Vẫn có hàng vạn giao dịch trong Covid- 19Đây là con số được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam thông tin tại tọa đàm: "BĐS Việt Nam: Bình thường mới - Nhu cầu mới - Xu thế mới".
Ông Đính cho biết, dựa trên thống kê ở 12 điểm cầu của Hiệp hội BĐS Việt Nam trong quý III vừa qua có thể thấy dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thị trường BĐS vẫn có hàng vạn giao dịch. Bởi dù nhu cầu tiêu dùng có giảm nhưng nhu cầu của nhà đầu tư không hề giảm do đây là đối tượng cần đi trước.
|
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, cơ quan quản lý nhà nước đã và đang đẩy mạnh sửa đổi, bổ sung các quy định tháo gỡ cho thị trường BĐS |
Đánh giá về thị trường BĐS thời gian qua, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, sau 4 đợt dịch Covid-19 diễn ra trong 2 năm qua, thị trường bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách gây khó khăn di chuyển, hàng loạt dự án bị dừng thi công, trong khi đó giá cả vật liệu xây dựng leo thang. Điều đó dẫn đến việc nguồn cung khan hiếm, giá cả tăng dần.
Tuy vậy, giao dịch bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn khá tốt, vượt số giao dịch của cả năm 2020. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 55.000 giao dịch, trong khi năm 2020 chỉ có 43.000 giao dịch.
Ông Khởi đánh giá thị trường vẫn đón nhận lượng quan tâm rất lớn. Trong 3 năm qua, trừ đất nền tăng không đúng giá trị do đầu cơ và hành vi kích giá từ một số nhóm nhà môi giới giá ở một số phân khúc BĐS đầy đủ pháp lý vẫn tăng và có hấp thụ tốt.
Từ thực tế doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cho biết. dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến các mảng kinh doanh BĐS, hàng không, nghỉ dưỡng…nhưng cứ khi hết giãn cách, doanh nghiệp lại vận hành hết công suất ở tất cả các mảng. Trong hai tuần qua đã ghi nhận nhiều giao dịch của khách hàng xuống tiền đặt cọc.
Trong khi đó, theo TS Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Chủ tịch hội đồng khoa học Viện Kinh tế Việt Nam, kinh tế quý 3 tăng trưởng âm 6,17% có nhiều cơ sở để nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Đó là, dịch bệnh dần được khống chế, nền kinh tế thế giới đang trong tâm thế phục hồi mạnh. Giao dịch thực trên thị trường BĐS đang tăng lên sau thời kỳ giãn cách xã hội, và khi nguồn cung thị trường sẵn sàng thì cầu bật lên rất nhanh.
Tuy nhiên ông Thiên cũng cho rằng, nền kinh tế chịu nhiều tác động mạnh từ dịch bệnh, sẽ cần sự ưu tiên chính sách. Làm sao cho nền kinh tế vận hành trơn tru thì càng tốt. Đó là điều kiện tiên quyết giúp cho BĐS trở lại đà tăng trưởng.
|
Nhiều văn bản pháp lý về BĐS được ban hành sẽ tác động rất lớn đến thị trường, tháo gỡ nút thắt cho nhiều dự án |
Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia đưa ra. GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ trước khi Covid-19 bùng phát, thị trường BĐS đã "trục trặc" về khung pháp lý. Đầu tiên là khung pháp lý cho BĐS du lịch, nghỉ dưỡng chưa ổn. Thứ hai là vấn đề về Luật Đất đai chưa được giải quyết. Ngoài ra, ông Võ cho rằng cần chú trọng yếu tố thông tin bởi nếu không có thông tin. Liên kết thông tin quản lý về BĐS vô cùng quan trọng nhưng hiện nay lại thiếu. Nhà quản lý, các nhà đầu tư không thể dự báo để bắt tay vào phát triển.
Sắp ban hành nhiều văn bản quan trọng
Từ góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề về môi trường pháp lý. Trong thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước đã đẩy mạnh sửa đổi, bổ sung các quy định tháo gỡ cho thị trường BĐS nhưng vẫn còn nút thắt.
Ông Khởi cho rằng sự chậm trễ của việc lập và ban hành quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương, quy hoạch quốc gia sẽ dẫn đến khó khăn phát triển các dự án mới. Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của quy hoạch nên trong vài năm tới, vấn đề này sẽ vẫn được đặt ra.
Theo ông Khởi, trong vài năm qua, có khoảng 5.000 dự án bất động sản được triển khai, đã có dự án hoàn thành, nhưng còn hàng nghìn dự án đang triển khai. Nhiều dự án trong số đó đang triển khai hoàn thiện pháp lý, có thể kéo dài sang năm 2022 hoặc lâu hơn nữa mới hoàn thành nên cung thị trường vẫn sẽ bị ảnh hưởng.
Vị Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS cho biết Bộ Xây dựng đã cùng với các bộ, ngành khác tìm cách tháo gỡ bằng việc sửa Luật Đầu tư 2020 và Luật Xây dựng. Thời gian qua, Bộ Xây dựng cũng đã ra nhiều Nghị định liên quan đến BĐS trong đó có Nghị định về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, Nghị định 30, Nghị định 49…
“Trong năm nay, có 2 văn bản pháp lý sẽ được ban hành. Đó là Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh BĐS và nghị định về hệ thống thông tin thị trường BĐS. Chúng tôi dự báo 2 văn bản này sẽ tác động rất lớn đến thị trường”, ông Khởi nói.
Về lâu dài, ông Khởi cũng cho biết trong năm tới Quốc hội sẽ sửa Luật Đất đai. Song song, Bộ Xây dựng đang đề xuất chỉnh sửa Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở cho phù hợp với Luật Đất đai mới, phù hợp với chương trình của Quốc hội.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đang chuẩn bị trình Quốc hội thông qua một luật và sửa 10 luật, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư và dự án.
“Sau khi vấn đề pháp lý được hoàn thiện sẽ có nhiều nút thắt được tháo gỡ, thông thoáng hơn chúng tôi dự báo thị trường sẽ phát triển khởi sắc hơn”, ông Khởi chia sẻ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, nếu vấn đề này được giải quyết, nguồn cung trên thị trường sẽ tăng nhanh, thị trường BĐS sẽ ngày càng tốt hơn.
Ghi nhận thực tế thị trường cho thấy, dòng tiền BĐS từ đầu năm đến nay không hề giảm, tín dụng cho BĐS tăng 5,1%, trong đó cho vay nhà ở khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, cho vay đầu tư tăng gần 700.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng tín dụng chung toàn nền kinh tế trong 9 tháng qua.
Ông Lực cho rằng, khi thị trường có những tín hiệu tốt, tôi cho rằng Nhà nước cần rất quan tâm đến giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp. Ông dự báo, thị trường có khả năng phục hồi mạnh bắt đầu tư quý IV khi quý III vừa qua là quý đáy của kinh tế. Thị trường BĐS những tháng cuối năm và sang năm 2022 sẽ có nhiều triển vọng tích cực.
Thuận Phong
Phó Thủ tướng: Không để ‘sốt đất’ sau dịch Covid-19, siết phân lô trái luật
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu theo dõi, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá bất động sản trong các tháng còn lại của năm khi dịch bệnh được kiểm soát và dòng vốn tăng, không để xảy ra chuyển nhượng trái pháp luật, sai mục đích…
">