Còn tại Canada, hơn 79% trẻ em 2 tuổi và gần 95% trẻ em 3 tuổi đã vượt quá hướng dẫn của WHO về việc không sử dụng thiết bị điện tử quá một giờ mỗi ngày.
“Kết quả này đã cho thấy thói quen sử dụng thiết bị điện tử của trẻ bắt đầu từ rất sớm”, tác giả cấp cao Edwina Yeung, điều tra viên tại Viện Phát triển Con người và Sức khỏe Trẻ em Quốc gia Eunice Kennedy Shriver, cho biết.
Trẻ em dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính bảng, điện thoại và TV có ít chất trắng trong não hơn. Trong ảnh là hình ảnh não bộ của một đứa trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị này. Những khu vực bị ảnh hưởng có màu xanh lam.
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết những đứa trẻ nằm trong nhóm sử dụng thiết bị điện tử quá mức đều là con đầu lòng, một cặp song sinh hoặc cha mẹ quá bận để chơi cùng con.
Những đứa trẻ này còn có thể học từ ba mẹ chúng - những người cũng đang lạm dụng điện thoại, đặc biệt là những bà mẹ chăm sóc con tại nhà. Chính những mối liên hệ đó đã dẫn đến việc trẻ em sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng và cha mẹ cũng không thể can thiệp được.
Trước thực trạng này, Học viện Nhi khoa Mỹ đã công bố các hướng dẫn về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của từng độ tuổi.
Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên khuyến khích trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ dưới 5 tuổi cần được giới hạn tổng thời gian sử dụng màn hình giải trí, phim ảnh, trò chơi điện tử, Facebook, YouTube,… xuống còn một giờ mỗi ngày. Tốt nhất là trẻ nên xem với cha mẹ hoặc người chăm sóc và có sự tương tác, bàn luận về những nội dung mà chúng đang xem.
Cha mẹ có thể đưa ra một khoảng thời gian cố định cho việc sử dụng những thiết bị điện tử của con. Ngoài khoảng thời gian đó, cha mẹ có thể xây dựng cho con thói quen khám phá thế giới bên ngoài nhiều hơn, hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt.
Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, WHO khuyến khích cha mẹ nên đọc, kể chuyện cho con nghe và tương tác cùng con nhiều hơn. Trẻ em ở độ tuổi này cũng nên ngủ đủ giấc từ 10 - 14 giờ mỗi đêm.
Áp dụng cách thức này, bà mẹ Jennifer Alsip ở Robinson, Texas (Mỹ) đã cắt mạng điện thoại khi con hết thời gian sử dụng. Trong khi đó, Melissa Barrios, một bà mẹ hai con ở Ventura, California (Mỹ) đã trả 5 USD/ tháng nếu cô con gái 13 tuổi không dùng ipad, điện thoại từ 9 giờ tối đến 7 giờ sáng.
Các chuyên gia cho rằng, những số liệu trên đây là một lời cảnh tỉnh lớn cho các bậc phụ huynh và ngành giáo dục. “Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp cận những thay đổi này một cách có trách nhiệm vì lợi ích lâu dài của con cái chúng ta”.
Thời Vũ(Theo CNN)
Phụ huynh ngày càng bị ám ảnh bởi tác động xấu của công nghệ lên trẻ em như khiến trẻ mất khả năng giao tiếp xã hội, làm giảm sự tập trung trí não. Vì thế, nhiều cha mẹ đã dùng các biện pháp cực đoan để ngăn cấm trẻ.
" alt=""/>Báo động tỷ lệ trẻ 1Trường học có… tiệm spa
Đây là mô hình được Trường Mầm non Bình Minh (Hải Châu, TP. Đà Nẵng) xây dựng từ đầu năm học trước nhằm tạo sự thích thú cho trẻ mỗi ngày đến trường.
“Trẻ nhỏ luôn thích những điều mới lạ. Do đó, nhà trường liên tục phải áp dụng, đổi mới để kích thích sự sáng tạo trong trẻ”, cô giáo Nguyễn Quốc Thư Trâm, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Với mô hình này, học sinh sẽ được tham gia vào tiệm spa với vai trò vừa là khách hàng, vừa là nhân viên.
“Tiệm spa là những phòng học di động bằng nhôm kính, được bố trí ở khu vực bên ngoài lớp học. Đây là nơi được trẻ rất yêu thích sau mỗi giờ học vì các con được trải nghiệm xoa bóp, chăm sóc da mặt, mát xa tay chân, ngâm chân thảo dược,… Nhờ vậy, trẻ luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi đến trường”.
Mô hình spa này cũng rất chuyên nghiệp khi bước tới gần đã có mùi hương tinh dầu thoang thoảng, đầy thư thái. Bên trong phòng còn có những chiếc giường được bài trí gọn gàng cùng nhiều vật dụng khác như khăn lau, chậu ngâm chân, mặt nạ,… do phụ huynh ủng hộ.
Nhà trường còn xây dựng một khoảng vườn nhỏ để giúp trẻ được trải nghiệm các hoạt động gieo trồng, chăm sóc các loại cây thuốc như sả, lá chanh, lá ổi,… phục vụ cho các bài thuốc ngâm chân tại khu spa.
Phòng spa dành cho trẻ thư giãn được một số trường áp dụng
“Để tạo sự hứng thú cho trẻ, nhà trường luôn ưu tiên xây dựng các góc giúp trẻ được tham gia học tập, trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi. Mọi ngóc ngách từ khoảng sân, chân cầu thang, từ dãy hành lang hay góc vườn để trống cũng đều được biến thành nơi vui chơi, học tập cho các con.
