当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Kayserispor, 22h59 ngày 20/4: Lời đáp trả
Người mẫu bức xúc vì Tuần thời trang chậm trả tiền, BTC lên tiếng
Vẻ nóng bỏng của tình mới kém Dương Khắc Linh 13 tuổi
Danh hài Thúy Nga: Chồng cũ chưa bao giờ hỏi thăm đến con gái tôi
Clip Trần Mạnh Tuấn chia sẻ về bộ sưu tập kèn
![]() |
Trần Mạnh Tuấn cho biết dù có thú sưu tập kèn hơn 20 năm nhưng nhiều năm qua anh không bao giờ kiểm kê số lượng. Chỉ đến khi mang ra trưng bày cùng VietNamNet anh mới nhờ người thống kê với tổng cộng 64 cây. Đa số được anh mua trong các chuyến du lịch hay lưu diễn tại Pháp, Ý, Đức, Mỹ,... |
![]() |
Trần Mạnh Tuấn chia sẻ âm thanh của kèn cổ phát ra êm ái, trầm tư so với kèn mới nên vì thế cũng có giá trị cao hơn. Mỗi cây kèn mỗi kích thước khác nhau, có kèn thì nhỏ bằng cánh tay nhưng cũng có kèn cao bằng thân người. Âm vực, tiếng nhạc và độ rung động ở từng cây kèn vì thế cũng khác nhau. |
![]() |
Khi được hỏi về giá trị cụ thể của từng cây kèn, Trần Mạnh Tuấn từ chối tiết lộ bởi sợ bị hiểu lầm “khoe mẽ” trên mặt báo. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ bày tỏ giá để sở hữu một cây kèn là không rẻ khi cây thấp nhất là 3.500 USD, đắt nhất có khi lên đến vài chục ngàn USD. Anh hiện cũng sở hữu nhiều cây kèn được đánh giá là “hàng top” của thế giới. |
![]() |
Một mẫu kèn giá trị được Trần Mạnh Tuấn đặc biệt nâng niu. Trong bộ sưu tập có chủ yếu 6 loại khác nhau: Baritone Sax, Tenor Sax, Alto Sax, Soprano Sax, Sopranino Sax và Saxello. Tất cả đều là những hiệu kèn cổ và có giá trị về âm thanh và chất lượng nhất trên thế giới như: Selmer Super Balance, Selmer Mark Vi, King Super 20, Yamaha, Martin,... |
![]() |
Để gìn giữ và đảm bảo được chất lượng Saxophone theo thời gian, Trần Mạnh Tuấn đặc biệt xây dựng không gian nơi chứa kèn tại tầng hầm bên dưới ngôi biệt thự. Bên trong phòng được trang bị máy lạnh, máy hút ẩm tiêu chuẩn và hoạt động xuyên suốt 24/24. |
![]() |
Trần Mạnh Tuấn hào hứng chia sẻ cùng phóng viên buổi diễn mới nhất của anh tại Hà Nội. Cách đây vài năm, anh được tổ chức kỷ lục trao tặng danh hiệu là người sưu tập kèn cổ nhiều nhất Việt Nam dù khi ấy chỉ có hơn ba mươi cây. Đến nay, con số đó đã tăng lên gấp đôi. |
![]() |
Sát bên nơi trưng bày các nhạc cụ kèn là phòng thu âm với máy móc nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Ít ai biết bên cạnh vai trò nghệ sĩ chơi saxophone, Trần Mạnh Tuấn nhiều năm qua còn được biết đến như một nhạc sĩ, hoà âm và là nhà sản xuất âm nhạc. Anh dự tính trong tương lai sẽ mở một trung tâm đào tạo âm nhạc cho các thế hệ mầm non. |
![]() |
Không gian nơi làm việc của Trần Mạnh Tuấn. Những CD và DVD các tác phẩm được anh lồng khung trang trọng treo trên tường. Tổng số bản đĩa bán ra trong sự nghiệp của Trần Mạnh Tuấn lên đến 700.000 bản, trong đó những album nổi tiếng như Về quê đạt con số gần 300 ngàn bản, Hạ trắng 200 ngàn bản… |
![]() |
