Trong khi phương Tây coi Rồng biểu hiện cho cái ác thì Rồng phương Đông lại biểu trưng cho điềm lành và được vận vào mệnh của các bậc quyền quý nhất thiên hạ.Bàn đến chuyện Rồng, người ta thường nói tới "câu chuyện Đông - Tây" khác biệt. Với phương Tây, Rồng phun lửa thiêu đốt mọi thứ để thể hiện quyền uy của mình. Vì thế Rồng phương Tây biểu trưng cho cái ác mà người dũng sĩ diệt Rồng luôn được tôn vinh như anh hùng cứu thế. Trái ngược với phương Tây, Rổng phương Đông được coi là vật linh hiểu theo nghĩa được thần thánh hóa mang điềm lành và được vận vào mệnh của bậc quyền quý nhất thiên hạ.
Và trong quan niệm khá phổ biến và kéo dài trong lịch sử, khi nhắc đến Rồng Phương Đông thì con Rồng Trung Hoa dễ được coi là tiêu biểu nhất vì nó vốn gắn với một nền văn minh và một đế chế quá lớn, bên những biểu tượng Rồng của các quốc gia Đông Á khác trong đó có nước ta, vốn cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa.
|
|
Sự khác biệt theo chiều Bắc - Nam ấy khiến ta phải lưu ý đến lịch sử về một đế chế cũng là một nền văn minh khổng lồ mang quốc hiệu Trung Hoa với một quá trình hình thành bắt nguồn từ một xứ sở Hoa Hạ phía trên dòng Dương Tử, nơi có một nền Văn minh lúa cạn và những thảo nguyên mênh mông khác hẳn với phía Nam của con sông này từng tồn tại từ rất xa xưa một nền văn minh, một không gian sinh thái khác biệt. Đó là nền văn minh lúa nước trên một không gian địa lý được định danh là Bách Việt - cái nôi ban đầu của dân tộc Việt Nam
Cái khác cơ bản nhất của Rồng Việt so với Rồng Trung Hoa chính là "chất phương Nam" của mình hiểu theo nghĩa là phương Nam sông Dương Tử của cộng đồng Bách Việt và "chất phương Nam" tuyệt đối hơn nhờ vị trí địa lý ở cực Nam của Bách Việt gần gũi với biểu tượng Rắn của các dân tộc Đông Nam và Nam Á mà sau này trong quá trình Nam tiến đã gắn kết Việt Nam với khu vực Đông Nam Á.
Ngay từ thời của Thạp đồng Đào Thịnh khai quật trên đất tỉnh Yên Bái ngày nay, được chế tác trước cả khi nước ta rơi vào vòng Bắc thuộc đã thấy hình tượng hai con vật mang hình thù cá sấu mà sau này ta gọi là "Giao Long". Để rồi trong "Lĩnh Nam chích quái" viết vào nhiều thế kỷ sau (XV) thấy nói đến cư dân Lạc Việt từ thời các Vua Hùng đã có tục xăm mình hình Giao Long để ám trừ thủy quái vẫy vùng trên sông nước. Căn cứ vào tục này mà các nhà khảo cứu nhận rằng tổ tiên người Việt ngày nay từ rất xa xưa đã coi Rồng có hình tượng gần giống cá sấu là "tôtem" (vật linh) của mình.
|
Nhà sử học Dương Trung Quốc |
Đến khi nhiều lãnh thổ không kém rộng lớn của Bách Việt đã lần lượt bị thâu tóm vào đế chế Trung Hoa, thì Rồng tuy đã thành biểu tượng tôn quý của Hoàng đế Trung Hoa (từ thời Hán) và hình thành cả một hệ thống biểu trưng con vật đứng đầu "tứ linh" của văn hóa Trung Hoa (Long-Ly-Quy-Phượng) thì con Rồng giàu "chất phương Nam" của Đại Việt ( quốc danh được xác lập từ khi giành lại quyền tự chủ của một quốc gia duy nhất trong Bách Việt thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa) không ngừng biến đổi theo chiều hướng duy trì sự khác biệt "không thể lẫn" với Rồng Trung Hoa đồng thời cũng không ngừng tiếp cận với những đặc sắc của Văn minh Trung Hoa.
