Ảnh minh họa. |
Đề xuất “xây phố” bị lãng quên
Mặc dù đã 18 năm trôi qua nhưng đến nay ông Đào Văn Bầu, nguyên Phó Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) vẫn đau đáu với đề xuất mở đường đi kèm với xây dựng tuyến phố. Đề xuất của ông đã được tập thể lãnh đạo Sở thông qua và thống nhất trình UBND thành phố năm 1999 và dự án đầu tiên được đề xuất thực hiện theo phương thức này chính là “con đường đắt nhất hành tinh” Kim Liên - Ô Chợ Dừa! Theo phương án này, để giảm khó khăn trong quản lý trật tự xây dựng, tạo cảnh quan văn minh đô thị và đặc biệt là giảm chi phí mở đường từ việc khai thác giá trị địa tô khi đấu giá quỹ đất hai bên đường.
Ông Bầu tính toán: Nếu thực hiện theo phương án đề xuất thì khi mở đường sẽ thu hồi thêm hai bên đường mỗi bên 50m. Quỹ đất này chia làm hai phần bằng một tuyến đường nội bộ, một phần sát mặt đường lớn thì đấu giá xây dựng các công trình lớn, thiết kế đẹp và hiện đại. Phần còn lại sẽ dùng vào việc tái định cư cho chính những người trước đây ở mặt đường phải di dời dành đất xây đường. Như vậy sẽ bớt đi tình trạng bất công giữa người phải di dời và những người có nhà phía sau trong ngõ ngách bỗng dưng ngày đẹp trời lại ra mặt đường. “Người ở mặt đường được tái định cư tại chỗ, vẫn ở nhà mặt đường tuy có thể nhỏ hơn. Như vậy tranh chấp, khiếu kiện cũng sẽ bớt đi. Người dân sẽ vui vẻ với việc mở đường”, ông Bầu nói.
Cũng theo ông Đào Văn Bầu, sở dĩ đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa bị dư luận phê phán nhiều vì chỉ vỏn vẹn có 1km đường nhưng chi phí tại thời điểm năm 2000 đã lên tới 1.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ đồng/1 mét đường. Trong đó hơn 90% chi phí phải đi lo giải phóng mặt bằng, đền bù. “Theo đề xuất của tôi, nếu đấu giá quỹ đất hai bên tuyến đường này thời điểm đó đã thừa tiền để làm đường, tiền bồi thường cho nhà trong ngõ cũng giảm rất nhiều”, ông Bầu phân tích.
Triển khai thiếu quyết liệt
Vậy vì sao đề xuất của ông Đào Văn Bầu khi đó đã được Sở Địa chính nhà đất ủng hộ lại không đi vào thực tế? “Đến bây giờ cũng không ai trả lời tôi! Lúc đó nộp lên lãnh đạo UBND thành phố xem xét. Không có ai chê nhưng cũng không có ai trả lời”, ông Bầu chia sẻ. Trao đổi với PV , ông Đào Văn Bầu cho hay bản thân ông có hàng chục năm làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước về phát triển nhà ở, đã xây dựng hàng ngàn căn hộ như Thành Công, Giảng Võ, Trung Tự, Kim Liên…nên ông rất xót xa khi thấy giá trị địa tô của nhà nước lại rơi vào tay tư nhân. “Anh cứ nghĩ xem, nhà nước bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng làm đường nhưng có được hưởng chênh lệch địa tô đâu?”.
Thực tế kể từ sau khi đề xuất của ông Đào Văn Bầu, nguyên Phó Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất không được chấp thuận đến nay hàng trăm tuyến đường mở ra đều phát sinh hàng trăm trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo. Tình trạng nhà dân tự xây bám kinh doanh mặt đường nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch sắp xếp đã tạo ra nhiều hệ luỵ xấu về quản lý đô thị.
Năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô. Tại Khoản 3, Điều 9 của Luật này quy định: “Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đường để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án. Trong trường hợp quy hoạch có xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ hoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó”.
Theo Tiền Phong
" alt=""/>Nhà siêu mỏng, siêu méo: Hà Nội mở đường nhưng “quên” xây phốĐậu Vĩnh Phương Uyên và Lê Thị Hồng Nhung đều là học sinh lớp 12C1 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và cùng có điểm thi văn cao nhất tỉnh. |
Chia sẻ với VietNamNet, cả 2 cô bạn này đều cho biết cảm thấy bất ngờ và chút may mắn khi trở thành 2 thí sinh có điểm thi cao nhất tỉnh ở kỳ thi THPT quốc gia.
Dù đạt được điểm cao nhưng Phương Uyên cho rằng đây là kết quả của niềm đam mê môn văn chứ không phải là thành tích gì đó cao siêu.
