niệm, bỏ điện thoại xuống và thưởng thức từng món.
Người phương Đông có tục thờ cúng ông Táo. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, hầu như nhà nào cũng cúng tiễn ông Táo về Trời. Nếu chứng kiến gia đình nào đó không đỏ lửa thường xuyên, vị thần trông coi nơi góc bếp lấy gì để báo cáo?
Tôi nghĩ, ngày 23 tháng Chạp, ngoài truyền thống cúng kính "xưa bày nay bắt chước", dịp này, người hiện đại có thể ngẫm về giá trị của cơm nhà, nơi đỏ lửa yêu thương. Đó chính là góc bếp. Nơi đây tiết lộ cho bạn biết nhà mình có còn ấm êm. Dù là nhà ở hiện đại hay nhà cấp bốn đơn sơ, cái bếp là thành phần không thể thiếu. Đó có lẽ cũng là lời nhắc, mỗi gia đình đừng thiếu những bữa cơm nhà, ngồi lại, có mặt cho nhau, nhìn kỹ người thân của mình với sự yêu thương, chia sẻ.
Duy trì thói quen này cũng là để ngăn những cách xa chỉ vì hiểu lầm, thiếu hiểu và thương.
Lưu Đình Long
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
Ông tâm sự, 2 vợ chồng đều chưa học hết cao đẳng nên chỉ có thể lao động chân tay chăm chỉ để nuôi sống cả gia đình. Tổng thu nhập của gia đình ông chưa đến 5.000 NDT/tháng (16 triệu đồng), sau khi trừ tiền thuê nhà, điện nước và các chi phí khác.
"Tôi là công nhân dọn vệ sinh 16 năm nay, công việc bắt đầu từ 4h-17h. Hiện tại, chúng tôi sống trong căn nhà thuê rộng khoảng 30m2, không có máy tính hay điều hòa, chỉ có tivi và một chiếc giường", bố của La Thừa Dục chia sẻ.
Khi biết tin con trai đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, vợ chồng ông vui mừng, hết lòng ủng hộ hoài bão của con. Bất chấp khó khăn về tài chính, ông vẫn muốn con được học hành tử tế. "Tôi sẵn sàng làm mọi thứ vì con. Dù có phải bán nhà hay đi vay lãi, tôi cũng chấp nhận để con tiếp tục đi học", tâm sự nghẹn ngào của ông bố nghèo nói với truyền thông.
Khi được hỏi về phương pháp dạy con, ông cho biết không đưa ra yêu cầu chỉ mong con chăm chỉ học để có tương lai tươi sáng: "Vợ chồng tôi không gây áp lực cho con. Cũng không đăng ký cho con vào bất kỳ lớp học thêm nào. Tôi chỉ tạo môi trường thoải mái nhất khi con ở nhà và cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập của con".
"Tôi biết con phải chịu áp lực học lớn. Đôi khi tôi cũng chỉ biết động viên con có thể chơi game để thư giãn. Nhưng con chưa bao giờ ngồi chơi quá 2 tiếng, phần lớn thời gian con dành vào việc học", ông bố công nhân chia sẻ.
Từ nhỏ, La Thừa Dục đã ham học hỏi và có hứng thú với môn Toán, Vật lý. Nam sinh cho hay đây là 2 môn học thú vị, rèn luyện được tư duy logic và khả năng sáng tạo. "Với tôi, mục đích học không phải để phục vụ thi cử, đơn giản là vì đam mê và mong muốn tìm hiểu kiến thức", nam sinh 18 tuổi thẳng thắn chia sẻ.
Nhắc về bố, La Thừa Dục cho biết: "Ông thường xuyên ra ngoài làm việc nên không có thời gian bên tôi. Tuy nhiên, bố vẫn hỗ trợ tôi nhiều về mặt tinh thần. Tôi biết, bố phải làm việc vất vả để có tiền lo cho gia đình. Thế nên, điều tôi có thể làm là chăm chỉ học tập, không để bố lo lắng".
"Tôi sẽ không lãng phí thời gian và tiền bạc của bố mẹ. Tôi biết, họ vất vả nên chưa bao giờ đòi hỏi. Tôi sẽ dùng công sức mình để đền đáp ơn dưỡng dục của bố mẹ. Tôi mong muốn bố mẹ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn", tân sinh viên bộc bạch.
