Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Udinese, 23h00 ngày 30/3: 'Trầy da tróc vẩy'
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3 -
Tài xế ‘dính’ nồng độ cồn không chịu ký biên bản sẽ xử lý thế nào ?Theo luật sư Hà Thị Khuyên, cơ quan chức năng phát hiện được ai là người điều khiển phương tiện. Do đó, nếu ông S. không ký biên bản vi phạm hành chính thì vẫn có thể xử lý người này theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020).
Luật sư Hà Thị Khuyên, Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Ảnh do nhân vật cung cấp. Theo đó, Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rõ: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 1 người chứng kiến xác nhận sự việc.
Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản”.
Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.
Vẫn theo luật sư, tại khoản 5, Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản, hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản, hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm.
Biên bản cũng phải có chữ ký của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản. Nếu không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Trường hợp ông S. cố tình khiếu nại sai sự thật thì đây là hành vi bị nghiêm cấm, quy định tại khoản 5, Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011.
Tại Điều 68 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người nào có một trong các hành vi quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 6 của Luật này, hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp khiếu nại sai sự thật thì ông S và những trường hợp tương tự phải đối mặt với các hậu quả pháp lý nêu trên.
"> -
Lo ngại Nghị định 30 làm giảm nguồn cung nhà ở Bộ Xây dựng lên tiếng về lo ngại nghị định mới làm tắc cung nhà ởHiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất các giải pháp tháo gỡ ách tắc, vướng mắc để thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi và phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.
Nêu tại văn bản này, HoREA cho biết, Hiệp hội đã nghiên cứu và nhận thấy, Nghị định 30 vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 26/3/2021 và Nghị định 49/2021/NĐ-CP cũng vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/04/2021, đã làm “ách tắc” việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và “ách tắc” việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Nếu không sớm được xử lý thì sẽ làm giảm nguồn cung dự án nhà ở, giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, làm chậm đà phục hồi của thị trường bất động sản, tạo lợi thế không công bằng cho một số chủ đầu tư đã có sẵn dự án độc chiếm thị trường.
Theo Bộ Xây dựng, Nghị định 30 tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tế khi phát triển nhà ở thương mại Theo HoREA, “ách tắc” về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại xuất phát từ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30).
Ách tắc thứ nhất là tất cả dự án nhà ở thương mại "có 100% đất ở", hoặc "có đất ở hợp pháp và các loại đất khác" sau khi đã có "văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư", thì đều không thể thực hiện được thủ tục xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Do khoản 2, điều 18 - Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định "trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại". Nhưng điểm c, khoản 2 và điểm a, điểm b, khoản 5, điều 29 - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, chỉ quy định cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét ban hành văn bản "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư".
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP không quy định hình thức văn bản "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư", mà "trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại", nên không làm được thủ tục này.
Ách tắc thứ hai là khoản 2, điều 18 - Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã loại bỏ tất cả dự án nhà ở thương mại có "các loại đất khác (không phải đất ở)", dù phù hợp với quy hoạch và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp (không phải đất ở), đều không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nên đã tạo ra "khoảng trống" pháp luật.
Từ đó, HoREA đề xuất để “chữa cháy”, trước mắt bổ sung thêm cụm từ “bao gồm có quyền sử dụng đất ở, hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác, hoặc có quyền sử dụng đất các loại đất khác (không phải đất ở)” vào cuối Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021), để phạm vi điều chỉnh của Điều 18 Nghị định 99/2015 phủ kín các đối tượng, bao gồm các trường hợp nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất các loại đất khác (không phải đất ở)”, để đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, phù hợp với các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 và không để phát sinh “ách tắc, vướng mắc” trong công tác thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Về lâu dài, cần xem xét xây dựng lại Luật Nhà ở (mới) trong năm 2021.
Bộ Xây dựng: Nghị định 30 không gây khó khăn hay cản trở doanh nghiệp
Trao đổi với PV VietNamNetvề những lo ngại trên, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định Nghị định 30 hoàn toàn không gây khó khăn hay cản trở doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Theo ông Khởi, Nghị định 30 tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tế khi phát triển nhà ở thương mại đặc biệt đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Nghị định 30 gỡ vướng cho hàng loạt dự án nhà ở thương mại có đất xen kẹt, cho phép chuyển đổi các loại đất khác trong dự án nhà ở thương mại sang đất ở.
Có 4 điểm mới được sửa đổi đáng ghi nhận trong Nghị định 30, đó là các vấn đề liên quan đến phát triển nhà ở; quản lý nhà ở mà nổi bật là phí bảo trì; quản lý việc bán nhà thuộc sở hữu của Nhà nước và thủ tục hành chính.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi cũng cho biết Nghị định 30 đã làm rõ khái niệm nhà đầu tư và chủ đầu tư để đảm bảo sự quản lý minh bạch, chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, nhà đầu tư trúng đấu thầu hoặc trúng đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở nếu đáp ứng đủ điều kiện, năng lực xây dựng sẽ được làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Cùng đó, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang làm đất ở; nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại thì mới đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật Nhà ở 2014, pháp luật kinh doanh bất động sản.