Nhiều thư viện nhỏ cũng đã ra đời từ chân cầu thang, hành lang lớp học; các xưởng giấy, xưởng gỗ cũng được xây dựng ở một góc sân trường,… Nhờ những đổi mới này, trẻ trở nên hứng thú khi đến trường, tích cực tiếp nhận và rất sáng tạo”, cô Trâm chia sẻ.
‘Con đường trải nghiệm’ không tốn kinh phí
Còn tại Trường Mầm non Đô Thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội), cô giáo Trần Thị Phương Dung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Điều chúng tôi quan tâm nhất là việc tiếp cận tới từng cá nhân và nhóm nhỏ để giáo dục trẻ. Do đó, nhà trường đã triển khai đồng bộ việc này ngay từ khâu đón trẻ vào lớp”.
Hàng ngày, trẻ sẽ được cô giáo đón từ cổng trường. Thay vì ngồi im trong lớp chờ tới giờ học, trẻ được tham gia vào các hoạt động thể chất như cầu lông, bóng bàn; vào thư viện đọc sách hay vẽ giữa không gian thiên nhiên.
“Các cô giáo luôn tận dụng tối đa khoảng thời gian trước khi vào lớp (từ 7h30 – 8h15) để trẻ được vui chơi tự do. Giáo viên sẽ đứng ở các điểm để giám sát và chỉ hỗ trợ khi trẻ cần.
Trẻ đến trường cần phải cảm nhận được sự vui vẻ và chơi theo nhu cầu. Chỉ khi trẻ cảm thấy hứng thú, việc tiếp nhận kiến thức mới trở nên dễ dàng, và đó là tiền đề quan trọng cho việc học của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo”, cô Dung nói.
Khu vực thư viện ngoài trời
Điều cô giáo Phương Dung tâm đắc nhất trong ngôi trường của mình chính là con đường trải nghiệm do các thầy cô giáo trong nhà trường thiết kế.
“Đối với các hoạt động trải nghiệm khám phá, nhà trường đã xây dựng môi trường mở, tận dụng tối đa không gian thiên nhiên.
Trước đây, hành lang cũng chỉ là… hành lang. Nhưng giờ đây, hành lang đã biến thành con đường trải nghiệm với đất, cát, nước, đá, sỏi”. Từ con đường ấy, trẻ được dạy về cảm giác khi đi trên những đôi chân trần để cảm nhận được sự trơn trượt, gồ ghề.
Hay trẻ cũng được lắng nghe những âm thanh trong cuộc sống, ví dụ như tiếng tiếng nước chảy, tiếng của những ống nứa va vào nhau. Các giáo viên còn sử dụng những lon nước, vỏ chai để dạy cho trẻ về quy luật của nước,…
“Từ hành lang chỉ rộng 1,2 mét nhưng đã dạy cho trẻ được rất nhiều thứ và trẻ được trải nghiệm bằng tất cả các giác quan. Trẻ được hòa mình vào với thiên nhiên trên con đường trải nghiệm được xây dựng từ những nguyên liệu rất rẻ nhưng đem lại hiệu quả giáo dục cao”, cô Dung nói.
Cũng men theo con đường trải nghiệm đó, trẻ được dẫn tới các khu thí nghiệm. Tại đây, trẻ được quan sát sự đổi màu của nước, cắm những bông hoa trắng để tạo thành bông hoa xanh, đỏ.
“Đó là một con đường đưa trẻ đi từ những thú vị này đến bất ngờ khác. Các cô giáo liên tục thiết kế, đổi mới để trẻ có những trải nghiệm, bài học khác nhau. Nhờ vậy, trẻ luôn cảm thấy hứng thú khi được đến lớp”.
Cô Dung cũng nhận thấy nhiều điểm tích cực khi xây dựng trường học theo mô hình “lấy trẻ làm trung tâm”.
“Trước đây, trẻ luôn sợ khi phải tới trường, còn giờ đây, trẻ chỉ khóc nếu bố mẹ… bắt ra về. Rất nhiều hoạt động đã được nhà trường ứng dụng linh hoạt, đổi mới giúp học sinh luôn cảm thấy hứng thú khi đến trường”, cô Dung nói.
Trước những thay đổi tích cực của các trường mầm non, ông Trần Thế Sơn – Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT Nghệ An cho rằng: “Cách đây 5 năm, bất cứ ai nhìn trường mầm non của Nghệ An cũng bằng con mắt thương cảm, rằng: “Các thầy cô khổ quá”, “Trường mầm non lụp xụp quá!”. Nhưng giờ đây, thay vì cảm xúc thương hại là sự thán phục”.
“Dẫu không phải là những tòa nhà đồ sộ, hiện đại, nhưng bù lại, nhờ sự chỉn chu, sáng tạo của các cô giáo, giờ đây mỗi ngôi trường đều được thiết kế khoa học để trẻ có nơi vui chơi, vận động, trải nghiệm”.
Học sinh Nghệ An trải nghiệm ngoài trời
Ông Sơn cho rằng, giáo dục mầm non trước đây vận hành theo phương thức “giáo dục áp đặt”, tức học trò phải “khoanh tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng, nghe cô giáo giảng, ngoan thật là ngoan”.
Nhưng giờ đây, cách thức làm giáo dục đã thay đổi. “Trẻ được tăng cường các hoạt động trải nghiệm; được học, được lớn lên cả về thể chất, tình cảm, nhận thức và ngôn ngữ. Đây là một hướng đi mới khoa học, sáng tạo và nhân văn”, ông Sơn nói.
Thúy Nga
“Phụ huynh của chúng tôi có thể gặp khó nếu phải đóng góp vài trăm nghìn cho bữa ăn bán trú. Nhưng nếu có thể đóng góp bằng công sức, lương thực làm ra, tất cả phụ huynh đều rất sẵn lòng”.
" alt=""/>Một số mô hình trường học lấy trẻ làm trung tâm