Kết quả kỳ thi đại học là minh chứng cho sự chăm chỉ của La Thừa Dục. Bằng sự thông minh và cần cù, nam sinh đã giành được 'tấm vé' vào đại học top đầu Trung Quốc - Đại học Giao thông Thượng Hải.
Sau khi câu chuyện này lan truyền trên mạng xã hội, La Thừa Dục nhận được suất học bổng trị giá 10.000 NDT (33 triệu đồng) từ Quỹ phúc lợi xã hội của công ty Alibaba nằm trong Chương trình theo đuổi giấc mơ của sinh viên truyền cảm hứng tích cực năm 2023.
Theo Sohu
Nữ giám đốc 48 tuổi thi đại học lần 2 đỗ trường YTRUNG QUỐC - Nữ giám đốc 48 tuổi, ở Thanh Đảo (Trung Quốc) quyết định thi đại học lần 2 vào ngành Y học cổ truyền để phát triển sự nghiệp tuổi xế chiều, sau 25 năm gắn bó với nghề tư vấn." alt="Nước mắt ông bố nghèo có con đỗ đại học: ‘Bán nhà hay vay nợ vẫn cho con đi học’" />- Video bàn thắng U19 Indonesia 2-0 U19 Campuchia:
Sau chiến thắng tưng bừng 6-0 trước U19 Philippines ở trận ra quân, U19 Indonesia đặt mục tiêu giành 3 điểm trước U19 Campuchia để sớm góp mặt ở bán kết.Tuy nhiên, đội chủ nhà của giải U19 Đông Nam Á 2024 lại gặp rất nhiều khó khăn trước lối chơi tử thủ của đội bóng xứ sở Chùa tháp.
Tạo ra thế trận lấn lướt, kiểm soát bóng vượt trội nhưng đội bóng xứ sở Vạn đảo hoàn toàn bế tắc trong việc tìm đường vào khung thành của đối phương ở 45 phút đầu tiên.
Qua giờ giải lao, “Garuda” duy trì sức ép liên tục về phía khung thành của U19 Campuchia nhưng phải mãi đến phút 70 thế bế tắc mới được khai thông. Từ tình huống đá phạt góc của đồng đội, Kadek Arel bật cao đánh đầu lái bóng khiến thủ môn và hậu vệ U19 Campuchia không thể cứu thua.
Thừa thắng xông lên, U19 Indonesia duy trì sức ép liên tục, bóng chủ yếu lăn bên phần sân của U19 Campuchia. Tỷ số của trận đấu được ấn định ở phút 85, vẫn từ một tình huống đá phạt góc, Meshaal chớp thời cơ ghi bàn ở tình huống cận thành.
Thắng trận vất vả 2-0, U19 Indonesia giành tấm vé đầu tiên vào vào vòng bán kết giải U19 Đông Nam Á 2024.
Ở trận đấu trước đó, U19 Philippines cũng vất vả vượt qua U19 Timor Leste cũng với tỷ số 2-0.
Lượt trận cuối cùng của bảng A diễn ra vào ngày 23/7 tới, U19 Indonesia chỉ phải gặp U19 Timor Leste, trong khi U19 Campuchia sẽ quyết đấu U19 Philippines để cạnh tranh ngôi nhì, cùng hi vọng tấm vé vớt vào bán kết.
Bảng xếp hạng giải U19 Đông Nam Á 2024 mới nhất: U19 Việt Nam nguy cơ bị loại
Bảng xếp hạng U19 Đông Nam Á 2024 - Cập nhật liên tục bảng xếp hạng giải U19 Đông Nam Á 2024, nhanh, đầy đủ và chính xác nhất." alt="Kết quả bóng đá U19 Indonesia 2" /> GS. Shimon Sakaguchi trở thành Chủ nhân Giải thưởng Paul Elrich và Ludwig Darmstaedter, giải thưởng mang tên nhà miễn dịch học vĩ đại người Đức Paul Elrich (1854-1915) (Ảnh: IFReC, Đại học Osaka) - Những hiểu biết của chúng ta về Treg đã tác động như thế nào đến lĩnh vực miễn dịch nói chung và nghiên cứu về bệnh tự miễn nói riêng, thưa Giáo sư?
