Liên doanh Viettel – Vietinf – VVT - ITD sẽ chính thức triển khai dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 từ tháng 7/2019.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ký hợp đồng triển khai dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 với Liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Hạ tầng Vietinf, Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ viễn thông Việt Vương, Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (Viettel-Vietinf-VVT-ITD).
Theo đó, liên doanh Viettel – Vietinf – VVT - ITD sẽ chính thức triển khai dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 từ tháng 7/2019. Dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 do liên danh Viettel triển khai chiếm 30% số trạm trên toàn quốc, và đặt biệt số lượng trạm này đặt trên các trục đường quốc lộ lớn, quan trọng.
Liên danh Viettel thắng thầu nhờ có hệ thống hạ tầng viễn thông rộng khắp, các giải pháp về công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu, có lực lượng nhân sự sẵn sàng hỗ trợ ở tất cả các địa phương, và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu cao về tính an toàn bảo mật. Đồng thời, Viettel cung ứng giải pháp thanh toán điện tử ViettelPay và kết nối đến các dịch vụ mobile money khác để thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán trực tiếp các dịch vụ, khắc phục bất cập hiện nay trong thu phí tự động không dừng là việc dán, nộp tiền vào thẻ còn hạn chế, khiến các trạm thu phí đã triển khai thu phí không dừng vẫn phải kết hợp thu phí thủ công.
" alt=""/>Viettel sẽ triển khai 30% số trạm thu phí không dừng trên toàn quốcMột phần giao diện của website Tidy.vn.
Ý tưởng thành lập Tidy đến với Mai Huy Mão, giám đốc và sáng lập viên của Tidy, từ cách đây hơn 2 năm. Khi đó Mão muốn tìm một người thợ ảnh đến nhà chụp cho em bé mới sinh nhưng đã phải mất nhiều giờ để hỏi người quen và tìm kiếm trên mạng. Điều tương tự cũng xảy ra khi Mão muốn tìm một người thợ sửa điều hoà vào một ngày đầu hè trời nóng 40 độ.
Khi đem trao đổi điều này với bạn bè và người thân, Mão nhận thấy rất nhiều nhu cầu từ việc tìm người giúp việc, gia sư, thiết kế nội thất hay giáo viên Yoga, chuyên gia trang điểm… đều không hề dễ dàng.
Ở thời đại mà chúng ta có thể mua được mọi món đồ trên mạng dù ở bất kỳ đâu chỉ với vài cú click chuột, việc tìm những nhà cung cấp dịch vụ uy tín cách mình chỉ vài trăm mét hay vài cây số cũng thực sự khó khăn và mất nhiều thời gian!
Việc xây dựng một nền tảng kết nối dịch vụ “theo kiểu mô hình Grab" không phải là một ý tưởng xa lạ trong giới công nghệ hay với chính Mai Huy Mão. Từ cuối năm 2012, tức 2 năm trước khi GrabBike xuất hiện tại Việt Nam, Mai Huy Mão đã sáng lập ra nền tảng kết nối xe ôm đầu tiên với tên gọi Aloxeom. Tuy vậy, sau hơn 8 tháng hoạt động, Aloxeom đã phải đóng cửa do việc thay đổi được thói quen của người dùng là không hề dễ dàng với một startup non trẻ của Việt Nam.
Mão thừa nhận khi đó mình vẫn còn thiếu kinh nghiệm và đã rút ra được nhiều bài học quý báu. Sau đó đội ngũ sáng lập quyết định tập trung hơn vào chuyên môn của mình là công nghệ để phát triển các ứng dụng tiện ích trên điện thoại.
Đến nay những ứng dụng mà Mão và những đồng nghiệp của mình đã đạt được gần 50 triệu lượt tải trên thị trường quốc tế, được nhắc đến trên trang chủ của Google Play và hàng trăm tờ báo uy tín về công nghệ trên thế giới như CNET, Gizmodo, HuffingtonPost... Tuy vậy những người sáng lập của Tidy hiện tại vẫn khát khao muốn làm một sản phẩm nào đó mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống hàng ngày của xã hội Việt Nam.
" alt=""/>Tidy.vn: Sàn thương mại điện tử các dịch vụ tại Việt Nam