- Là người thường xuyên tham gia thực hiện công tác khuyến đọc trên cả nước, theo bà văn hóa đọc có liên quan như thế nào đến nguồn lực của một quốc gia?
Cốt lõi của một quốc gia chính là con người. Sự thành bại của một dân tộc cũng do con người quyết định. Văn hóa đọc chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của con người, bởi nó tác động đến nhận thức, tư duy, giải pháp và sự sáng tạo của con người trong quốc gia đó.
Trong sách có rất nhiều kinh nghiệm, triết lý, bài học và ý tưởng sáng tạo của thế hệ đi trước. Đọc sách là chúng ta được tiếp cận với những bộ óc vĩ đại, kinh nghiệm thâm niên, tuyệt vời mà ở đó độc giả có thể học hỏi, vận dụng với thực tế của mình. Đọc cũng là một cách học chủ động, một cách phát triển năng lực con người. Vì vậy có thể nói phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của mỗi quốc gia.
- Nói đến khái niệm “nguồn lực” là nói tới “sức mạnh nội tại”. Vậy văn hóa đọc đóng vai trò gì đối với việc thúc đẩy sức mạnh nội tại đó?
Mỗi con người sinh ra bao gồm phần thể chất và tinh thần. Trong đó, tinh thần quyết định thể xác, nội tại tạo nên sức mạnh con người, suy nghĩ bên trong quyết định sức mạnh bên ngoài.
Đọc sách ngoài việc cung cấp tri thức, còn giúp nâng cao lòng dũng cảm, kiên trì, vượt khó. Bởi khi đọc, ta sẽ được tiếp cận với nhiều câu chuyện về những người thành công, nổi tiếng, họ đã có ý chí vượt qua hoàn cảnh khó khăn để hiện thực hóa được ước mơ của mình.
Chúng ta có thể bắt gặp tinh thần đó nếu đọc các cuốn như: Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách, Đánh thức con người phi thường trong bạn, Triết lí sống của Mã Vân, Bí mật tư duy triệu phú, Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Nghĩ giàu làm giàu… hay những tác phẩm của chính trị gia Hồ Chí Minh, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George Bush, Abraham Lincoln, tỷ phú Bill Gates, Steve Jobs…
Tôi muốn nói rằng để có được kết quả tốt, cần nuôi dưỡng suy nghĩ từ bên trong và việc đọc sách sẽ giúp làm giàu suy nghĩ, ý tưởng và nuôi dưỡng tinh thần, sức mạnh nội tại của con người.
- Tham gia vào nhiều hoạt động khuyến đọc trên cả nước, bà nhận thấy bức tranh toàn cảnh của văn hóa đọc ở Việt Nam đang trong tình trạng như thế nào?
Theo số liệu năm 2019 từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hàn Quốc - một quốc gia chỉ có dân số 52 triệu người (trong khi dân số Việt Nam là gần 100 triệu) - nhưng doanh thu ngành xuất bản của Hàn Quốc đạt 52 tỷ USD, trong khi doanh thu của ngành sách trong nước chỉ đạt 2.775 tỷ đồng.
Con số này đã nói lên sự chênh lệch về tỷ lệ đọc sách của người dân ở hai quốc gia. Nhưng câu trả lời về bức tranh toàn cảnh văn hóa đọc ở Việt Nam tôi muốn dành cho bạn đọc. Bạn đọc hãy nhìn vào những số liệu biết nói trên và sẽ tự rút ra câu trả lời cho chính mình.
Căn cứ vào những giá trị và lợi ích của việc đọc, tôi nhận thấy mỗi gia đình, nhà trường, cá nhân cần phải có sự quan tâm, chú ý hơn nữa cho hoạt động này. Mỗi người nếu ý thức được vai trò của việc đọc sẽ tạo nên một cộng đồng ham đọc sách. Đọc sách sẽ góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi người. Qua mỗi trang sách, chúng ta sẽ lượm nhặt được nhiều kết quả, giá trị tốt đẹp.