Nghiên cứu Treg trên toàn thế giới trong 25 năm qua (đối với tôi là hơn 40 năm) đã giúp xác định ba khái niệm cơ bản. Thứ nhất, các tế bào T tự phản ứng (tự miễn) (nguyên nhân gây nên các bệnh tự miễn khi các tế bào này bị biến đổi và tấn công cơ thể - PV) không hoàn toàn bị loại bỏ trong tuyến ức theo quá trình chọn lọc âm tính. Các tế bào này vẫn có thể hiện diện trong hệ thống miễn dịch ngoại biên của người bình thường.
Thứ hai, ở trạng thái bình thường, tế bào Treg ức chế quá trình nhân lên và hoạt động của các tế bào T tự miễn. Do vậy, tế bào Treg khi bị thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng có thể gây ra bệnh tự miễn.
Thứ ba, chúng ta có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh tự miễn bằng cách tăng số lượng hoặc chức năng của tế bào Treg trong cơ thể. Tương tự, Treg còn đóng vai trò trong miễn dịch ung thư và miễn dịch cấy ghép. Bởi thế, chúng ta có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tiêu diệt khối u bằng cách giảm hoạt động của tế bào Treg. Ở chiều ngược lại, nâng cao chức năng hoặc tăng số lượng tế bào Treg giúp chống thải ghép.
Tiềm năng “ngăn bệnh từ gốc” của tế bào T điều hòa
- Thực tế, liệu pháp tế bào nói chung và Treg nói riêng sẽ có tác dụng với người bệnh trên thế giới ra sao?
Thế giới đang tập trung nghiên cứu tế bào Treg trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Bởi, thay vì điều trị bệnh tự miễn theo triệu chứng, tức là phần ngọn thì chúng ta tìm cách ngăn ngặn bệnh từ gốc bằng việc tác động đến tế bào Treg. Tuy nhiên, theo tôi biết, hiện nay chưa có một phương thức điều trị nào chứng minh được hiệu quả cao trên người. Đây là thách thức và cũng chính là cơ hội để phát triển liệu pháp Treg có hiệu quả lâm sàng mong muốn.
- Cụ thể, việc chữa bệnh bằng liệu pháp Treg đang có những phương pháp nào và tiềm năng phát triển trong tương lai ra sao, thưa Giáo sư?
Hiện tại, việc tăng số lượng tế bào Treg trong cơ thể bằng cách tiêm IL-2 liều thấp hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, những tiến bộ mới về nghiên cứu Treg có thể giúp tìm ra các loại thuốc mới có khả năng tăng số lượng tế bào Treg gắn với kháng nguyên.
Một phương thức khác là tăng số lượng tế bào Treg trong ống nghiệm rồi truyền cho bệnh nhân để điều trị bệnh. Với cách làm này, giới khoa học và y học cũng hy vọng sẽ có phương pháp tạo ra tế bào Treg trong ống nghiệm với chức năng ổn định và đặc hiệu kháng nguyên nhằm giúp đỡ người bệnh.
- Thưa Giáo sư, sắp tới ông sẽ tới Hà Nội tham dự Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023. Giáo sư mong đợi gì từ sự kiện này và tại đây, ông dự tính sẽ có những chia sẻ về vấn đề gì?
Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” tại Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 là sự kiện đáng mong chờ với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành. Tại đây, tôi sẽ có bài thuyết trình với nội dung: “Liệu pháp tế bào T điều hòa giúp điều trị các bệnh miễn dịch” để chia sẻ cụ thể hơn về Treg cùng những nhà khoa học, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cũng như thế giới. Hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến giải mới cho liệu pháp này để giúp đỡ người bệnh trên khắp thế giới.
Xin cảm ơn Giáo sư!
