Sau khi hỏi được thông tin, Long gửi thông tin cá nhân, kèm đơn xin tình nguyện tham gia vào đội phòng, chống dịch lên tỉnh đoàn Bắc Giang. Ngay trong ngày, anh được gọi lên khai báo y tế.
Do 14 ngày không tiếp xúc với những người trong danh sách cách ly, không có triệu chứng nhiễm bệnh như ho, sốt, khó thở, mất khứu giác… Long được nhận vào làm tình nguyện viên.
Ngày 16/5, Long cùng 19 tình nguyện viên khác lên chuyến xe khách đến thành phố Bắc Giang hỗ trợ phòng, chống dịch. Tại đây, nhóm của anh được phân công hỗ trợ cho 200 y bác sĩ từ Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đến Bắc Giang giúp đỡ tỉnh bạn chống dịch.
Long cho biết, khi đến tâm dịch Bắc Giang, anh không sợ bị nhiễm bệnh. |
“Đến hôm nay, tôi đã làm tình nguyên viên phòng, chống dịch được 14 ngày rồi”, Long nói. Anh kể, những ngày qua, 5h sáng, anh dậy mặc bộ đồ bảo hộ, đeo găng tay, mắt kính chuẩn bị đồ ăn cho các y bác sĩ và các bạn sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Sau đó, anh dọn dẹp vệ sinh, phun khử khuẩn nơi ở cho hơn 200 người đang thực hiện cách ly.
“Thời gian còn lại, tôi và các tình nguyện viên nhận đồ hỗ trợ ở mọi nơi gửi đến. Nhận xong, chúng tôi chia ra, gửi đến những nơi còn thiếu”, Long kể với VietNamNet
Không sợ bị nhiễm bệnh
Long kể, mới đầu, biết tin con trai làm đơn xin đến tâm dịch Bắc Giang, bố mẹ anh có ngăn cản. “Bố mẹ sợ tôi bị nhiễm bệnh. Nhưng, lòng tôi đã muốn thì phải làm cho bằng được”, 9X quả quyết.
Chàng trai viết đơn xin xin làm tình nguyện viên ở tâm dịch Bắc Giang |
Sau khi chuyện đã rồi, Long mới gọi về báo cho cho bố mẹ. “Tôi nói với bố mẹ, các bạn ở tỉnh xa cũng đưa xe cứu thương, mang tiền đến tận nơi ủng hộ, rồi ở lại giúp đỡ tỉnh mình phòng, chống dịch. Trong khi đó, là con của quê hương Bắc Giang thì con phải làm gì đó, giúp mọi người cũng là giúp bản thân mình”, Long nhớ lại.
Những lời này đã thuyết phục được bố mẹ anh. “Bố mẹ dặn tôi phải làm việc chăm chỉ, tuân thủ nguyên tắc phòng dịch để mình không bị nhiễm bệnh”, Long hạnh phúc nói.
14 ngày qua, được góp sức mình cho tâm dịch Bắc Giang, anh thấy vừa vui vừa ý nghĩa. Sau những giờ làm việc, tranh thủ thời gian rảnh, Long mang máy ảnh đi chụp lại các khoảnh khắc các y bác sĩ, tình nguyện viên và người ở tâm dịch.
Một cụ bà được con cháu đưa đến địa điểm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 mà Long đã chụp được. |
Khoảnh khắc đáng nhớ nhất với Long là hình ảnh các cụ ông, cụ bà và các em nhỏ ở tâm dịch được đến địa điểm lấy mẫu xét nghiệm. Kế đến là hình ảnh những bạn sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương dù rất mệt, chân bị đau nhưng vẫn xung phong đi lấy mẫu xét nghiệm. "Những hình ảnh ấy thật đáng nhớ và xúc động. Tôi sẽ không bao giờ quên được", Long nói.
Ngoài ra, những ngày qua còn cho Long kỷ niệm vô cùng đáng nhớ với mọi người ở tâm dịch khi làm việc chung. “Cả ngày phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, chúng tôi cũng mệt lắm. Nhưng cứ thấy ai mệt là mọi người lại đùa vui, giúp nhau giảm mệt mỏi căng thẳng", Long kể.
Những lời động viên được gửi đến tình nguyên viên, các y bác sĩ tham gia phòng, chống dịch ở tâm dịch Bắc Giang. |
Điều khó khăn với Long nhất là xa gia đình, xa người thân. Anh nghĩ, công việc dù có vất vả, nhưng mọi người luôn động viên và chia sẻ với nhau nên cũng đỡ đi phần nào. Một điều nữa, Long cũng không sợ mình bị nhiễm bệnh, bởi hằng ngày khi đi làm việc, anh được mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, xịt khuẩn, đo thân nhiệt, làm xét nghiệm Covid-19.