Trên phương diện ngôn ngữ, phát âm chữ "Rồng" với phụ âm rung là điều xa lạ với người Phương Bắc nhưng lại rất gần với những cư dân ở phần phía Nam lãnh thổ của chúng ta mang theo nghĩa là "con sông" - "k'rông". Ngay trong chữ Hán cổ, từ nguyên nghĩa là con rồng cũng được đọc là "lung" chứ không như cách phát âm theo Hán-Việt và được ghi âm bằng quốc ngữ la tinh là "long" như của ta được sử dụng cho tới ngày nay .
"Long" với nghĩa là Rồng đã trở nên một yếu tố cao quý trong cách đặt tên cho nhiều địa danh, gắn với những sự tích tỏ rõ sự gần gũi cũng như nghiã cao sang của một Vật Tổ trong đời sống người Việt. Từ câu chuyện truyền thuyết về "Con Rồng - Cháu Tiên" được nhân hóa thành các vị nguyên tổ của người Việt: Lạc Long Quân sánh cùng Âu Cơ đẻ ra trăm trứng "dạy dân việc cầy cấy nông tang, đặt ra các đẳng cấp quân thần, các đạo cha con vợ chồng, đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui" (Lĩnh Nam Chích Quái), đến những nơi chốn từng có mặt của Rồng trong các truyền thuyết như Hạ Long, Bái Tử Long, Hàm Rồng, Cửu Long... và biểu tượng cao nhất là đức Lý Thái Tổ đã chọn đặt cho kinh dô tự chủ là "Thăng Long" mà trước đó đã từng có Long Biên từ thời Hai Bà Trưng "phất cờ nương tử" chống giặc Hán...
Do vậy, không chỉ nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam mà cả những học giả nước ngoài đều có nhận định rằng từ xa xưa người Việt không chỉ lấy Rồng làm tô tem mà còn tự xem mình dòng dõi của Rồng-Tiên và luôn hướng tới giá trị xứng danh là "Con Rồng Cháu Tiên". Mùa Thu năm 1941, từ chiến khu Cao Bằng, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc làm thơ kêu gọi đồng bào noi gương các bậc tiên liệt anh hùng cứu quốc đứng lên làm cách mạng để :
"Làm cho thiên hạ biết tên
Làm cho rõ mặt Cháu Tiên Con Rồng"*
Năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân đang đứng trước những thử thách cam go, trong lời điếu nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào thề rằng :
"Con Rồng Cháu Tiên quyết không làm nô lệ"**
Đó cũng chính là ý chí của những Hậu duệ của Rồng trong mọi thời đại
Với niềm cảm hứng bất tận từ sử sách, giai thoại về tổ tiên người Việt gắn liền hình tượng linh thiêng của con rồng Việt Nam, Saigon Special tự hào ra mắt diện mạo mới với hình tượng Rồng Xanh. Sự uy nghiêm nhưng đầy cảm xúc của Rồng thể hiện khí chất mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, của một thế hệ "Con Rồng - Cháu Tiên"; trẻ trung, năng động, tự tin và đầy hoài bão chinh phục mọi thử thách để vươn tới thành công. |
Nhà sử họcDương Trung Quốc
" alt="Hậu duệ của Rồng"/>
Hậu duệ của Rồng
Nỗi lo người cha mang gen bệnhAnh N.V.G., 27 tuổi, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình phát hiện mình mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) từ 13 tháng tuổi. Vợ chồng anh rất lo lắng con sắp chào đời sẽ mang gen di truyền từ bố. Song do điều kiện kinh tế khó khăn nên vợ chồng anh vẫn chưa khám sàng lọc trước sinh, khiến lo lắng, trăn trở không biết con mình có bị mắc tan máu bẩm sinh hay không càng tăng bội phần.
|
Vợ chồng anh N.V.G tại chương trình miễn phí xét nghiệm Thalassemia |
Nghe tin có chương trình sàng lọc miễn phí Thalassemia do BVĐK MEDLATEC tài trợ người dân tỉnh Hòa Bình, vợ chồng anh dậy từ sáng sớm và đi xe khách hơn 2 tiếng đồng hồ về thành phố để được kiểm tra bệnh.
Anh G., chia sẻ: “Tôi bị ám ảnh bởi những đứa trẻ ngày ngày sống chung với kim tiêm, nhìn mà thấy thương vô cùng. Tôi nghĩ, mình đã mang bệnh rồi, mình khổ rồi, nhất định không để con khổ”.
Thật may kết quả sàng lọc cho thấy, vợ anh không mang gen bệnh.