GS. Shimon Sakaguchi là Nhà miễn dịch học và Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Tiên phong (IFReC), Đại học Osaka, Nhật Bản. Với công trình nổi tiếng về tế bào T điều hòa (Treg) và những đóng góp to lớn cho lĩnh vực y sinh, GS Sakaguchi đã nhận được rất nhiều các giải thưởng danh giá trên thế giới như William B. Coley Award (2004), Gairdner Foundation International Award (2015), Crafoord Prize (2017), Robert Koch Prize (2020).
Tại Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” ngày 18/12, cùng với Giáo sư Shimon Sakaguchi còn có sự tham dự của những nhà khoa học hàng đầu như:
Chủ toạ: GS. Đặng Văn Chí - Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Giáo sư Xuất sắc Bloomberg về Y học Ung thư tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
Diễn giả:
GS. Jang-Soo Chun - Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo Quốc gia Hàn Quốc về sinh bệnh học Viêm xương khớp
GS. Pascale Cossart, Viện Pasteur (Pháp) - Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư Danh dự và là nguyên Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur (Paris, Pháp). Bà cũng là nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu (Heidelberg, Đức) và đảm nhiệm vai trò Thư ký trọn đời cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
TS. BS Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng khoa Nội chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, và Giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni, Việt Nam
Đăng ký tham dự tại: https://support.google.com/drive/answer/6283888
Ngọc Linh(Thực hiện)
" alt="Người đầu tiên tìm ra tế bào ‘T điều hòa’ sẽ phát biểu tại VinFuture 2023" />Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt chương trình "Khuyến học - Hành trình tri thức". Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết chương trình nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời cho mọi người.
Cùng đó, chương trình góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Chương trình thực hiện ghi hình phóng sự thực tế kết hợp tọa đàm để lan tỏa, nhân rộng các mô hình học tập, nghiên cứu, những điển hình tiên tiến, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở khắp mọi miền Tổ quốc.
"Khuyến học - Hành trình tri thức” được phát sóng vào lúc 15h45, Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. Số đầu tiên sẽ lên sóng ngày 1/10/2023. Đánh giá về chương trình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai cho rằng, "Khuyến học - Hành trình tri thức" có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Cụ ông 78 tuổi tốt nghiệp bằng giỏi ĐH Luật Hà Nội
Ở tuổi 78, ông Ngô Tôn Đức (SN 1945, Hà Nội) vừa trở thành cử nhân cao tuổi nhất của Trường ĐH Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi." alt="Ra mắt chương trình truyền hình thúc đẩy khuyến học" />
- ·Nhận định, soi kèo nữ Necaxa vs nữ Pumas UNAM, 7h00 ngày 28/1: Khách lấn chủ
- ·Soi kèo phạt góc MU vs Tottenham, 23h30 ngày 14/1
- ·Bi kịch bị lãng quên của nhà khoa học phát hiện ra vi sinh vật
- ·Soi kèo phạt góc Arsenal vs Brighton, 21h00 ngày 17/12
- ·Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Nhìn lại 22 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia qua các năm
- ·Trường tiểu học Hồng Hà trả gần 250 triệu quỹ phụ huynh trong đêm
- ·Soi kèo phạt góc U23 Hàn Quốc vs U23 Uzbekistan, 19h00 ngày 4/10
- ·Nhận định, soi kèo Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1: Bất ngờ từ đội khách
- ·10X bỏ trường chuyên để du học, quyết định ‘gap year’ đi vòng quanh thế giới
- Trực tiếp bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Lào: Đá vì danh dựTrực tiếp bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Lào - U19 Đông Nam Á 2024, thuộc khuôn khổ lượt trận cuối bảng B giải U19 Đông Nam Á 2024, 15h00 hôm nay (24/7)" alt="Kết quả U19 Việt Nam 2" />
Lớp học vẽ tranh sơn dầu tại Đại học Mở dành cho người già ở quận Đông Thành, Bắc Kinh, năm 2023. Xu hướng này có thể thấy rõ trên nền tảng mạng xã hội phong cách sống Xiaohongshu của Trung Quốc. Đã có hơn 70.000 bài đăng về việc tham gia các lớp học tại các trường đại học dành cho người cao tuổi tính đến cuối tháng 10/2023. Hashtag “học đại học cho người già” đã thu hút hơn 7,7 triệu lượt xem.
