Đức cho biết, do không để chuông báo thức nên em đã ngủ quên. “Tới khi cô chủ nhiệm gọi vì em không có mặt tại điểm thi, em mới phi xe chạy nhanh tới”, Đức kể lại.
Đến trường thi, Đức nhờ bác bảo vệ vào báo cáo hội đồng thi. Khi bảo vệ của điểm thi quay ra thông báo muộn và bảo em về, thì Đức đã gào khóc nức nở.
Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ được Sở GD-ĐT Hà Nội phân công làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, có nhận được thông tin do bảo vệ báo cáo và thực hiện theo đúng quy chế thi. Theo quy chế, thí sinh này đến muộn quá 15 phút phát đề thi nên không được phép vào trường thi.
Theo đoạn clip được camera của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam ghi lại, nam sinh Nguyễn Kim Đức đã đến điểm thi vào lúc 7h52 sáng ngày 8/7.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, một bảo vệ đã đi về phía trong điểm thi để báo cáo sự việc.
Theo lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được Bộ GD-ĐT công bố, thời gian các thí sinh bắt đầu làm bài thi buổi sáng ngày 8/7 là 7h35p.
Như vậy, nam sinh Nguyễn Kim Đức đã đến điểm thi này muộn quá 17 phút.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định. Nếu thí sinh đến muộn quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự buổi thi đó.
Hình ảnh camera Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam ghi lại. |
Đây là sự việc đáng tiếc đối với nam sinh này và cũng bài học kinh nghiệm đối với các thí sinh khác trước những kỳ thi quan trọng.
Được biết, hiện giáo viên chủ nhiệm cùng Ban giám hiệu Trường THPT Lương Văn Can đã giúp Đức liên hệ hội đồng thi để xem xét cho em được thi tốt nghiệp THPT vào đợt 2.
Thanh Hùng
Em Nguyễn Kim Đức, Trường THPT Lương Văn Can (Hà Nội) đã bất lực khóc và hét lên “Con mất tất cả rồi” khi đi muộn, không được vào thi THPT Quốc gia. Rút ra bài học sâu sắc, Đức chuẩn bị tinh thần thi lại vào năm sau.
" alt=""/>Camera xác định thời điểm nam sinh Hà Nội gào khóc vi đi thi tốt nghiệp THPT muộn“Chúng tôi cũng không chủ quan mà xác định phòng dịch là ưu tiên số một. Vì thế, bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành, những ngày này, chúng tôi vẫn đến trường làm việc, bởi mình càng thực hiện phòng chống tốt thì càng nhanh hết dịch” – thầy Xoan chia sẻ.
Công tác vệ sinh trường lớp được các thầy cô thực hiện thường xuyên tại các nhà trường xã Sơn Lôi - Ảnh: Nhà trường cung cấp
Nhà ở xã Hương Canh, cách tâm điểm dịch Sơn Lôi chừng 5km nhưng từ khi học sinh được nghỉ học đến nay, thầy Nguyễn Văn Tình – Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Lôi, ngày nào cũng đến trường để nắm bắt tình hình, kịp thời báo cáo, chỉ đạo, điều hành.
Thầy cho biết, mặc dù phong tỏa toàn xã nhưng do là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương nên thầy vẫn được phép vào trường để hoàn tất một số công việc, sẵn sàng làm việc trực tuyến tại nhà.
“Những ngày qua, người thân trong gia đình thấy mình vào tâm dịch đều đặn cũng rất e ngại nhưng mình luôn cập nhật thông tin, kiến thức, thực hiện đầy đủ khuyến cáo của ngành y tế, làm tốt công tác chuẩn bị, phòng dịch từ cá nhân đến trường lớp nên mọi thứ đến giờ vẫn yên tâm” – thầy Tình cho biết.
Người “ở trong” động viên người “ở ngoài”
Trường THCS Sơn Lôi của thầy Nguyễn Văn Tình có 563 học sinh đều là người địa phương, 31/32 cán bộ, nhà giáo, người lao động sống ở ngoài xã, ngoại trừ thầy giáo Ngữ văn Trần Quang Thành. Nhà trường vẫn thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo trong khung thời gian 7h30-8h30 hàng ngày về tình hình sức khỏe của giáo viên, học sinh.