"Lúc viết đơn xin đi chống dịch, tôi không sợ mình bị bệnh, mà sợ mình không được nhận. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào các biện pháp phòng, chống dịch của nhà nước, của các y bác sĩ Việt Nam. Tôi chỉ lo cho bố mẹ, người thân đang ở nhà. Lỡ chẳng may họ bị nhiễm bệnh thì không biết thế nào”, giọng Long xúc động.
Hình ảnh các y bác sĩ trong tâm dịch Bác Giang mà Long ghi lại được. |
Long cho biết, hiện tại chưa biết sẽ giúp được lực lượng phòng chống dịch bao lâu, vì còn phụ thuộc vào sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu sức khỏe tốt, anh sẽ xin cống hiến sức mình cho quê hương mình khi nào hết dịch thì thôi.
Hiện Bắc Giang là một điểm “nóng” về dịch bệnh Covid-19 của cả nước, với số ca dương tính với nCoV ngày một tăng. Tính đến tối 30/5, tỉnh này đã có 2.118 ca mắc Covid-19. Các ca bệnh chủ yếu là những công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp Việt Yên, Quang Châu, Vân Trung, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng…
Tú Anh
Ảnh: NVCC
Bé gái òa khóc vì nhớ người mẹ đang chi viện ở vùng dịch; Nam bác sĩ trẻ cắt tóc để lên đường đến Bắc Giang; Thầy hiệu phó tình nguyện đi cách ly cùng học trò… là những hình ảnh khiến nhiều người rơi lệ.
" alt=""/>Chàng trai viết đơn xin làm tình nguyện viên ở tâm dịch CovidChuyên gia nhân sự Teri Chilcoat đặt câu hỏi trên Linkedln: "Chúng ta có cần yêu cầu bác sĩ thú y xác nhận bệnh tình của vật nuôi trong tình huống này không?".
Đề xuất này theo sau hàng loạt phúc lợi dành cho thú cưng của người lao động những năm gần đây, nhằm đảm bảo nhu cầu cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Đặc biệt là thời kỳ đại dịch, hàng triệu người Mỹ quyết định nhận nuôi chó, mèo và các loài động vật khác.
Sau 1 năm quen nhau, chàng trai người Anh quyết định cầu hôn Diệu Trâm, hi vọng bù đắp những tổn thương quá khứ cô từng gánh chịu.
Cả hai lập một công ty chuyên về lữ hành du lịch, công việc thuận lợi, mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn và đợi ngày họ làm đám cưới. Đúng lúc cô cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa nhất cũng là lúc người cô yêu ra đi vĩnh viễn trong một tai nạn giao thông vào ngày 7/2.
Đối mặt với biến cố lớn, cô đắm chìm trong sự dằn vặt, cô đơn. "Tôi lao vào công việc, cố tách hẳn các mối quan hệ xung quanh, ít ai thấy tôi nở nụ cười. Sau đó, nhờ bạn bè thân thiết động viên, tôi mới dần lấy lại tinh thần", cô nói.
Hơn một năm sau, số phận se duyên cho Trâm đến với người đàn ông quốc tịch Anh sang Việt Nam du lịch.
Anh James (SN 1983) làm kỹ sư xây lắp du thuyền phục vụ các hội nghị thượng đỉnh. Vì muốn trải nghiệm tour du lịch bằng xe máy vào làng quê, James tìm địa chỉ trên mạng và được chỉ dẫn đến công ty đối diện với công ty của Diệu Trâm.
Thế nhưng James vào nhầm công ty Diệu Trâm, làm thủ tục thanh toán, chờ đến giờ đi. Đến lúc xem thực đơn bữa trưa, anh mới biết bị nhầm. Nhân viên có nhã ý gửi lại tiền cho James nhưng anh nói ở lại. Khi Trâm đến văn phòng, mọi chuyện đã giải quyết xong xuôi. Cô đi một vòng chào xã giao các vị khách, trong đó có anh.
Ngay từ lần gặp đầu, vẻ ngoài cá tính của Trâm đã khiến cho người đàn ông ngoại "say nắng". |
James ấn tượng với Trâm ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Anh nhờ bạn mời Trâm đi ăn tối, cô gật đầu đồng ý.
Tuy nhiên, tối đó, Trâm phóng xe máy thẳng ra Đà Nẵng xem pháo hoa với mấy bạn cũ, bỏ qua lời mời của hai người đàn ông ban sáng. Về đến nhà, Trâm mở điện thoại ra, 70 cuộc gọi nhỡ và hàng loạt tin nhắn trách cứ. Cô coi như không biết, tiếp tục với công việc của mình.