So với khoảng 200-350 NDT (670-1,1 triệu đồng) cho một lớp yoga bình thường, trường đại học của Shiqi chỉ tính phí 450 NDT cho 15 lớp học kéo dài 1 giờ. Ngoài múa ba lê và yoga, nơi đây còn tổ chức các lớp dạy vẽ tranh sơn dầu, múa và hát Trung Hoa.
Với mức giá thấp, Shiqi không đặt nhiều kỳ vọng vào lớp học đầu tiên, tuy nhiên, cô nhận thấy người hướng dẫn yoga rất chuyên nghiệp và “các bạn học lớn tuổi” cũng rất thân thiện. Họ dường như không thấy phiền lòng trước số ít người trẻ như cô đang tham gia lớp học.
“Các bạn cùng lớp về cơ bản đều là những người dì lớn tuổi ở địa phương, và họ đều có tính cách rất tốt và dễ hòa đồng”, Shiqi nói. Các lớp học chỉ được tổ chức vào ban ngày các ngày trong tuần, nhưng thời gian phù hợp với Shiqi, một người làm nghề tự do không có giờ làm việc cố định. “Cuộc sống sau khi nghỉ hưu phong phú và thú vị hơn tôi tưởng tượng ban đầu”, cô nói.
Xu hướng “sinh viên lớn tuổi” đi học ĐH
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các trường đại học dành cho người cao tuổi Trung Quốc, tính đến năm 2019, có hơn 76.000 trường đại học dành cho người cao tuổi ở Trung Quốc, với hơn 10 triệu sinh viên đăng ký.
Khi dân số Trung Quốc tiếp tục già đi, với số người trên 60 tuổi dự kiến sẽ vượt 400 triệu người vào khoảng năm 2035, Chính phủ nước này đã đặt mục tiêu thành lập ít nhất một trường đại học dành cho người cao tuổi ở mọi khu vực cấp quận vào năm 2025.
Các trường đại học dành cho người cao tuổi đã thay đổi quan niệm của nhiều người cao tuổi Trung Quốc từ “sống sót trong tuổi già” thành “an hưởng tuổi già”.
“Già đi không phải điều khủng khiếp. Thay vào đó, từ bỏ, ngừng bước về phía trước và mất hy vọng mới là điều tồi tệ nhất", một sinh viên lớn tuổi chia sẻ.
Đầu tháng 10/2023, nhân viên tuyển sinh của một trường đại học cho người già ở quận Đông Thành chia sẻ rằng nhiều thanh niên ở độ tuổi 20 đã đăng ký tham gia các lớp học năm nay, trong khi trước đó những sinh viên trẻ nhất chỉ khoảng 40 tuổi.
“Gần đây có khá nhiều bạn trẻ hỏi về việc đăng ký các lớp học”, một nhân viên tuyển sinh của Đại học dành cho người cao tuổi Cáp Nhĩ Tân nói với Sixth Tone. Người này cho biết các lớp học như thái cực quyền, khiêu vũ và piano là phổ biến nhất.
Shiqi bắt đầu chia sẻ trải nghiệm của mình trên tài khoản Xiaohongshu và thu hút vô số câu hỏi từ cư dân mạng tò mò.
Zhang, một nhà thiết kế 23 tuổi ở Bắc Kinh, đã xem các bài đăng của Shiqi và đăng ký lớp học vẽ tranh sơn dầu và yoga tại cùng một trường đại học cho người già.
“Tôi muốn vận động hoặc giãn cơ một chút bằng cách tập yoga, vì ngồi trước máy tính hàng ngày khiến tôi cảm thấy rất cứng nhắc”.
Từng học nghệ thuật ở trường đại học, Zhang rất quen thuộc với các lớp học vẽ. Tuy nhiên, cô thấy việc vẽ tranh với người già thậm chí còn thư giãn và dễ chịu hơn. “Không quan trọng các cô dì hướng ngoại hay hướng nội, họ rất kiên nhẫn với bạn và không khí chung rất ấm áp”.
Tuy nhiên, cũng có những lời chỉ trích rằng những người trẻ đang chiếm dụng các nguồn tài nguyên giáo dục có giá trị dành cho người già. “Những nơi này nên được dành cho những người lớn tuổi cần chúng”, một người dùng trên nền tảng mạng xã hội Weibo viết.