Tính đến sáng 13/2, 100% học sinh đều khỏe mạnh, an toàn. Ghi nhận ý kiến từ các phụ huynh và giáo viên cho thấy, mọi người đồng tình, ủng hộ việc cách ly, phong tỏa dịch bệnh. Thông qua internet, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục phối hợp với giáo viên bộ môn lên lịch ôn tập các môn, hướng dẫn học sinh theo từng ngày.
Theo thầy Tình, nhà trường hiện chỉ có một cô giáo bị ho thông thường nhưng lâu khỏi, đã được cách ly tại trung tâm y tế.
Các chốt trạm kiểm soát dịch bệnh tại xã Sơn Lôi. Ảnh: Dương Hùng
Những ngày này, thầy giáo Trần Quang Thành – người ở tâm dịch thường xuyên trực tại trường, cập nhật thông tin mọi việc đang được các bên đồng lòng, chung tay kiểm soát tốt; luôn động viên đồng nghiệp ở ngoài yên tâm, giữ gìn sức khỏe, không lo lắng, hoang mang thái quá.
Nhà tại xã Sơn Lôi, nơi có bệnh nhân dương tính với Covid-19, cô Nguyễn Thị Hồng Loan – Hiệu trưởng trường Mầm non Sơn Lôi cũng chọn thái độ sống tích cực, khẩn trương phòng trừ dịch bệnh.
Ngay khi có quyết định phong tỏa xã Sơn Lôi chiều tối 12/2, cô Loan cùng nhiều giáo viên đã thức khuya, phối hợp phụ huynh học sinh thông tin hai chiều về tình hình sức khỏe, ghi nhận tâm tư, chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học và khuyến cáo các phụ huynh yên tâm phòng dịch tại chỗ, lương thực, thực phẩm sẽ được chính quyền cung cấp kịp thời tại nhà văn hóa xã, thôn.
Với 620 học sinh, hiện nhà trường ghi nhận được trường hợp mẹ một cháu bé có tiếp xúc với người dương tính với Covid-19. Ngành y tế đã thực hiện cách ly cả gia đình. Trong đó, qua 2 lần xét nghiệm máu gần đây, kết quả của 2 bố con đều âm tính. Nhà trường đã thực hiện phun khử khuẩn 2 lần, rắc vôi bột và lau chùi trường lớp hàng ngày; chuẩn bị nước rửa tay khô cho từng nhóm lớp, sẵn sàng cho việc đón trẻ trở lại lớp học.
Cô Ngô Thị Như Lan – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lôi A – ngôi trường có 677 học sinh; 8/31 cán bộ, thầy cô và người lao động là người trong xã, cho biết, chưa ghi nhận được ý kiến, phản hồi lo lắng, e ngại của giáo viên và phụ huynh. Mọi người đều có ý thức tuân thủ vấn đề vệ sinh, sinh hoạt của các gia đình vẫn diễn ra bình thường, ngoại trừ việc tránh tụ tập ra ngoài nên đường phố cũng vắng vẻ hơn.
Trong trường, cô Lan nêu cao thông điệp: Tuyệt đối không giáo viên nào bỏ quên kiến thức cho học sinh. Bằng mọi giá phải kết nối, giao bài tập, phối hợp với phụ huynh chỉ dạy trực tuyến cho học sinh, cùng quản lý, kèm cặp con em.
“Bên trong, tất cả vẫn đồng tâm hiệp lực chống dịch. Thậm chí, chúng tôi luôn phải trấn an, làm yên lòng những người ở ngoài vùng dịch” – cô Lan nói.
Thầy giáo Dương Khánh Toàn đi đến nhiều trường để chia sẻ, ủng hộ các vật dụng phòng hộ sát khuẩn cần thiết những ngày vừa qua - Ảnh: FBNV
Trong khó khăn, những hành động nhỏ thể hiện sự nhường nhịn, san sẻ, chung tay của chính những thầy cô giáo đã làm nên những câu chuyện đẹp.