Ở một góc phòng làm việc, nam nghệ sĩ treo nhiều bức tranh lưu niệm có ý nghĩa đặc biệt với bản thân. Trong đó tấm ảnh chân dung ký họa của anh do chính cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ và đề tựa. Trần Mạnh Tuấn cho hay anh đến với cây kèn saxophone chính là nhờ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều ca khúc của nhạc sĩ họ Trịnh đã được anh “thổi” vào một đời sống khác, mộc mạc, chân thành mà không kém phần hoang hoải, mộng mị. |
![]() |
Nam nghệ sĩ bộc bạch anh là người không có nhu cầu về quần áo hiệu, siêu xe hay rượu, bia, thuốc lá, nhưng ngược lại có niềm đam mê bất tận với kèn. Thậm chí, trước đây có khi vì mua kèn mà lâm vào cảnh túng thiếu nên phải bán album... trừ nợ. |
40 năm gắn bó với cây kèn saxophone, nam nghệ sĩ tếu táo gọi kèn là "người tình", là hơi thở, máu thịt của mình chứ không còn chỉ là thú vui sưu tầm. “Mỗi khi đi diễn hay các chuyến công tác xa nhà nhiều ngày, trở về nhà và được nhìn ngắm, sờ mó đã là sung sướng”, anh hạnh phúc chia sẻ. |
Tuấn Chiêu
Ảnh + clip: Thắng Chu
Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, đến năm lớp 2 cả nhà B Trần lại phải đối mặt với một trận cháy kinh hoàng. Tất cả mọi thứ đang có bỗng chốc tan biến.
" alt="Choáng ngợp với bộ sưu tập kèn saxophone tiền tỷ của Trần Mạnh Tuấn"/>Choáng ngợp với bộ sưu tập kèn saxophone tiền tỷ của Trần Mạnh Tuấn
Ông nói phấn khởi vì theo dự thảo, vai trò, vị trí của giáo viên trường ngoài công lập được công nhận, tương đương khu vực công. Nhưng ông đề nghị ban soạn thảo làm rõ các nội dung, yêu cầu về đạo đức nhà giáo, thi xếp hạng hoặc tuyển dụng với nhà giáo ở ngoài công lập.
Ngoài ra, dự thảo quy định tiền lương và các chính sách theo lương của nhóm này không ít hơn khu vực công lập là chưa chặt chẽ. Để đảm bảo tính khả thi, ông đề xuất sửa đổi theo hướng "bảo đảm mức tối thiểu, không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh".
"Chúng tôi hiện nay phải cố gắng trả gấp đôi hoặc cao hơn để thu hút nhà giáo. Luật chỉ là một cơ sở để ràng buộc thêm, đổi mới thêm và phát triển hơn nữa, nâng cao hơn nữa chứ không chỉ dừng ở đó", ông Sự nói.
Trường tư ở TP HCM trả lương giáo viên tới 60 triệu đồng mỗi tháng
Khởi nguồn là ý tưởng về một dàn nhạc giao hưởng chuyên biểu diễn phục vụ cộng đồng, Imagine Philharmonic về sau đã có sự tham gia của những nghệ sĩ tự do, nghệ sĩ khuyết tật. Những buổi biểu diễn hướng đến mục đích thuần nghệ thuật, có bán vé, thay vì dựa trên tinh thần ủng hộ, từ thiện như xưa nay người ta vẫn thấy ở các chương trình có người khuyết tật tham gia.
Nguyễn Thành Danh (SN 1990) - người đồng sáng lập Imagine Philharmonic - không thể nào quên được buổi biểu diễn đầu tiên có dàn nghệ sĩ người khuyết tật tham gia vào tháng 11/2020 trên sân khấu của một khách sạn 5 sao ở TP.HCM. Để có được đêm nhạc chật kín khán phòng này, nhóm tổ chức và cả các nghệ sĩ đã phải trải qua không ít những khó khăn, vất vả gấp nhiều lần những buổi biểu diễn thông thường khác.
“Các nghệ sĩ chuyên nghiệp phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba; thù lao giảm đi vài lần mà danh tiếng thì cũng không có lợi như biểu diễn cùng các ca sĩ nổi tiếng khác” - Danh giải thích.
