Tháng 9/1939, gia đình Glazewski chôn giấu nhiều món đồ bằng bạc, trước khi bỏ chạy khỏi trang trại ở miền đông Ba Lan. Lúc ấy, chỉ còn người đứng đầu gia đình - ông Adam Glazewski ở lại.
Ông Adam có 4 người con trai. Sau khi rời quê hương, họ định cư ở khắp nơi trên thế giới. Bí mật về kho báu gia đình đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sau khoảng 80 năm sau, anh Jan Glazewski, cháu trai của ông Adam, đã tìm thấy kho báu dựa vào tấm bản đồ vẽ tay cha để lại.
Jan Glazewski sống ở Nam Phi, là giáo sư tại Đại học Cape Town. Năm ngoái, anh chia sẻ câu chuyện của gia đình mình trong bài giảng ở khoá học hè của Đại học Cape Town.
Năm 1989, cha đưa cho anh tấm bản đồ ông tự vẽ tay dựa theo trí nhớ của mình, cùng một bản hướng dẫn. Ông thường kể cho anh nghe về cái ngày cả gia đình chôn kho báu và bỏ chạy.
Mẹ của Jan còn cẩn thận bọc lại ga trải giường, cất vào vali vì nghĩ rằng sẽ sử dụng khi quay trở về. Tuy nhiên, mong muốn của bà không bao giờ trở thành hiện thực.
"Cha tôi viết ở phía cuối tấm bản đồ rằng con phải tìm thấy những món đồ bạc của gia đình. Lời nhắc nhở làm tôi xúc động và truyền cảm hứng khiến tôi phải thực hiện ước mơ này", anh cho biết.
Cuộc tìm kiếm này không dễ dàng. Gia đình anh Jan sống ở Nam Phi. Cha anh mất năm 1991.
Vài năm sau khi nhận tấm bản đồ, anh từng trở lại khu đất theo chỉ dẫn nhưng tất cả chỉ là rừng cây um tùm. Phải đến năm 2019, anh mới quay trở lại quê hương để tiếp tục tìm.
"Việc tìm kiếm giống như mò kim đáy bể", anh nói.
Với sự hỗ trợ của người thân và 2 thợ dò kim loại, anh đã vượt qua mọi khó khăn. Sự kiên nhẫn và quyết tâm của anh cuối cùng đã được đền đáp.
Một kho báu không chỉ có giá trị vật chất mà còn là kỷ niệm gia đình đã được tìm thấy. Điều này khiến anh rất xúc động.
"Chạm vào những món đồ của mẹ được đóng gói cẩn thận khiến tôi rất xúc động. Với tôi, đó là những món đồ vô giá, đầy ý nghĩa", anh chia sẻ.
Trong kho báu anh tìm được, có một số đồ trang sức của người mẹ quá cố, chiếc thìa khắc tên cha, nhiều đồ có tên viết tắt của bà...
Việc gián đoạn chủ yếu liên quan đến thiếu hụt nguồn cung mô-đun máy ảnh trên bốn mẫu iPhone 13. Nguồn tin từ chuỗi cung ứng trước đó dự báo việc ra mắt iPhone 13 năm nay sẽ tương đối suôn sẻ do những thay đổi trên thiết bị không đáng kể và Apple đã dự trữ nhiều linh kiện quan trọng.
Tuy nhiên, nếu như năm ngoái, bộ chống rung hình ảnh quang học (OIS) chỉ có mặt trên iPhone 12 Pro Max, năm nay, nó lại xuất hiện trên cả bốn mẫu. Điều đó đặt các nhà cung ứng vào tình thế phải đẩy mạnh sản xuất mà không được làm giảm chất lượng trong bối cảnh khó khăn vì Covid-19.
Cảm biến OIS trên máy ảnh giúp người dùng quay phim, chụp ảnh nét hơn ngay cả khi đang chuyển động. Đây là một bước tiến so với các ống kính đời trước.
Theo một nguồn tin của Nikkei, các đơn vị lắp ráp vẫn sản xuất iPhone 13 song lượng dự trữ mô-đun camera đang ở mức thấp. Tình hình có thể cải thiện từ giữa tháng 10.
Website Apple ghi rõ, thời gian chờ giao hàng iPhone 13 Pro màu Sierra Blue dung lượng 512GB là tối đa 5 tuần tại Trung Quốc, tại Nhật Bản là 5 tuần và tại Mỹ là 4 tuần. Ngay cả thời gian giao hàng của iPhone 13 mini cũng là từ 7 tới 10 ngày tại ba thị trường kể trên.
Như nhiều doanh nghiệp khác, Apple phải đối phó với cuộc khủng hoảng chip và linh kiện chưa có tiền lệ trong cả năm. Công ty phải chuyển đổi một số chip vốn dành cho iPad sang iPhone 13. Điều đó dẫn tới thời gian giao iPad và iPad mini mới cũng kéo dài hơn dự kiến. Apple giới hạn người dùng tại Trung Quốc chỉ được mua 2 iPad mới, dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang căng thẳng.
Trong lúc này, nhiều đối tác Apple đối diện với một vấn đề khác, đó là vài thành phố thuộc tỉnh Giang Tô, Triết Giang và Guảng Đông – nơi tập trung nhiều nhà sản xuất công nghệ - thực hiện chính sách cắt giảm điện công nghiệp. Họ phải tạm dừng hoặc giảm hoạt động sản xuất từ 26/9 đến hết tháng.
Theo Nikkei, các đối tác lắp ráp iPhone lớn – Foxconn, Pegatron và Luxshare – chưa bị ảnh hưởng lớn từ chính sách cắt điện. Tuy vậy, chuỗi cung ứng bị đe dọa vì dừng sản xuất tại các nhà sản xuất nguyên vật liệu, linh kiện, mô-đun. Các nhà cung ứng lo ngại tháng sau sẽ đón một đợt cắt điện bất ngờ khác.
Du Lam (Theo Nikkei)
Các nhà sản xuất cảnh báo quy định hạn chế cung ứng điện tại Trung Quốc sẽ tàn phá hơn nữa chuỗi cung ứng công nghệ trước mùa cao điểm.
" alt=""/>iPhone 13 đến tay khách hàng muộn hơn do Covid