Ngân An
Ảnh: Hoàng Phúc
Ngân An
Ảnh: Hoàng Phúc
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường
Tổng cục Hải quan và Dự án tạo thuận lợi thương mại do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo thông tư quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết, đến nay, Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, với 100% quy trình thủ tục được tự động hóa và hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử.
Theo đó, Cơ quan Hải quan đã triển khai Chương trình quản lý giám sát hải quan tự động cảng biển, cảng hàng không; thí điểm triển khai hệ thống thông tin, quản lý các doanh nghiệp hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu; triển khai nộp thuế qua ngân hàng…
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, điện tử hóa nhiều khâu thủ tục, giảm bớt thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giao hàng kịp thời cho đối tác, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp, ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra.
Công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan đã có những bước phát triển nhanh chóng, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, đặc biệt là việc áp dụng quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK; tạo nền tảng quan trọng cho sự đột phá trong cải cách, điện tử hóa, tự động hóa thủ tục hải quan nói riêng cũng như công tác quản lý của ngành Hải quan nói chung.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác quản lý rủi ro, ngành hải quan còn bộc lộ những hạn chế: các quy định về quản lý rủi ro đang được quy định tại nhiều văn bản; một số hoạt động nghiệp vụ hải quan chưa áp dụng quản lý rủi ro; hạn chế về chất lượng đánh giá và quản lý doanh nghiệp tuân thủ dẫn đến việc áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ trong quản lý hải quan còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được các yêu cầu tạo thuận lợi trong hoạt động XNK; chất lượng hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro.
Lãnh đạo Tổng cục hải quan cho biết: Việc xây dựng Thông tư của Bộ Tài chính quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là cần thiết, đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất các quy định về quản lý rủi ro, phù hợp yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
">Người này cũng chia sẻ 2 tấm ảnh ghi lại cảnh cô gái dùng nước uống từ thiện để rửa chân được camera ghi lại.
Cô gái bị dân mạng "ném đá" vì dùng nước từ thiện để rửa chân. |
Trả lời Zing.vn, chị Mai Đặng, chủ nhân bình nước uống từ thiện, cho biết: "Vợ chồng mình đặt bình nước từ mùa hè năm ngoái để gọi là có chút ủng hộ cho các cô chú lao động vào mùa hè. Mỗi ngày mình sẽ mang ra vào buổi sáng, hết thì sẽ thay bình mới, cố gắng đảm bảo lúc nào cũng có nước cho mọi người".
Chị Mai khẳng định cô gái trong hình ảnh được camera ghi lại tối 17/7 không uống mà chỉ lấy nước rửa chân.
"Mình không rõ chân bạn ấy có vấn đề gì không, nhưng đây là hành động vô ý thức", chị nói.
Mai Đặng cho biết thêm ngày trước có để biển báo "Nước uống từ thiện" nhưng do mưa gió nên đã bị hỏng. Tuy nhiên, chị cho rằng ai cũng biết bình nước này dùng để làm gì. Cô gái kia biết mà vẫn cố tình rửa chân mới là chuyện đáng nói.
Phía dưới bài đăng, hầu hết dân mạng bày tỏ sự bức xúc, không hài lòng với hành động của cô gái trẻ.
Linh Tran gay gắt: “Đi từ hàng nước ép ra thì chắc không phải bị tai nạn rồi. Ý thức bị rơi mất rồi à bạn?”.
Mai Phạmcho rằng người muốn uống chẳng có, người lấy để rửa chân, nên không biết dùng từ gì miêu tả.
"Thỉnh thoảng trên mạng lại share ảnh người rửa tay, kẻ rửa chân hay lấy nước thừa thãi, phung phí rồi đổ đi. Cứ vô ý thức như vậy bảo sao mãi không văn minh lên được", Trung Anhngán ngẩm.
">Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em tại Mỹ sử dụng điện thoại di động từ khi còn rất nhỏ. Khoảng 40% trẻ em còn chưa đến 6 tuổi khi chúng sử dụng điện thoại di động lần đầu tiên. Đáng chú ý khi có tới 12% số trẻ em tiếp xúc với điện thoại di động ngay từ lúc còn 1 đến 2 tuổi.
Nhiều phụ huynh cho con dùng điện thoại để đổi lấy vài phút thảnh thơi. |
Không phải ai khác, các bậc phụ huynh chính là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này. 40% phụ huynh được khảo sát cho biết họ đưa điện thoại di động cho con chỉ để đổi lấy một vài phút im lặng. 25% phụ huynh nói rằng họ mua điện thoại cho con cái mình với mức chi khoảng 250 USD.
Dù mua điện thoại cho con, thế nhưng các bậc phụ huynh vẫn đang tìm cách kiểm soát chúng. Thực tế là có tới 88% số phụ huynh được hỏi thừa nhận họ biết được mật khẩu điện thoại của con cái mình.
Những việc trẻ em thường làm khi sử dụng điện thoại di động. Số liệu: Sell Cell |
Theo Sell Cell, cha mẹ thường cho con mình sử dụng điện thoại vì một trong 3 lý do: để giữ liên lạc, trò chuyện với bạn bè hoặc dùng smartphone như một công cụ giáo dục. Tuy nhiên, thực tế là 57% số trẻ em sử dụng điện thoại để chơi game, 50% trong số chúng thường xuyên xem TV hoặc phim ảnh trên điện thoại.
Được mua điện thoại để học, thế nhưng 57% số trẻ em sẽ dùng nó để chơi game |
Khảo sát của Sell Cell có khá nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Common Sense Media. Trong một nghiên cứu khác, Common Sense Media nhận thấy các thanh thiếu niên dành 6 tiếng mỗi ngày cho việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Khoảng thời gian này không bao gồm quá trình học tập trên lớp và làm bài tập về nhà. Đáng chú ý khi có tới 1/3 số trẻ em trong độ tuổi thanh thiếu niên ngủ với chiếc điện thoại trên tay.
">