“Nhưng tất cả mọi người đều vui vẻ chấp thuận và đó cũng là một sự thay đổi về nhận thức mà tôi muốn lan toả tới các nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng như ở các thính giả của dòng nhạc này - những người có thể gọi là giới tinh hoa trong âm nhạc. Nếu chúng ta xoá bỏ đi mọi định kiến, mọi rào cản, tạo cơ hội cho họ, người khuyết tật cũng có thể làm tốt như chúng ta”.
Điều Danh nhắc đi nhắc lại về Imagine Philharmonic là anh không muốn sử dụng nghệ sĩ khuyết tật như một buổi biểu diễn xin tài trợ, thay vào đó là một buổi biểu diễn chuyên nghiệp, cung cấp một sản phẩm chất lượng xứng đáng với số tiền khán giả đã bỏ ra để mua vé. Đó cũng là hướng đi giúp dàn nhạc có thể bước tiếp lâu dài và bền vững về sau.
Video: Các nghệ sĩ khuyết tật chia sẻ về niềm đam mê với âm nhạc
Trước đó, Imagine Philharmonic chỉ gồm những nghệ sĩ chuyên nghiệp, được học hành bài bản ở nhạc viện. Cứ mỗi tháng, họ sẽ tổ chức một “show” với giá vé không rẻ - từ 800 nghìn tới 2 triệu đồng/vé. Các buổi biểu diễn thành công dần dần mang lại uy tín và giúp dàn nhạc xây được những khách hàng quen thuộc.
Khi ý tưởng đưa nghệ sĩ tự do, nghệ sĩ khuyết tật vào chơi cùng được nảy ra, mọi việc trở nên vất vả hơn rất nhiều.
“Khi tôi đưa những nghệ sĩ khuyết tật lên làm nghệ sĩ chính để giới thiệu về chương trình, vé không bán được. Bởi vì họ không có tên tuổi, không có danh tiếng và quan trọng nhất là khán thính giả không có niềm tin vào nghệ sĩ khuyết tật”.
Sau đó, nhóm của Danh đã phải làm một số hoạt động truyền thông cho chương trình để mọi người hiểu. Vé được bán hết, chương trình thành công và lấy được lòng tin của cả khán giả.
Để có được thành công ban đầu đó, “các nghệ sĩ chuyên nghiệp phải ‘chịu thiệt’ rất nhiều. Không những phải tập luyện nhiều hơn, họ phải học cách hạ cái tôi của mình xuống để nâng người khác lên”.
![]() |
Để làm việc chung được với nhau, các nghệ sĩ chuyên nghiệp và khuyết tật đều phải nỗ lực gấp nhiều lần bình thường. |
Cái khó đầu tiên là ngôn ngữ bị vênh nhau giữa những người được học hành bài bản với những nghệ sĩ tự học. “Người chuyên nghiệp nói chuyện bằng ngôn ngữ âm nhạc có thể hiểu nhau ngay, nhưng chưa chắc nghệ sĩ khuyết tật đã hiểu những khái niệm đó”.
“Cái khó thứ hai quan trọng hơn là dàn nhạc giao hưởng cần tinh thần làm việc nhóm rất cao. Tất cả phải nhìn nhạc trưởng và nhìn nhau để chơi nhưng người khuyết tật khiếm thị thì không nhìn được. Vì thế mà xảy ra chuyện dở khóc dở cười là nếu như bình thường nhạc công phải theo nhạc trưởng, nhưng ở đây cả dàn nhạc phải theo nghệ sĩ khuyết tật. Đó cũng là một rào cản rất lớn để thuyết phục dàn nhạc chuyên nghiệp chơi chung với nghệ sĩ khuyết tật”.
Ngoài ra, khi đã quyết định chơi chung với nghệ sĩ tự do, dân chuyên nghiệp còn phải bỏ cái tôi của mình xuống. “Nghệ sĩ đường phố thì hay chơi nhạc nhẹ, dễ nghe, còn dân chuyên nghiệp lại khoái chơi những bài hàn lâm. Vì thế, chúng tôi gần như phải ‘nhượng bộ’, phải chơi nhạc nhẹ rất nhiều. Đó cũng là một tâm lý mà người chuyên nghiệp phải vượt qua”.