Thế nhưng khi biết điểm thi, cô bạn cũng đã không thể kìm nổi sự sung sướng và hét toáng lên trong nhà.
Phương Uyên cho biết, em tâm đắc nhất trong bài thi môn Văn của mình là việc dẫn ý của câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn rằng “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” cho phần mở bài viết về sự “thấu cảm” trong cuộc sống.
Đậu Vĩnh Phương Uyên |
Phương Uyên tâm niệm, Văn là môn học thể hiện được cái tôi của bản thân.
Do đó em không học thuộc lòng và cố nhớ những bài văn mẫu hay của các thầy cô dạy mà chỉ lĩnh hội nắm các ý chính rồi tự phân tích để hiểu sâu hơn và triển khai theo mạch cảm xúc của mình.
“Em không cố gò mình đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Em nghĩ Văn học là cảm nhận và không nên rập khuôn theo lối mòn. Thường em sẽ học theo ý rồi triển khai theo suy nghĩ của mình. Với em, viết bằng cách hiểu và cảm nhận, cảm xúc của bản thân bao giờ cũng hay hơn là cố học thuộc và viết theo người khác. Em coi bài giảng bài thầy cô là cái tham khảo để bài làm của mình có chất lượng hơn. Em nghĩ nếu phân tích theo cách nghĩ của mình ngoài việc học hỏi các thầy cô thì lời văn sẽ trôi chảy và thú vị hơn. Em cũng thường tập viết trước khi thi và tìm ra điểm yếu của mình để luyện nhiều hơn. Đặc biệt chú trọng phần đánh giá nâng cao. Ngoài ra em cũng rèn luyện cho mình sự tự tin để trấn an bản thân vì nếu chúng ta bước vào phòng thi với tâm lý lo sợ, quá hồi hộp thì đã thua trước”- Phương Uyên cho biết.
Nhờ vậy, dù là môn chuyên nhưng với Phương Uyên học văn không hề vất vả. Năm lớp 11, Phương Uyên còn xuất sắc giành giải Ba tại kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn.
Phương Uyên chia sẻ càng học em càng cảm thấy văn là một môn học thú vị. “Văn không chỉ cho chúng ta kiến thức, thưởng thức những tác phẩm hay của nhân loại mà còn bồi đắp tâm hồn. Em cảm nhận học văn giúp tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm hơn và bản thân cũng trưởng thành hơn”.
Tự nhận bản thân hơi nhác học nhưng Phương Uyên có nguyên tắc mỗi khi ngồi vào bàn học hay làm bất cứ việc gì em đều rất tập trung.
Hẳn cũng vì thế mà ngoài môn Văn, ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Phương Uyên cũng có điểm bài thi Toán là 8,8 và tiếng Anh là 9,6.
Chia sẻ về dự định của mình, Phương Uyên cho biết em quyết định sẽ theo học khoa Sư phạm Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – nơi em được tuyển thẳng nhờ thành tích đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, để nuôi ước mơ trở thành một cô giáo trong tương lai.
Còn cô bạn Hồng Nhung khi biết điểm thi môn Ngữ văn của mình đã bật khóc trong sung sướng vì không nghĩ điểm số lại cao như vậy. Hồng Nhung cảm xúc như vậy bởi hành trình với môn Văn của em không được “suôn sẻ” như Phương Uyên.
Lê Thị Hồng Nhung |
Điều Nhung nuối tiếc nhất của 3 năm THPT là trượt đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Văn. “Lúc đầu em cũng buồn nhiều lắm vì em gắn bó với môn học này gần như suốt những năm THPT. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà em có động lực để quyết tâm có một bài thi thật tốt trong kì thi vừa qua. Lúc Uyên báo 2 đứa có điểm thi văn cao nhất toàn tỉnh em còn không tin đó là sự thật. Cảm xúc thật lẫn lộn, bất ngờ, vui mừng và cả chút run run”.
Trong bài thi của mình, Nhung tâm đắc nhất phần cuối bài nghị luận bình luận quan niệm về đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Nhung đã dẫn chính câu nói của tác giả “Tôi tự hào vì được sống trong thời đại hào hùng của dân tộc mình để hiểu đất nước, hiểu đời và hiểu mình hơn” trước khi kết bài.
Tuy nhiên là môn thi đầu tiên có chút căng thẳng nên ở phần nghị luận văn học Nhung mắc một số lỗi nhỏ mà ngày thường sẽ không mắc phải.
“Lúc ra khỏi phòng thi em chưa thực sự hài lòng với bài làm của mình và thậm chí … khóa luôn facebook vì sợ mọi người hỏi thăm. Em không tự tin lắm với bài làm của mình nên kết quả này thực sự là vượt cả mong đợi”, Hồng Nhung nói.