Trong khi các trường đại học dành cho người cao tuổi thường có yêu cầu nghiêm ngặt về độ tuổi trên 50, một số trường đại học như trường Shiqi theo học lại mở cửa cho những người trẻ tuổi hơn.
Xu hướng tham gia các lớp học dành cho người cao tuổi chỉ là một ví dụ về việc người trẻ sử dụng các nguồn lực nhắm vào nhóm nhân khẩu học lớn tuổi hơn, với hoạt động này được gọi là “tiêu dùng tự do của người cao tuổi”.
Các ví dụ khác bao gồm việc giới trẻ Trung Quốc chọn ăn tại căng tin cộng đồng người cao tuổi và tham gia các chuyến du lịch nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi do tính tiện lợi và rẻ tương đối của chúng.
Một bài bình luận của tờ China Youth News cho rằng xu hướng này là kết quả của thói quen tiêu dùng đang thay đổi của thế hệ trẻ cũng như sự nhạy cảm về giá cao hơn và sự tập trung vào sự tiện lợi của thế hệ trẻ.
“Điều xã hội nên làm nhiều hơn là đổi mới hơn nữa các mô hình kinh doanh và dựa vào cộng đồng, trường đại học và các thành phần khác để cung cấp các lựa chọn tiêu dùng toàn diện và giá cả phải chăng hơn cho giới trẻ”.
Tử Huy
Trung Quốc làm gì để ‘xóa sổ’ ngành công nghiệp tỷ đô dạy thêm, học thêm?Ngành công nghiệp dạy thêm ở Trung Quốc trị giá 2 nghìn tỷ NDT (310 tỷ USD) nhanh chóng bị đóng băng sau chính sách 'giảm kép'. Mới đây, Bộ Giáo dục nước này tiếp tục ban hành “Biện pháp xử lý hành chính đối với hoạt động dạy thêm”." alt="Kỳ lạ giới trẻ chọn theo học các trường đại học dành cho người cao tuổi" />GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Theo GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, khâu kiểm chứng cuối cùng của công tác đào tạo là tại các trường học và việc này chỉ được kiểm chứng qua thực tiễn.
“Thiếu khâu này, chúng ta chỉ ngồi để khen nhau mà thôi... Nếu hỏi tôi rằng sinh viên trường tôi có được đào tạo tốt hay không, bao giờ tôi cũng nói tốt. Nhưng đó là tự nói về mình, còn thực tiễn và “va đập” trước thực tế, mới có những hồi đáp để điều chỉnh. Đây là việc có ý nghĩa rất lớn với công tác đào tạo của nhà trường”.
Ông Minh cho rằng sự đồng hành, hỗ trợ của các trường học góp phần quan trọng trong việc đào tạo sinh viên sư phạm - những giáo viên trong tương lai.
Ông Đoàn Minh Châu, Phó chủ nhiệm CLB Hiệu trưởng các trường THPT công lập Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) cho hay, hàng năm, nhà trường thường tiếp nhận hàng trăm sinh viên của các trường về thực tập như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Giáo dục-ĐHQGHN, Trường ĐH Thủ đô...
Cũng qua đó, ông Châu nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong thực tập sư phạm mà thực tế nhiều năm qua gặp phải.
Theo ông Châu, vẫn còn một số sinh viên kiến thức hạn chế. “Ngược lại, trong chương trình đào tạo của đại học sư phạm, có những vấn đề sinh viên được học cao quá, nhưng khi quay trở lại dạy phổ thông, học sinh lại không theo kịp”, ông Châu nói.
Cũng theo ông Châu, thậm chí, một số sinh viên chưa biết soạn giáo án (lập kế hoạch bài dạy). Một số sinh viên chưa chủ động tiếp cận học sinh để nắm bắt tình hình lớp.
Đa số sinh viên còn lúng túng trong xử lý các tình huống sư phạm, đặc biệt là trong công tác giáo dục học sinh, phối hợp với phụ huynh và các tổ chức trong trường để xử lý các trường hợp cá biệt...