- Văn hóa đọc nước ta chưa thực sự phát triển. Vậy theo bà, đâu là những giải pháp thiết thực cho sự phát triển của văn hóa đọc?
Vai trò của gia đình rất quan trọng và đặc biệt là giai đoạn giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non. Điều đầu tiên là phải tác động vào nhận thức để mọi người thấy được ngoài việc học ở nhà trường cần có những hoạt động đọc sách ngoài giờ. Trong gia đình, cha mẹ nên chú ý định hướng cho con đọc sách từ nhỏ, đặc biệt là khi con trong độ tuổi từ 0 đến 6. Đây là giai đoạn vàng để phát triển và định hình tính cách, trí tuệ ở trẻ.
Đọc là một hoạt động nhỏ nhưng vĩ đại vô cùng, chỉ cần cha mẹ chú ý và coi đó là một hoạt động hàng ngày thì sẽ thay đổi được rất nhiều. Cha mẹ nên dành thời gian đọc sách cùng con và nên chuẩn bị thật nhiều sách để sẵn ở trong nhà để khi có chút thời gian là chúng ta có thể tranh thủ đọc được luôn.
Yếu tố quan trọng thứ hai là phải hành động. Tùy điều kiện kinh tế, mỗi gia đình nên có những tủ sách nhỏ ở trong nhà.
Thứ ba, cần đặt ra mục tiêu đọc, làm sao để trong một năm, mỗi người có thể đọc ít nhất 10 cuốn (trừ sách giáo khoa, giáo trình). Với lứa tuổi học sinh, cần đọc theo sở thích và chủ đề quan tâm. Trẻ em có thể đọc nhiều hơn vì sách thiếu nhi thường tranh nhiều, chữ ít. Hoạt động đọc phải được duy trì liên tục, thường xuyên trong một khoảng thời gian cố định để hình thành thói quen. Khi đọc một cuốn sách hay nên chia sẻ cho người khác để cùng nhau lan tỏa, truyền cảm hứng về văn hóa đọc.
Cuối cùng, để văn hóa đọc thực sự khởi sắc, cần có sự quan tâm, đầu tư cả về tài chính và tinh thần, nguồn lực của các cấp lãnh đạo cho các hoạt động của văn hóa đọc. Muốn phát triển thì nhà nước cần đầu tư, từ đó người dân sẽ nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết và giá trị của việc đọc.
- Khi văn hóa đọc phát triển rồi, bà có tin rằng Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn trong tương lai?
Chắc chắn rồi, vì phát triển văn hóa đọc chính là phát triển con người, nó tác động trực tiếp đến trí tuệ của con người. Bạn hãy nhìn xem, Israel là một quốc gia không có tài nguyên khoáng sản như nhiều mảnh đất màu mỡ khác nhưng họ lại trở thành đất nước phát triển vì đã biết biến những sa mạc thành cánh đồng và có những khu vườn trồng cây cối bằng công nghệ. Thiên nhiên không ban cho Israel điều kiện tự nhiên thuận lợi như các quốc gia khác, tất cả những thành tựu mà họ có được là nhờ trí tuệ con người.
Đây cũng là một quốc gia rất chú trọng phát triển giáo dục, tư duy ở con người. Nếu Việt Nam chúng ta cũng có những chủ trương, chính sách và hành động cụ thể cho việc phát triển văn hóa đọc hơn nữa, tôi tin trong tương lai không xa, chúng ta cũng có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
" alt=""/>Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của mỗi quốc giaTrưa 15/10, Trấn Thành đứng ra kêu gọi nhận ủng hộ cho đồng bào miền Trung đang gặp lũ lụt trên fanpage hơn 12 triệu người theo dõi và ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ. Dù thông báo tới ngày 19/10 mới thống kê số tiền cụ thể đã nhận được nhưng trưa 16/10, tròn 1 ngày sau khi kêu gọi Trấn Thành cho biết tính đến hết ngày 15/10 tài khoản đã có 3,2 tỷ đồng tiền ủng hộ từ khán giả khắp nơi.