Bệnh nguy hiểm theo con suốt đời nếu cha mẹ không biết điều này...
Bệnh tan máu bẩm sinh là hội chứng di truyền lặn của dòng hồng cầu, trong đó sự tổng hợp globin của phân tử globin (một thành phần quan trọng của hemoglobin chứa trong các hồng cầu) bị giảm hoặc mất hẳn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 300.000 - 500.000 trẻ sinh ra bị bệnh và có 50.000 - 100.000 trẻ mắc bệnh thể nặng dẫn đến tử vong. Riêng tại Việt Nam, có hơn 10 triệu người mang gen của căn bệnh này. Ước tính, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Điều này gây hậu quả nặng nề về giống nòi, kinh tế và xã hội.
|
Trẻ bị Thalassemia phải điều trị suốt đời. Ảnh: Nguồn internet |
Theo ThS.BSNT Nguyễn Bá Sơn - Chuyên khoa Di truyền, BVĐK MEDLATEC, người mắc tan máu bẩm sinh tùy vào mức độ bệnh sẽ giảm khả năng lao động bởi biến chứng bệnh nặng nề. Giai đoạn đầu, trẻ mắc bệnh có biểu hiện như: xanh xao, da và củng mạc mắt vàng, phát triển thể chất chậm,… Nếu tuân thủ điều trị, trẻ có thể phát triển bình thường đến 10 tuổi. Sau 10 tuổi, trẻ bắt đầu có biến chứng do tăng sinh hồng cầu và do ứ đọng sắt quá nhiều trong cơ thể như: Biến dạng xương, dậy thì muộn; suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, xơ gan,...
Tuy nguy hiểm nhưng bệnh này hoàn toàn có thể sàng lọc qua thăm khám, xét nghiệm kiểm tra.
Bộ xét nghiệm hiện sớm gen bệnh Thalassemia
BS. Sơn cho biết, có nhiều xét nghiệm sàng lọc, phát hiện tùy tình trạng bệnh, hoặc tùy theo mục đích và tiền sử của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phù hợp qua các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm huyết đồ:Kết quả xét nghiệm có hồng cầu nhỏ, nhược sắc (MCV, MCH giảm) sẽ định hướng người bệnh mang gen bệnh tan máu bẩm sinh.
|
Kết quả xét nghiệm tin cậy khi được phân tích tự động trên hệ thống máy hoàn toàn |
Xét nghiệm sắt, ferritin huyết thanh:Là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt người bệnh mang gen tan máu bẩm sinh với một tình trạng bệnh lý của cơ thể do thiếu sắt.
Điện di huyết sắc tố:Chẩn đoán thể bệnh trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Nếu mang gen bệnh, xét nghiệm này hỗ trợ xác định khả năng di truyền cho thế hệ sau ở những cặp vợ chồng mang gen bệnh mà có mong muốn sinh con.
Xác định ADN:Chẩn đoán xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng tư vấn di truyền hợp lý.
Các xét nghiệm sinh hóa kết hợp:Các trường hợp bệnh mức độ nặng hoặc trung bình, bệnh nhân cần phải truyền máu, có thể thấy bilirubin toàn phần tăng, chủ yếu tăng gián tiếp, sắt huyết thanh tăng, ferritin tăng.
Bố mẹ mang gen bệnh Thalassemia, xác suất sinh ra trẻ mắc bệnh thể nặng là 25%; thể nhẹ là 50%; và xác suất sinh con khỏe mạnh là 25%. Qua đây, bác sĩ Sơn khuyến cáo tới người dân, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao nên đi sàng lọc sớm, như: các cặp đôi sắp kết hôn, mẹ bầu, trong gia đình có người bị bệnh Thalassemia, sống trong vùng có tỷ lệ bị bệnh cao,… để phát hiện sớm và tránh được hậu quả của bệnh gây ra.
Chỉ một lần lấy máu tại nhà, yên tâm về sức khỏe con yêu
|
Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiện ích của mọi gia đình Việt |
Giờ đây việc sàng lọc trước sinh trở nên dễ dàng và tiện ích hơn bao giờ hết vì có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của BVĐK MEDLATEC, mẹ bầu chỉ cần gọi tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch lấy mẫu tận nơi.