Tuy nhiên, ông Châu cũng cho rằng, vấn đề cũng đến cả từ giáo viên hướng dẫn. Ông Châu lấy dẫn chứng ngay tại trường mình, không phải giáo viên nào hướng dẫn cũng nhiệt tình, suôn sẻ. Theo ông Châu, đây là vấn đề thực tế đối với công tác thực tập sư phạm không chỉ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai mà các trường THPT nói chung.
“Một số giáo viên giao phó hoàn toàn cho sinh viên công tác chủ nhiệm, giảng dạy. Tức là khi có sinh viên thực tập là giao phó cho tất cả, như giáo viên chính thức. Giáo viên hướng dẫn rất hời hợt, cho sinh viên dạy để được nghỉ ngơi. Một số giáo viên lợi dụng việc có sinh viên thực tập để tranh thủ không dạy.
Một số giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình hướng dẫn thực tập, thậm chí có giáo viên không cho sinh viên dự giờ, rút kinh nghiệm. Giáo viên chưa hướng dẫn sinh viên soạn giáo án (lập kế hoạch bài dạy) hay chưa duyệt giáo án đã cho sinh viên lên lớp”, ông Châu nói.
Ông Châu cũng đề nghị các nhà trường có sinh viên đến thực tập không chỉ phân công giáo viên hướng dẫn mà cũng cần yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập, về quy trình tìm hiểu thực tế đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan. Cùng đó, cần kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, thường xuyên gặp và trao đổi, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn các em theo đúng quy trình.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, sinh viên sư phạm không chỉ cần học kiến thức trong trường đại học, cần được dạy nhiều hơn về kỹ năng sống và giá trị sống.
Do đó, ông Hòa mong trường sư phạm không chỉ dạy kiến thức, cần tăng cường dạy giá trị sống cho sinh viên. “Dạy học là truyền cảm hứng. Các phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng nếu cứ cứng nhắc trong phương pháp dạy học sẽ không truyền được cảm hứng cho học sinh. Nếu chỉ chăm chăm lo vào dạy, thực hiện giáo án sẽ thất bại”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cũng mong muốn trường sư phạm quan tâm đến thực chất của việc thực tập sư phạm của sinh viên. “Chỉ có mấy tuần thôi, nhưng có khi lại là quãng thời gian rèn nghề hiệu quả nhất, tập trung nhất và giúp sinh viên trưởng thành từ đây”.
Cũng chính vì những điều này, PGS.TS Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), cho hay nhà trường muốn triển khai mạng lưới đối tác phát triển nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm với mục đích tạo sự kết nối chặt chẽ giữa trường và các cơ sở giáo dục.
Qua đó, mạng lưới cung cấp cơ hội thực hành, thực tập và trải nghiệm thực tế cho sinh viên sư phạm thường xuyên, liên tục và đa dạng, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm và duy trì quá trình phát triển nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, mạng lưới này cũng hình thành đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm; nâng cao hiệu quả phát triển nghề nghiệp không chỉ cho sinh viên sư phạm mà còn cho chính giáo viên tại ở các cơ sở giáo dục.
Hà Nội thiếu 11.000 giáo viên: 'Giai đoạn thực sự khó khăn cho ngành giáo dục'
Thiếu biên chế giáo viên ở các trường công lập tại Hà Nội là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và đề nghị sớm có giải pháp khắc phục." alt="Sinh viên sư phạm thực tập chưa được tạo điều kiện đúng mức" />
- ·Soi kèo góc Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1
- ·Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024 hôm nay 31/7
- ·Ra mắt Language Hub
- ·Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng đội Thái Lan ở giải Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1: Chủ nhà thắng thế
- ·Đánh bại Indonesia, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chờ quyết đấu Thái Lan
- ·Vì sai lầm trong cách giáo dục, tôi từng bị phụ huynh bạo hành tinh thần
- ·Cầu thủ Việt ‘ngại’ xuất ngoại: Đến lúc VFF cần hành động
- ·Nhận định, soi kèo Burnley vs Leeds United, 3h00 ngày 28/1: Khó thắng
- ·Thêm 9 giảng viên ngừng việc vụ nợ lương nửa năm