Nhung cho biết thời gian em còn trong đội tuyển bồi dưỡng chọn học sinh giỏi, Uyên cũng thường hay giúp đỡ, động viện em trong học tập. Với sự giúp đỡ của thầy cô, các bạn và nỗ lực bản thân, Nhung cũng có thể tự an ủi mình bằng việc giành được giải Nhì cuộc thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 12.
Chia sẻ về bí quyết học và làm bài thi môn Ngữ văn, Nhung cho biết, trước kỳ thi khoảng 1 tuần, thay vì ngồi đọc thì em ngồi luyện viết. Cách học của em cũng khá đặc biệt khi có thể không làm bài hoàn chỉnh mà tập viết từng phần riêng.
“Lúc thì em tập viết phần mở bài, lúc thì phần kết luận hay đánh giá. Phần thân bài em cũng chia từng ý và tập viết theo từng ý đó. Bởi theo bài thi THPT quốc gia cũng sẽ được chia từng phần, từng ý để chấm điểm. Em thấy lấy điểm theo từng phần thi sẽ “chắc” hơn là cố gắng lấy điểm cả bài thi. Em đặc biệt chú ý đến phần kết luận bởi phần này được thực hiện khi thời gian môn thi sắp kết thúc, dễ bị mất bình tĩnh dẫn tới rối hoặc đuối ý”, Nhung nói.
Trước khi thi 1 tuần, ngoài thư giãn thì khi rảnh Nhung vẫn ngồi tập viết mở bài và kết bài –những phần mà em cho rằng dễ ăn điểm trong một bài viết về một số tác phẩm mà em thích để tạo cảm hứng cũng như để vào phòng thi đỡ bị khớp.
“Nhưng đừng ép bản thân quá vì viết văn cũng cần cảm hứng nữa”.
Theo Nhung, văn là môn học không chỉ cần sự thông minh của toán để xử lý vấn đề hay chăm chỉ học, nghiên cứu sách giáo khoa mà rất cần kinh nghiệm sống.
“Những điều mình viết trong văn đặc biệt là văn nghị luận xã hội là những cái mà nắm bắt, học hỏi và liên hộ trong thực tiễn đời sống”.
Với tổng điểm 3 môn Toán, Văn và Tiếng Anh là 26,35, Hồng Nhung sẽ đăng kí xét tuyển theo khối D vào Trường ĐH Ngoại thương để nuôi ước mơ trở thành một nhà kinh tế giỏi trong tương lai.
Những cô nàng lớp 12C1. |
Cả Phương Uyên và Hồng Nhung đều cho hay có được kết quả ngày hôm nay phần nào nhờ việc may mắn được học lớp chuyên văn nên được rèn kĩ năng trong cả quá trình học. Lớp 12C1 của Nhung và Uyên đặc biệt bởi sĩ số 34 học sinh toàn là nữ.
“Vì là lớp toàn con gái nên chúng em có những giờ học rất đặc biệt như học cắm hoa, học trang điểm,… Toàn con gái cũng không thể tránh khỏi có những lúc còn mâu thuẫn nhỏ nhưng vì học văn nên tất cả đều rất tình cảm và biết nhường nhịn, cảm thông và giúp đỡ nhau trong học tập”, Nhung nói.
Không chỉ trong học tập, hầu hết mọi hoạt động của nhà trường, tập thể lớp 12C1 tích cực tham gia. “Thậm chí các môn bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, trò chơi dân gian chúng em đều có những giải nhất nhờ tinh thần đoàn kết. Trong kì thi vừa rồi các bạn đều đạt những điểm số rất cao và đó có lẽ là niềm vui lớn nhất với chúng em”, Nhung nói.
Thanh Hùng – Lê Huyền
" alt=""/>Đôi bạn cùng lớp cùng có điểm thi THPT quốc gia cao nhất tỉnhNhững nước cờ thoái lui?
Trong thời kỳ những năm 2010, Tập đoàn Nam Cường được biết đến là “ông lớn” trên thị trường bất động sản. Cũng có thể nói Tập đoàn Nam Cường là doanh nghiệp bất động sản nổi nhất lúc bấy giờ khi là chủ đầu tư hàng loạt dự án lớn với quỹ đất khổng lồ.
Những dự án trải dọc từ Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng... cho đến Hà Nội. Chỉ tính riêng Hà Nội, Tập đoàn này là chủ đầu tư của 6 dự án khu đô thị lớn với tổng diện tích lên tới vài nghìn ha: Dự án KĐT Dương Nội (Hà Đông), Dự án KĐT Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), KĐTM Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Dự án KĐTM Thạch Phúc (huyện Thạch Thất và Phúc Thọ), Dự án KĐT Quốc Oai (huyện Quốc Oai); KĐT Thạch Thất, KĐT sinh thái Chương Mỹ (Chương Mỹ).