Tuy nhiên, Danh cho biết, những khó khăn này đang được khắc phục theo thời gian để khoảng cách về chuyên môn dần được thu hẹp.
![]() |
Nguyễn Thành Danh - người đồng sáng lập Imagine Philharmonic (hàng dưới, thứ 3 từ phải sang) và dàn nhạc. |
Để thực hiện được dự án này, Danh thành thật chia sẻ rằng “phải nhờ rất nhiều vào niềm tin và sự thấu hiểu”.
Ít ai biết “profile” của anh cũng có sự gắn bó chặt chẽ với những gì anh đang làm.
Ngoài Imagine Philharmonic, Danh là người sáng lập của hàng chục dự án phi lợi nhuận khác nhau. “Những dự án này tôi thường hỗ trợ ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ bàn giao cho các bạn khác điều hành tiếp”.
Từng là phó giám đốc một trung tâm về người khuyết tật, cũng từng là dân nhạc viện – học violin từ năm 10 tuổi, đó là 2 yếu tố giúp Danh có thể thấu hiểu và kết nối 2 đối tượng tưởng chừng không liên quan lại với nhau.
Một yếu tố quan trọng nữa ở Danh là “tôi thích làm về cộng đồng nên những gì tôi làm đều hướng tới đóng góp cho cộng đồng”. Được biết, sau khi tốt nghiệp ngành Chính sách xã hội ở Mỹ, Danh về Việt Nam và đang làm việc cho Quỹ Khởi nghiệp xanh Việt Nam.
![]() |
Imagine Philharmonic ra đời với mục tiêu phá bỏ mọi rào cản để người khuyết tật tối ưu năng lực bản thân. |
Tính đến nay, dàn nhạc Imagine Philharmonic đã tổ chức được 3 đêm nhạc giao hưởng ở TP.HCM và Quy Nhơn có nghệ sĩ khuyết tật tham gia. Các đêm diễn đều để lại ấn tượng lớn cho người xem.
Nếu đại dịch không làm ảnh hưởng, cách đây 2 tuần họ cũng có một buổi biểu diễn gây quỹ cùng với Dàn nhạc Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. HCM (HBSO). Đây là lần đầu tiên HBSO đứng chung với một dàn nhạc tư nhân. Hơn 400 vé đã được bán ra, đang đợi ngày thích hợp để biểu diễn.
Hiện tại, có 3 nghệ sĩ khuyết tật đang là thành viên tham gia thường xuyên cùng Imagine Philharmonic.
“Mặc dù chúng tôi thống nhất với nhau là nghệ sĩ khuyết tật được trả thù lao gấp 3-5 nghệ sĩ bình thường vì họ có ít cơ hội hơn chúng tôi. Nhưng cũng chưa thể nói là họ đã có thu nhập ổn định từ dàn nhạc. Bởi vì chúng tôi mới đang biểu diễn ‘show’ mà chúng tôi tự đứng ra làm, chứ chưa được ‘book’ (mời diễn) thường xuyên, lại không có nhà tài trợ, hiện vẫn sống nhờ tự thân vận động”.
Nhưng Danh cũng tin rằng nếu dàn nhạc được biết đến nhiều hơn thì số lượng nghệ sĩ khuyết tật đủ năng lực chơi cùng dàn nhạc có thể tăng lên. “Nếu như nghệ sĩ bình thường đã khó kiếm ‘show’ rồi thì nghệ sĩ khuyết tật càng khó khăn hơn. Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa họ vào một dàn nhạc chuyên nghiệp, cùng nhau tạo nên một hiệu ứng khác biệt”.
Video: Bài hát Tự nguyện do nghệ sĩ khuyết tật Việt Hoa và dàn nhạc Imagine Philharmonic biểu diễn tại nhà thờ Làng Sông (Quy Nhơn):
Nguyễn Thảo
Ảnh và clip: Imagine Philharmonic
Với nghị lực phi thường, chị Huế trở thành vận động viên xuất sắc, đạt 120 huy chương vàng và hiện làm chủ xưởng gỗ nội thất ở Quảng Trị.