So với các nghệ sĩ khác, Mỹ Tâm có vẻ im ắng hơn khi cô không hề kêu gọi ủng hộ hay quyên góp trên trang cá nhân. Tuy nhiên bất ngờ trưa 16/10 nữ ca sĩ đăng tải loạt ảnh đội nón lội nước bắc loa đi phát quà cho người dân ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và chuẩn bị sang địa điểm thứ hai. Mỹ Tâm cho biết trời vẫn mưa to và mong mọi việc thuận lợi.
Chứng kiến tình cảnh khó khăn của bà con vùng lũ, nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng đã rơi nước mắt. Khoảnh khắc Mỹ Tâm lấy tay lau nước mắt và nhiệt tình trao quà cho người dân đang phải chịu nhiều khó khăn trước thiên tai khiến fan vô cùng xúc động.
Thuỷ Tiên cũng đang tích cực đi trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ
Cùng với Mỹ Tâm, ca sĩ Thuỷ Tiên mấy ngày qua cũng đang dầm mình trong nước lũ đi cứu trợ cho bà con ở Huế, Quảng Trị... Sáng 16/10, sau 3 ngày kêu gọi, bà xã Công Vinh cho biết đã nhận được hơn 30 tỷ tiền ủng hộ.
Ở phía Bắc, quỹ từ thiện của hai diễn viên Hương Giang và Đình Tú sau hơn 1 ngày phát động trên trang cá nhân đã nhận gần 1 tỷ. Nam diễn viên dự kiến sẽ tới Quảng Trị cứu trợ cuối tuần này. Diễn viên Thuý Diễm cũng thông báo đã quyên góp được gần 500 triệu cho đồng bào vùng lũ.
Một số hình ảnh của Mỹ Tâm trong chuyến đi cứu trợ cho đồng bào miền Trung tại xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được chính nữ ca sĩ cập nhật trên trang fanpage của mình.
Mỹ Tâm lội nước trực tiếp cứu trợ ở miền Trung |
Nữ ca sĩ vẫy tay chào khi người dân nhận ra cô. |
Mỹ Tâm chia sẻ với người dân trước khi phát quà. |
Mỹ Tâm khóc khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của bà con vùng lũ. |
Nữ ca sĩ thăm hỏi, động viên một bà cụ. |
Mỹ Tâm hạnh phúc khi trao quà cho người dân. |
Mai Linh
Thuỷ Tiên kể chuyện nguy hiểm, xúc động khi làm từ thiện ở miền Trung ngày 15/10 khi trực tiếp lội nước và ngồi trên thuyền đến các khu ngập lũ để trao quà cho người dân.
" alt=""/>Mỹ Tâm trực tiếp cứu trợ miền Trung, Trấn Thành nhận ủng hộ hơn 3 tỷThế nhưng, hiệu trưởng Trường Trung học Southwest Edgecombe ở Pinetops, North Carolina, Mỹ đã nói với cậu rằng cậu sẽ phải thực hiện một bài phát biểu khác, chỉ có 5 câu và được soạn sẵn bởi ban quản trị của trường. Ngoài ra, ông không đưa ra bất kỳ lý do gì.
“Tôi cảm thấy bị cướp đi một cơ hội để nói những lời của mình” – Marvin, 18 tuổi chia sẻ với The Washington Post. Dù vậy, mẹ cậu, bạn bè và các giáo viên vẫn đề nghị Marvin nên thực hiện bài phát biểu đã chuẩn bị trước của mình.
Marvin phát biểu tại lễ tốt nghiệp. |
Bước lên sân khấu của buổi lễ tốt nghiệp hôm 16/6, Marvin mở bài phát biểu mà hiệu trưởng đã gửi cho cậu bằng điện thoại. Thế nhưng, thay vì đọc những câu từ đã được nhà trường chuẩn bị trước, cậu bỏ chiếc điện thoại ra một bên và đọc bài phát biểu ban đầu trước bạn bè và những người đã khuyến khích cậu làm vậy.