Dự án Khu đô thị Dương Nội, với quy mô gần 200ha, theo kế hoạch sẽ hoàn thiện toàn bộ trong năm 2015 nhưng đến nay Nam Cường mới chỉ triển khai được một phần. |
Sở hữu quỹ đất rộng lớn khiến bất cứ một doanh nghiệp BĐS nào cũng phải “thèm thuồng” nhưng trong những năm gần đây hoạt động đầu tư xây dựng tại các dự án của Nam Cường diễn ra khá khiêm tốn mà chủ yếu là tiến hành hợp tác, nhượng lại quỹ đất dự án cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Năm 2013, Nam Cường là một trong những doanh nghiệp bất động sản đầu tiên trả lại dự án cho Hà Nội. Chủ đầu tư này đã đề xuất xin bàn giao lại Khu đô thị Quốc Oai có quy mô lên đến trên 1.200ha và khu đô thị Thạch Thất hơn 800 ha cho Hà Nội. Động thái buông tay của Nam Cường tại hai siêu dự án cũng là lúc thị trường bất động sản đang trên đà xuống dốc.
Theo công bố từ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, Cty CP Tập đoàn Nam Cường có nhiều thửa đất tại phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông đang thế chấp quyền sử dụng đất. |
Bước sang giai đoạn 2014-2015, khi thị trường BĐS thoát khỏi cơn bão khủng hoảng và hồi phục tích cực nhiều đại gia bất động sản cũng tạo sự bứt phá đi lên. Tuy nhiên, mặc cho thị trường ồ ạt kéo nhau đi lên Nam Cường dường như vẫn đứng ngoài cuộc đua. Những khu đất vàng vẫn dở dang, bất động.
Tại Hà Nội, mới có 2 dự án đô thị được Nam Cường triển khai là Khu đô thị Cổ Nhuế và một phần Khu đô thị Dương Nội. Việc triển khai hai dự án này chủ yếu được thực hiện trước năm 2011 và một phần các hạng mục được hoàn thiện trong năm 2014. Dự án Khu đô thị Dương Nội, với quy mô gần 200ha, theo kế hoạch sẽ hoàn thiện toàn bộ trong năm 2015 nhưng đến nay Nam Cường mới chỉ triển khai được một phần.
Nằm trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu đang “lên như diều gặp gió”, dự án KDTM Phùng Khoang gần như bất động sau gần 8 năm khởi công. |
Đến cuối năm 2014, Nam Cường đã bắt tay Ceninvest, nhượng lại cho đơn vị này phát triển cụm Chung cư H, J, K trong Khu đô thị Dương Nội.
Sang đầu năm 2015, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cũng trở thành đơn vị thứ cấp tại Dự án Khu đô thị Dương Nội với việc triển khai 3 tòa tháp cao 25 tầng mang tên Xuân Mai Spark Tower.
Cầm vàng có để vàng rơi?
Cùng nằm trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu đang “lên như diều gặp gió” trở thành tâm điểm của thị trường khu vực phía Tây Hà Nội, dự án KĐT Dương Nội ngổn ngang dang dở còn dự án KĐTM Phùng Khoang sau 8 năm khởi công gần như nằm im bất động.
Mục đích của dự án là xây dựng khu đô thị mới hiện đại, có cảnh quan hài hoà với khu công viên hồ điều hoà của thành phố đến nay vẫn chưa thể thành hình. |
Trong khi thị trường đang tăng tốc dự án vẫn im ắng lạ thường. Mới đây, liên danh chủ đầu tư đã thực hiện lễ động thổ công trình công viên hồ điều hòa Phùng Khoang nằm trong KĐTM Phùng Khoang.
“Ông lớn” Nam Cường có để vàng rơi thêm nữa? |
Thời gian gần đây khi UBND TP Hà Nội có những chỉ đạo quyết liệt đối với các dự án treo chủ đầu tư đã tiến hành quây tôn dự án kể cả trên những diện tích đất đang được sử dụng kinh doanh. Theo tìm hiểu của PV VietNamNet đây là những diện tích được cho thuê dài hạn.
Trong khi nhiều công trình có ích cho xã hội, như bệnh viện, trường học không có đất để xây dựng, cả “khu đô thị vàng” lại bị chủ đầu tư để lãng phí suốt gần một thập kỷ khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về việc triển khai dự án.
Sau việc buông tay tại hai siêu dự án năm 2013 cùng những cái bắt tay chuyển nhượng, Nam Cường có để vàng rơi thêm nữa?
Hồng Khanh
" alt=""/>Chuyện lạ Hà Nội: Thị trường tăng tốc, đại gia ‘ôm’ đất vàng ‘ngồi im’