Dịch vụ này đáp ứng được trên 600 danh mục xét nghiệm các chuyên khoa phục vụ kiểm tra sức khỏe, theo dõi bệnh lý, tầm soát sớm ung thư của người dân mọi độ tuổi với kết quả chính xác và nhanh chóng.
Trường hợp khách hàng có kết quả xét nghiệm bất thường, BVĐK MEDLATEC có đủ chuyên khoa phục vụ khám chuyên sâu với thủ tục đơn giản, quy trình khép kín.
Nằm trong chuỗi chương trình vì sức khỏe cộng đồng, từ nay đến hết 31/01/2021, bệnh viện giảm 50% dịch vụ xét nghiệm cúm cho tất cả các khách hàng có nhu cầu xét nghiệm cúm trên toàn quốc khi đăng ký sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi hoặc đến tại hệ thống y tế của MEDLATEC trên toàn quốc.
Tổng đài đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tại nhà: 1900 56 56 56 |
Thế Định
" alt="Bệnh có thể theo con suốt đời nếu mẹ bỏ qua xét nghiệm này"/>
Bệnh có thể theo con suốt đời nếu mẹ bỏ qua xét nghiệm này
- Vừa mang thai lại phát hiện bị ung thư khiến sản phụ vô cùng đau đớn. Tuy nhiên giữa thời khác sinh tử này họ vẫn kiên quyết chấp nhận hy sinh tất cả chỉ để giữ lại sự sống cho con.Mẹ ung thư di căn mổ ngồi cứu thai 28 tuần
Những ngày gần đây câu chuyện người mẹ đang mang thai bị ung thư vẫn quyết tâm đến cùng để cho con có cơ hội được nhìn ánh mặt trời đã làm nhiều người rơi nước mắt. Người mẹ trong câu chuyện này là chị chị Đậu Thị Huyền Trâm (Hà Tĩnh). Có "tin vui" gần 5 tháng, chị Trâm mới phát hiện bị ung thư phổi di căn.
|
Sản phụ Trâm sau ca mổ (Ảnh: VietNamNet) |
Biết bệnh của mình, nhưng vì muốn giữ con nên Trâm không điều trị bệnh ung thư. Bác sĩ có tư vấn nếu muốn điều trị triệt để cho mẹ thì nên đình chỉ thai nghén nhưng thai phụ vẫn quyết tâm giữ con.
Mẹ chị tâm sự: “Khi biết bệnh của Trâm, ai cũng cháu khuyên “bỏ thai” để tập trung chữa cho mẹ vì mẹ còn trẻ quá nhưng con gái tôi không chịu, nhất định phải giữ con lại. Hơn một tháng trời trong viện, Trâm không hề nằm, mà chỉ có ngồi để giữ con”.
|
Đứa trẻ được sinh ra từ tình yêu vô bờ của người mẹ (Ảnh: VietNamNet) |
Mang thai đặc biệt, đến lúc mổ lấy thai cũng rất đặc biệt. Đó là bởi các bác sĩ phải mổ khi bệnh nhân đang ngồi trên bàn mổ, hai y tá đỡ hai bên lưng, bác sĩ cúi ngang bàn để mổ lấy thai. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không thể gây mê, vì nếu gây mê thì khó có thể tỉnh lại được, bác sĩ cũng không dám tiêm thuốc an thần vì sợ dẫn đến suy hô hấp nặng hơn. Vì thế trong suốt ca mổ, bệnh nhân gần như tỉnh.
29 tuần thai, chị sinh hạ đứa con đầu lòng, bé được 1,2kg.
Ung thư giai đoạn cuối mẹ vẫn sinh con
Đây không phải là trường hợp đầu tiên mẹ cố nhường sự sống cho con. Trước đó, năm 2012, một ca mổ lấy thai cũng khiến nhiều người xúc động đã diễn ra tại TP.HCM.
Người mẹ này là chị Trần Thị Nga (32 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM). Vợ chồng chị Ngay hiếm muộn nên luôn khao khát có một đứa con. Suốt 5 năm chạy chữa, cuối cùng họ cũng đã có được đứa con đầu đời nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Nhưng vào tháng 5 của thai kỳ thì tai họa ập đến khi người vợ - sau một cơn đau bất ngờ và nhập viện – mới phát hiện mình đang bị ung thư giai đoạn cuối và các tế bào ung thư đã di căn. Vì mức độ phức tạp của nó, nên các bác sĩ ở Từ Dũ đã từ chối mong muốn của gia đình là giữ lại tính mạng của đứa trẻ. Họ khuyên gia đình thai phụ nên chuẩn bị sẵn tinh thần.
|
Hình ảnh xúc động trong đoạn phim ngắn "Con phải sống" tái hiện ca sinh nở đặc biệt của chị Nga |
Không bỏ cuộc, gia đình sản phụ tiếp tục đặt hy vọng ở Bệnh viện 175 . 2 tháng sau khi nhập viện ở bệnh viên này, sức khỏe của người mẹ ngày càng yếu dần, còn thai kỳ đã phát triển tới tháng thứ 7.