" alt="9X lập dàn nhạc giao hưởng 'có một không hai' ở Việt Nam"/>"Lợi có biết không, bố không chịu uống thuốc nam đấy. Ngày nào dì cũng phải giục mỏi mồm mới uống. Hôm vừa rồi đi khám, bác sĩ còn nói có tiến triển tốt", Hoa nói.
Đáp lại, Lợi cho rằng bố đang chủ quan: "Nếu tốt cứ phải duy trì, để con đi bốc thêm mấy chục thang thuốc nữa. Dì nhớ đốc thúc bố uống đều vào". Trong khi đang trò chuyện, Hoa chóng mặt ngất xỉu khiến Lợi hoảng hốt gọi bố.
Cũng trong tập này, Lợi, Thanh (Anh Đào) và Nghĩa (Tô Dũng) cùng nhau bàn về việc đền bù hoa cho một số người dân trong làng khi cố gắng khuyên họ dùng thuốc trừ sâu sinh học. "Liệu có phải bỏ tiền ra đền hoa không?", Thanh nói.
Lợi khẳng định: "Thanh yên tâm, bỏ tiền ra đền là trò ấu trĩ lạc hậu rồi. Tôi đã tính toán cẩn thận. Với số hoa thu được trước mắt, chúng ta có thể tiêu thụ những nơi đã lấy hàng của tôi trước đây, cùng lắm là miễn phí vận chuyển cho họ là xong".
Liệu, Lợi có thành công trong việc thuyết phục dân làng nói không với thuốc trừ sâu hóa học?, diễn biến chi tiết tập 24 Lối về miền hoasẽ lên sóng tối 30/3 trên VTV3.
Hà Lan
Trong Lối về miền hoa tập 23, vì quá vui mừng khi công việc trồng hoa suôn sẻ, Lợi định hôn Thanh trước mặt Nghĩa tạo nên tình huống hài hước.
" alt="Lối về miền hoa tập 24: Hoa đột ngột chóng mặt ngất xỉu"/>![]() |
Quang Thành vào thăm Kim Anh. |
Giọng ca 'Mùa thu lá bay' nhập viện cấp cứu vì đột quỵ hôm 4/11. Hiện tại, nữ ca sĩ đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất. Hôm nay ca sĩ Kim Anh đã nhận biết xung quanh, tập ăn uống.
Quang Thành cũng cho biết, hoàn cảnh của nữ ca sĩ rất bi đát: "Ca sĩ Kim Anh làm mẹ đơn thân hơn 30 năm qua. Con trai cả lập gia đình hiện đang sống tại Nhật và mất liên lạc đã 10 năm. Con trai út lần cuối cùng liên lạc cách đây một năm lúc đó sống tại Reno, mùa dịch hơn một năm qua không biết chuyện gì xảy ra mà đến nay vẫn bặt vô âm tín. Vì không gia đình, anh em ruột, con cái, nhà cửa, tài chính… nên chị được hỗ trợ từ chính phủ trong việc cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, sắp tới là trung tâm phục hồi chức năng cho đến khi tình trạng sức khỏe tốt hơn".
Tuy nhiên, Quang Thành cũng cho biết, sau cơn nguy kịch của bệnh đột quỵ thường là lệch miệng, mất giọng nói, liệt nửa bên tay và chân trái không cử động, mất cảm giác dẫn đến việc không tự vệ sinh ăn uống và sinh hoạt như bình thường được. Mức độ nặng nhẹ mỗi người khác nhau nên thời gian điều trị vài tháng hoặc nhiều hơn sẽ khác nhau và dĩ nhiên cần đến vật lý trị liệu, chăm sóc bởi các nhà chuyên môn, gia đình hỗ trợ, quan trọng nhất là nghị lực của chính bản thân.