Về đề xuất của HoREA cho rằng cần bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng loại đất khác không phải là đất ở cũng được chấp thuận công nhận làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại này, ông Khởi cho hay theo quy định của Luật nhà ở 2014, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; đấu thầu dự án có sử dụng đất; chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện theo Luật nhà ở.
“Kiến nghị bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư chỉ cần có quyền sử dụng đất không phải là đất ở cũng được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại là không phù hợp với quy định của Luật nhà ở 2014 và Luật đầu tư 2020, Luật đất đai 2013. Việc bổ sung quy định này có nguy cơ gây thất thoát tài nguyên đất đai”, ông Khởi nhấn mạnh.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đánh giá, những điểm mới trong Nghị định 30 sẽ giúp đánh giá, chọn lọc được các chủ đầu tư có đủ năng lực và Nhà nước có thể tăng thu ngân sách thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án nhà ở thương mại. Nếu bỏ quy định phải có đất ở và đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, nhà nhà làm bất động sản, mất cân đối cung cầu.
Huỳnh Anh
Cơn sốt đất sôi sục quay đầu hạ nhiệt
Sau thời gian giá đất hiện nay cơn sốt đã hạ nhiệt. Cơ quan chức năng cho rằng sốt đất là bài học về quản lý bất động sản, làm chưa thấu đáo nên một số môi giới lợi dụng làm nóng thị trường.
"> -
Đây là nội dung Bộ Xây dựng yêu cầu trong văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý tình hình BĐS tại các địa phương. Bộ Xây dựng chặn tung tin thổi giá xử nghiêm cò đất bát nháo bán muaTheo Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã, đang xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư, người môi giới BĐS lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn tại các địa phương…
Mục đích của việc này là để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch,…) gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Từ thực trạng trên, Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh tập trung chỉ đạo một số nội dung. Đầu tiên, theo Bộ Xây dựng, cần tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.
Bên cạnh đó tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,…tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương.
Ngoài ra, các tỉnh, thành cần có biện pháp quản lý, kiểm soát hữu hiệu hoạt động môi giới của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản tại địa phương.
Bộ Xây dựng cũng các tỉnh, thành cũng cần tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông,… gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân.
Đồng thời xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý… vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có)...
Những cơn sốt đất thực chất là cuộc chơi của nhiều nhóm “đội lái” bắt tay nhau. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) thừa nhận có hiện tượng giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính.
Ghi nhận thị trường thời gian qua cho thấy, trên nhiều phân khúc chung cư, đất nền, thổ cư… ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đều tăng giá. Đặc biệt, thị trường chứng kiến có những khu vực giá đất tăng dựng đứng tạo ra cơn sốt đất. Tuy nhiên, những cơn sốt đất này đều chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Như tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), vào tháng 3/2020 cũng chứng kiến cơn sốt đất trong khoảng 10 ngày với thông tin về Tập đoàn Vingroup đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.
Hay mới đây, một bộ phận người dân truyền tai nhau về việc sắp quy hoạch đất tại địa phương để xây sân bay Téc-Ních với diện thích 500ha tại xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản (Bình Phước) thổi bùng lên cơn sốt đất cục bộ cũng khoảng 10 ngày tại đây.
Có thể thấy, khi thông tin hoặc tin đồn được tung ra, các nhà đầu tư, đầu cơ cũng nhanh chóng kéo tới địa phương để thăm dò. Dù hầu hết tin tức mới chỉ là đề xuất, khảo sát hoặc tin đồn nhưng thông qua lực lượng “cò đất” hùng hậu giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Cơn sốt đất cũng chỉ diễn ra một thời gian ngắn rồi nhanh chóng “chết yểu”
Nhiều ý kiến cho rằng, những cơn sốt đất này thực chất là cuộc chơi của nhiều nhóm “đội lái” bắt tay nhau. Họ là những người tạo ra cơn sốt đất, đẩy giá đất đạt đỉnh chốt lời rồi rút lui và người nhảy vào sau cùng sẽ “chết chìm”.
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, những hành vi thổi giá lên cao thu lợi hàng trăm, nghìn tỷ đồng rõ ràng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường BĐS, xâm phạm tới lợi ích của người dân. Theo luật sư, đây là hành vi phạm tội, phải đưa vào chế tài hình sự, tức là hình sự hóa hành vi này.
“Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo tính kịp thời, điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm chỉ có như vậy mới đảm bảo được đời sống và quyền lợi của người dân”, luật sư Tú nhấn mạnh.
Thuận Phong
Giá đất sôi sục khắp nơi, loạt địa phương mạnh tay ‘cắt cơn’ sốt ảo
Giá đất đang sôi sục khắp nơi, tăng chóng mặt. Cục bộ, một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đầu tư đất.
">