Ngồi đằng sau Marvin, hiệu trưởng Craig Harris ngay lập tức quay sang nhân viên ngồi cạnh thì thầm điều gì đó với thái độ không hài lòng – đoạn video ghi lại cho thấy.
Sau tiếng vỗ tay, tất cả học sinh xếp hàng lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp chính thức. Nhưng một tấm bằng bị thiếu – đó chính là bằng tốt nghiệp của Marvin. Cô vấn cao cấp của hiệu trưởng thông báo rằng hiệu trưởng đã lấy bằng tốt nghiệp của Marvin ra vì cậu đã không đọc đúng bài phát biểu.
“Tất cả bạn bè đã ở bên ngoài chụp ảnh lưu niệm, còn tôi vẫn ở trong cố lấy bằng của mình” – Marvin nói. “Tôi thực sự bị tổn thương và xấu hổ, thậm chí là cảm thấy nhục nhã”.
Marvin và mẹ cậu – bà Jokita Wright đã cáo buộc nhà trường không chỉ kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của học sinh, mà còn trả thù học sinh bằng cách giữ lại bằng tốt nghiệp. Trong khi, hiệu trưởng Harris giải thích rằng do Marvin đã không nộp bài phát biểu cho trường vào hạn cuối. Phía Marvin thì nói cậu không hề biết điều này.
Hai ngày sau, cậu nhận được tấm bằng với lời nhắn gửi của hiệu trưởng: “Nếu mẹ em hỏi gì, hãy gọi cho tôi”.
Sau đó, giám đốc các trường học hạt Edgecombe – ông John Farrelly đã gọi cho Marvin để xin lỗi về cách mà nhà trường đã xử lý tình huống vào ngày hôm đó.
“Thay mặt nhà trường, tôi đã liên lạc với gia đình để nói lời xin lỗi” – ông Farrelly nói. “Không bao giờ nên tước đoạt tấm bằng tốt nghiệp của học sinh”.
Ông Farrelly cũng cho biết, ông không có bất cứ vấn đề gì với nội dung bài phát biểu của Marvin, nhưng nhà trường luôn kỳ vọng tất cả những bài phát biểu tốt nghiệp đều được chuẩn bị và luyện tập. “Nhà trường luôn nói rõ ràng điều đó với người được chọn phát biểu. Học sinh này đã không làm theo kỳ vọng đó”.
Trong bài phát biểu dài gần 5 phút của mình, Marvin đã gợi nhớ lại những kỷ niệm thời tiểu học, trung học. Mặc dù có vấp váp vài lần, bài phát biểu của cậu vẫn nhận được những tràng vỗ tay, những tiếng cười sảng khoái và sự cổ vũ của tất cả mọi người.
Cậu đã cảm ơn Chúa, cảm ơn gia đình những học sinh tốt nghiệp, đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường và đặc biệt là mẹ cậu – người đang chảy nước mắt dưới hàng ghế khán giả.
Cậu nói về năm học cuối cùng: “Mọi thứ dường như khác đi. Giáo viên trở thành những người cố vấn, bạn bè trở thành gia đình, và Southwest Edgecombe High trở thành nhà”.
“Tôi không phải là chuyên gia trong hành trình mà chúng ta gọi là cuộc sống, nhưng tất cả chúng ta đều có khả năng tạo sự khác biệt và thay đổi thế giới”.
“Vì thế tôi đã nói với các bạn của mình rằng, hãy trân trọng những phút giây cuối cùng ở đây, những kỷ niệm mà chúng ta tạo nên, sẵn sàng cho hành trình phía trước”.
Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)
" alt=""/>Không đọc diễn văn chuẩn bị sẵn, nam sinh bị giữ bằng tốt nghiệp