Những ngày vừa qua, vợ chồng thầy giáo Dương Khánh Toàn (Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Quang Hà) và cô giáo Nguyễn Thị Đông (Trường THCS Thiện Kế - Bình Xuyên) không quản ngại đi vào tâm dịch để phát tận tay hàng nghìn khẩu trang y tế, nhiều thùng nước sát khuẩn khô, nước sát trùng tẩy rửa để vệ sinh đồ dùng lớp học cho các trường thuộc xã Gia Khánh, Thiện Kế, Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Song song với đó, thầy tích cực làm tốt công tác chuyên môn với việc ra đề, giảng bài online cho học sinh tự học.
Tất cả thầy cô giáo ở nơi tâm điểm Covid-19 đều vào cuộc, chung tay với sự khẩn trương, tích cực nhất. Tất cả chỉ có một mong muốn nhanh chóng xua tan bệnh dịch, sớm được quay trở lại nhịp sống thường nhật.
Nguyễn Nga
- Nhận thấy tình hình khan hiếm khẩu trang và khả năng dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, một số trường đã sản xuất khẩu trang và cấp phát miễn phí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.
" alt=""/>Những người thầy thầm lặng tại nơi tâm dịch Vĩnh PhúcHai năm trước, lần đầu tiên FDA chứng nhận các mẫu máy trợ thính không kê đơn, giúp nhiều người Mỹ mất thính lực được hỗ trợ hơn.
Theo Apple, tính năng hoạt động bằng cách khuếch đại một số âm thanh như giọng nói, trong khi giảm âm lượng âm thanh khác như tiếng ồn.
Người dùng có thể kiểm tra thính lực trong ứng dụng Apple Health, sau đó AirPods tự động điều chỉnh dựa theo kết quả. Dù vậy, tính năng chỉ khả dụng trên AirPods Pro 2.
FDA cho biết đã thử nghiệm tính năng trợ thính của Apple trong nghiên cứu lâm sàng trên 118 đối tượng tin rằng họ bị mất thính lực nhẹ hoặc trung bình.
Theo đó, những người thiết lập AirPods thông qua bài kiểm tra thính lực của Apple nhận thấy những lợi ích tương tự với người được chuyên gia cài đặt tai nghe cho.
Các nhà thính học cho hay, máy trợ thính không kê đơn là tốt nhất đối với những người mất thính lực từ nhẹ đến trung bình. Nó sẽ là cầu nối cho những ai chưa thể tìm kiếm sự giúp đỡ vì những yếu tố như chi phí hay thẩm mỹ.
Jackie Clark, Giáo sư lâm sàng về thính học tại Đại học Texas, chia sẻ: “Ngay cả khi mất thính lực nhẹ, chất lượng sống của cá nhân vẫn suy giảm do một số tự cô lập khỏi cộng đồng của mình”.
Apple là một trong những thương hiệu tai nghe phổ biến nhất thế giới, chiếm 19,2% thị phần toàn cầu, theo hãng nghiên cứu IDC.
Một số người có thể thấy AirPods Pro 2 hấp dẫn hơn máy trợ thính truyền thống vì cần phải thực hiện bài kiểm tra, kê đơn và bỏ ra hàng nghìn USD cho thiết bị.
Jitesh Ubrani, Giám đốc nghiên cứu IDC, cho rằng nhiều thương hiệu muốn gia nhập thị trường máy trợ thính không kê đơn vì có một phân khúc khách hàng – thường trên 40 tuổi – đối mặt với tình trạng mất thính lực nhưng lại không muốn đeo máy trợ thính vì nó làm họ trông già hơn. Khi đưa tính năng này lên AirPods Pro 2, Apple có thể tạo tác động lâu dài đến thị trường.
Song, tai nghe tiêu dùng không phải giải pháp tốt cho những người mất thính lực nặng và hầu hết các máy trợ thính không kê đơn vẫn cần được điều chỉnh bởi chuyên gia.
(Theo Washington Post)
" alt=""/>AirPods trở thành máy trợ thính