Trải qua rất nhiều cuộc hội chẩn và bàn bạc ý kiến, các bác sĩ dường như đang đứng trước “ngã rẽ tử thần”. Cuối cùng, bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật bằng cách gây mê cho sản phụ.
Như một phép màu chưa đầy 3 phút sau vết mổ đầu tiên, em bé đã ra đời. Đó là 11h30 phút ngày 28/5/2012, bé trai nặng gần 1,7kg. Ngay khi tiếng khóc cất lên, cả phòng mổ dường như vỡ òa vì vui sướng và xúc động. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa bởi chị đã về thế giới bên kia sau 7 ngày sinh con nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình.
Chống chọi 7 tháng giành giật với tử thần để giữ sự sống cho con câu chuyện về người mẹ này này đã được tái hiện trong đoạn phim ngắn "Con phải sống". Đoạn phim lấy nước mắt của không ít người xem.
Sinh con khi hôn mê ở giai đoạn cuối ung thư máu
Cũng sinh con khi mang căn bệnh ung thư, người mẹ trong trường hợp này còn hôn mê trên giường bệnh trong suốt quá trình mổ. Đó là trường hợp chị Lan, 30 tuổi (Thái Bình) bị ung thư máu cấp tính, điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, có dấu hiệu hôn mê sâu, xuất huyết não.
Lúc này, chị mang thai 34 tuần. Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, bệnh viện đã bàn với người nhà phương án mổ đẻ cứu thai nhi trong bụng. Vì sức khỏe của sản phụ rất yếu, sẽ rất nguy hiểm nếu di chuyển, nên Viện huyết học đã liên hệ mời các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương tới trợ giúp.
Nửa đêm 2/10/2014, một kíp y bác sĩ của viện Phụ sản trung ương đã lên đường tới Viện huyết học để thực hiện ca mổ cấp cứu ngay tại giường bệnh của chị Lan. 2h sáng 3/10, bé gái con chị Lan chào đời, nặng gần 2 kg.
Theo bác sĩ Quyết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã nhiều lần phối hợp với các cơ sở khác để mổ cấp cứu cho sản phụ nhưng đây là lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện mổ ngay tại giường của bệnh nhân chứ không phải trên bàn mổ.
Ung thư gan giai đoạn cuối vẫn gắng sức sinh con
Sản phụ Bùi Hải Linh (20 tuổi, Quảng Ninh) cũng là một trường hợp tương tự. Linh nhập viện ngày 29/5/2015 trong tình trạng thiếu máu nặng, gan có nhiều khối u với kích thước lớn, có thể vỡ bất cứ lúc nào, rối loạn đông máu nhẹ, đồng thời đang có thai 30 tuần tuổi.
|
Sản phụ Hải Linh (Ảnh: fanpage BV Sản-Nhi Quảng Ninh) |
Với tình trạng như vậy, các bác sĩ đã và đang tìm mọi cách điều trị để duy trì sự sống cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thai, để thai nhi có thêm điều kiện phát triển.
Tuy nhiên, do bệnh của Linh quá nặng, các cơn đau kéo dài nên mỗi ngày Linh phải tiêm thuốc giảm đau, truyền đạm, truyền máu và nhiều loại thuốc khác. Bệnh u gan giai đoạn này khiến bệnh nhân rất đau đớn, nhưng Linh đã cố gắng vượt qua để thai nhi có thêm cơ hội phát triển.
Nhờ nỗ lực không ngừng, các bác sĩ bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh đã phải tiến hành mổ lấy con khi thai nhi 31 tuần tuổi. Đó là một bé gái nặng 1,4kg, được chăm sóc trong lồng ấp.
Phương Lê(TH)
" alt="Mẹ ung thư vẫn sinh con"/>
Mẹ ung thư vẫn sinh con