Bẵng đi vài tháng sau, James trở lại Việt Nam. Lần này anh đến thẳng văn phòng gặp Trâm. James mời Trâm đi ăn tối. Lần này cô nhận lời đến chỗ hẹn.
Cả hai chia sẻ rất nhiều về bản thân, quá khứ. Thật trùng hợp khi hai con người cách nhau nửa vòng trái đất lại có số mệnh giống nhau đến thế.
Bạn gái cũ của anh mất ngày 7/2, mất cùng ngày, cùng tháng, thậm chí cùng năm với bạn trai cũ của Trâm. Bố mẹ James ly hôn từ lâu. Điều đó khiến Trâm dần có cảm tình với anh.
Vài tháng sau, James hỏi cô: "Theo em, yêu bao lâu, con trai mới cầu hôn bạn gái?'". Trâm đáp: "Cũng tùy nhưng nếu là em, ít nhất phải 1 năm. Như vậy, mới hiểu thêm đôi chút về nhau".
Anh yêu Việt Nam vì nơi đó có em
Tròn 1 năm ngày kỷ niệm hẹn hò, James ngỏ lời cầu hôn bạn gái. Trâm nhận lời cầu hôn của bạn trai nhưng 2 năm sau, họ mới tổ chức đám cưới.
Ngoài đám hỏi và đám cưới ở Nha Trang, vợ chồng Trâm tổ chức thêm tiệc cưới bên bờ biển Hội An (Quảng Nam), mời khoảng 80 người.
Gia đình anh ở Anh sang 20 người, trong đó có bố mẹ ruột. Bố mẹ ly hôn từ năm James 5 tuổi nhưng ngày trọng đại của con trai, họ vẫn có mặt đầy đủ. |
Tiệc cưới là sự kết hợp văn hóa Á - Âu từ ẩm thực đến phong cách, kéo dài từ buổi chiều cho đến đêm trong tiếng nhạc sôi động. Mọi người cùng khiêu vũ, nhảy nhót, huyên náo cả bãi biển, mừng cho hạnh phúc đôi uyên ương.
Kết thúc đám cưới, Trâm được James đưa về Anh để biết thêm văn hóa một thời gian rồi quay lại Việt Nam sinh sống. "Đây là chủ ý của James, anh ấy nói rất yêu Việt Nam vì nơi đó có tôi", Trâm mỉm cười chia sẻ.
Hiện hai vợ chồng Trâm sống ở Hội An (Quảng Nam). Cuộc sống chung giữa hai con người khác biệt về văn hóa, cách ứng xử, giao tiếp sẽ va chạm nhiều thứ.
"Ông xã là người hay hỏi, đặc biệt với vấn đề về văn hóa, phong tục của nước mình. Tôi giải thích, anh không hiểu nên hỏi liên tục, hỏi cặn kẽ. Tôi tưởng anh trêu mình nên nổi cáu rồi cả hai cãi nhau. Tôi biết mình vô lý nhưng chỉ vài phút anh tự tới dỗ dành, làm lành với vợ", Trâm nói.
Ngoài bất đồng về văn hóa ứng xử khi mới chung sống, hai vợ chồng cô khá hợp nhau về mọi mặt, bao gồm cả ẩm thực.
James tiếp cận với văn hóa Việt Nam khá nhanh. Anh thích ăn những món đặc sản Việt Nam mà người nước ngoài sợ như mắm tôm, sầu riêng, cá mắm… |
Ngày trước, Trâm làm chủ một cơ sở kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, hai năm nay, cô chuyển qua mảng bất động sản, xây villa nghỉ dưỡng rồi bán hoặc cho thuê.
Hiện vợ chồng Trâm đang sống trong biệt thự gần biển rộng 350m2. Hai vợ chồng đón con đầu lòng vào năm 2019. Cậu bé lai Việt - Anh thừa hưởng nhiều nét đẹp của bố và mẹ.
Trâm cho biết, hai vợ chồng cô muốn đông con nên thời gian tới có thể sẽ tính sinh em bé tiếp theo. |
Trong gia đình, cô dạy con hai ngôn ngữ Anh - Việt. Gần 3 tuổi, cậu bé có thể hiểu được cả hai ngôn ngữ khá thành thục.
Do tính chất công việc nên James sẽ đi làm 2 tháng, nghỉ 2 tháng. Những lúc ở nhà, anh dành thời gian đưa con đi chơi, trải nghiệm cuộc sống và dạy con các kỹ năng sinh tồn.
Theo Dân trí
Sự việc một cô gái trẻ lập di chúc để lại toàn bộ tiền tiết kiệm cho mối tình đầu đang gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây.
" alt=""/>Kỹ sư người Anh say nắng cô gái Việt, vượt đại dương để cầu hôn bằng được