Ngay từ lúc quyết định tậu thêm một chiếc TV có độ phân giải cao (HD),ữngthắcmắcphổbiếnnhấtvềtotten bạn sẽ phải đối mặt với một loạt những câu hỏi khó và nếu không tìm được “nhà tư vấn” đáng tin cậy, có thể bạn sẽ chùn bước bởi những vấn đề kỹ thuật có vẻ phức tạp này. Rất may là những câu hỏi đó lại không mấy khó trả lời bởi công nghệ HD giờ đây đã rất phổ biến. Dưới đây là 5 vấn đề người dùng thường phân vân nhất khi quyết định mua TV HD. Hãy xem qua để có một quyết định chính xác nhất, vừa túi tiền nhất. 1. Nên mua TV LCD hay Plasma? Những màn hình LCD thường mỏng hơn và tiêu hao ít điện năng hơn anh hàng xóm Plasma của nó. Tuy nhiên, mỗi công nghệ lại có một ưu điểm riêng và cả 2 đều mang đến chất lượng hình ảnh đáng ngưỡng mộ. Ngày nay, đa số các mẫu TV HD đều được sản xuất theo công nghệ LCD (màn hình tinh thể lỏng) và các nhà sản xuất đã tốn nhiều năm để cải tiến những nhược điểm của nó, cho phép màn hình LCD hiển thị hình ảnh với độ sáng cao hơn. Đặc biệt sự ra đời của màn hình LCD theo công nghệ LED khiến các mẫu sản phẩm ngày càng mỏng hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn nữa. Tất nhiên, đi kèm với nó là giá bán cũng đắt hơn, thậm chí có thể cao gấp 2 lần một chiếc màn hình LCD thông thường. Bên cạnh sự phân vân về mức giá, LCD thường rất mỏng nên phù hợp với những người muốn treo chiếc TV của mình lên tường, tiết kiệm không gian trong nhà. Tuy nhiên, màn hình LCD chỉ cho hình ảnh với chất lượng tốt nhất với kích thước nhỏ hơn 46 inch. Nếu muốn mua những chiếc TV có kích thước màn hình từ 47 inch trở lên, hãy lựa chọn loại sử dụng công nghệ LED. Dù đã được cải tiến nhiều, nhưng LCD vẫn có những nhược điểm chưa thể khắc phục. Đó là việc hình ảnh có chất lượng rất kém khi xem ở những góc nhìn “không phù hợp”. Đây là điều mà LCD không thể cạnh tranh nổi với màn hình Plasma. Nhưng nếu bạn muốn mua một màn hình Plasma? Hãy ghi nhớ rằng nó có chất lượng hình ảnh khá tốt, tiêu tốn điện năng nhiều hơn LCD và gần như không có sản phẩm nào có kích thước dưới 42 inch (do chi phí sản xuất rất đắt đỏ). Nói một cách khác, Plasma là sản phẩm chỉ “sống” ở thị trường TV cao cấp. Ngoài yếu tố về kích thước, plasma TV cũng tỏa nhiệt khá nhiều nên các nhà sản xuất thường khuyến cáo không nên đặt sản phẩm này cạnh các nguồn nhiệt lớn khác (lò sưởi, bóng đèn)… để tăng tuổi thọ. Tất nhiên, đừng quên là ngày nay tìm mua một chiếc plasma TV ưng ý khó hơn so với tìm mua LCD nhiều. 2. Kích thước nào là phù hợp? Một chiếc TV HD kích thước 65 inch rõ ràng là sẽ khiến nhiều người “ngất ngây” vì độ hoành tráng của nó nhưng quan trọng nhất là bạn sẽ đặt nó vào đâu trong phòng khách của mình để đảm bảo khoảng cách từ chỗ ngồi đến màn hình phù hợp nhất, cảm nhận được hình ảnh tốt nhất. Đây cũng chính là vấn đề nhiều khách hàng và cả những nhân viên bán hàng lúng túng nhất. Để quyết định được chính xác chiếc TV mà bạn sắp mua nên có kích thước bao nhiêu, tốt nhất là bạn nên lấy một chiếc thước và đo cụ thể khoảng cách từ nơi để TV đến nơi ngồi xem. Sau đó, hãy tham khảo bảng quy đổi sau: Tuy vậy, việc lựa chọn chính xác một chiếc TV HD không theo đúng với công thức này lắm bởi góc xem và thói quen của mỗi người là khác nhau. Bạn có thể giữ tỷ lệ mà bảng trên đã khuyến cáo, sau đó kiểm nghiệm thực tế ngay tại nơi bán, xem hình ảnh thật theo đúng khoảng cách mà bạn đã đo sẵn ở nhà rồi chọn kích thước ưng ý nhất. Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn và kỹ càng hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 3. Nên dùng cáp nối HDMI hay Component? Tất nhiên là HDMI sẽ tốt hơn nhưng đồng thời một số loại cáp nối HDMI sẽ rất đắt nhưng bạn hãy nhớ là với khoảng cách gần, việc kết nối bằng HDMI hay Component không khác biệt nhau bao nhiêu. Theo các chuyên gia, trong hầu hết các trường hợp việc kết nối giữa màn hình và nguồn phát hình ảnh bằng chuẩn jack nối Component vẫn đảm bảo chất lượng. Nếu bạn xem TV bằng đường truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh… chuẩn Component là thích hợp hơn, kể cả truyền hình HD có độ phân giải từ 720p đến 1080i. Nhưng nếu bạn có ý định xem phim ở độ phân giải 1080p hay đĩa Blu-ray, bạn cần phải có cáp nối HDMI. 4. Làm thế nào để chỉnh “ngon lành” chiếc TV HD? Đừng nghĩ là mang được chiếc TV HD về nhà là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ. Để khai thác tối đa sự hiện đại và công nghệ tiên tiến của nó, bạn còn cần phải điều chỉnh màu sắc, độ sáng tối… Đầu tiên, bạn cần đảm bảo việc điều chỉnh chiếc TV vào đúng khoảng thời gian mà bạn hay xem nhất vì tùy thuộc vào ánh sáng xung quanh mà hình ảnh trên đó có thể trở nên lung linh hay dở ẹc. Tiếp theo, dùng một bộ phim hay chương trình TV mà bạn cảm thấy quen thuộc nhất, đặt ở chế độ quen thuộc nhất và sau đó kiểm tra kỹ màu da để căn chỉnh cho chuẩn xác. Truy cập vào mục Setting (cài đặt) trên TV và chọn chế độ màu là Movie (phim ảnh). Thông thường, nhà sản xuất đã cài đặt sẵn các thiết lập cho từng chế độ và nếu bạn đã cảm thấy hài lòng thì hãy để nguyên đó và thưởng thức bộ phim. Nhưng nếu chưa thỏa mãn, hãy tùy chỉnh từng chi tiết nhỏ trong đó như độ sáng (brightness), độ nét (sharpness) và độ tương phản (contrast). Độ sáng hay còn được gọi là “mức đen” (black level) nên thực chất việc căn chỉnh của bạn sao cho khoảng màu đen nào đó trên màn hình trở nên “sâu” và “đậm như mực” là được. Độ nét thực chất là việc tạo ra một quầng sáng bao quanh hình ảnh mà trên video gốc không có. Chính vì thế, để có thể chọn được độ nét chính xác nhất thì việc đầu tiên là bạn phải đưa chỉ số của nó về 0 và nâng lên dần dần. Với việc thiết lập độ tương phản, bạn cần giảm xuống đến mức những vật thể màu trắng trên màn ảnh phải sắc nét, rõ ràng các chi tiết tuy nhiên cũng không nên để tổng thể khuôn hình trở nên kỳ dị. Sau khi chỉnh xong độ tương phản, bạn nên trở lại phần chỉnh độ sáng để kiểm tra và không nên để xuất hiện những khoảng quá tối và làm mất chi tiết trong đó. (Theo ICTnews) |