![]() |
Ca sĩ Kim Anh trước khi bị đột quỵ. |
"Thật cảm động vì trong những ngày qua, khi biết được hoàn cảnh ca sĩ Kim Anh, ngoài lời thăm hỏi rất nhiều thân hữu ngỏ ý mong muốn hỗ trợ, an ủi chị trong những ngày tới tinh thần cũng là một phương pháp tích cực trong việc chữa trị cho những người bị đột quỵ. Mong ước có một đêm văn nghệ họp mặt ủng hộ tinh thần cho chị.
Được sống đã là một phép lạ, niềm hạnh phúc với chị, niềm vui của chúng ta. Nhiều lần đời xô đẩy chị, những lần chị tự ngã rồi đứng lên. Thời gian gần đây, lần cuối cùng chị cố tìm một cơ hội để được sống đẹp, sống vui… nhưng xót xa với mãi không được hai chữ 'bình yên', sao thương quá đời chị. Danh vọng, tiền bạc, tài sắc đã qua đi. Tình thương của mọi người hôm nay - gia tài xót lại đời chị ngày mai", ca sĩ Quang Thành chia sẻ.
Kim Anh hát 'Mùa thu lá bay'
Ngân An
Ca sĩ Quang Thành báo tin ca sĩ Kim Anh đã qua cơn nguy kịch mà không phải mổ não.
" alt="Ca sĩ Kim Anh hoàn cảnh bi đát, mất liên lạc với hai con trai"/>Ca sĩ Kim Anh hoàn cảnh bi đát, mất liên lạc với hai con trai
Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ đánh giá, hiện nay khu vực phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, giao thông kết nối giữa các địa phương với TPHCM chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ, chủ trì Hội nghị lần thứ 5 (Ảnh: VGP).
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của đất nước, do đó phải xác định đây vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ rất nặng nề, nhưng vô cùng quan trọng trong phát triển năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, Đông Nam Bộ vừa phải tăng tốc, bứt phá, với tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 8%, vừa phải thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Do đó, Thủ tướng đề nghị các địa phương phải quyết tâm phải cao, nỗ lực lớn, làm có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tìm giải pháp để tăng tốc, bứt phá, rà soát các chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Dự án sân bay Long Thành được xem là động lực lớn giúp vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng trong tương lai (Ảnh: Phước Tuần).
Thủ tướng cho rằng, Đông Nam Bộ rất thuận lợi, logistics là một giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng cao hơn, giảm chi phí đầu vào, tăng tỷ trọng logistics trong quy mô nền kinh tế và tham gia chuỗi giá trị logistics toàn cầu.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan, ban ngành, cần đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề cụ thể, liên quan các dự án hạ tầng trọng điểm, như: xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Trung tâm Tài chính quốc tế tại TPHCM; xây dựng hệ sinh thái khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành; kết nối đường Vành đai 4 TPHCM; cao tốc TPHCM - Mộc Bài kết nối tới biên giới Campuchia; Cảng hàng không Côn Đảo.
Thủ tướng cũng yêu cầu sớm tìm hướng giải quyết vướng mắc cho dự án chống ngập, ngăn triều với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng tại TPHCM.
Về Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng nêu rõ, việc phát triển hệ sinh thái sân bay Long Thành có liên quan toàn bộ Đông Nam Bộ, do đó phải có đột phá ở đây. Thủ tướng yêu cầu phải sớm quy hoạch xây dựng thành phố sân bay, khai thác hiệu quả sân bay, sân bay Long Thành phải có kết nối giao thông với TPHCM và các khu vực lân cận.
Về hạ tầng mềm, đó là thể chế cho toàn vùng, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chọn một số lĩnh vực để đột phá và phải đề xuất; vấn đề nguồn nhân lực như thế nào để đạt được tăng trưởng 2 con số.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ phát triển GRDP vùng Đông Nam Bộ năm 2024 ước đạt 6,38%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước ước đạt 6,8%-7%), đứng thứ 4 so với 6 vùng kinh tế. Quy mô GRDP của vùng năm 2024 đạt 3.565,94 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 187,38 triệu đồng/năm, đứng đầu các vùng kinh tế và cao hơn bình quân chung cả nước.
" alt="Thủ tướng yêu cầu sớm quy hoạch xây dựng thành phố sân bay Long Thành"/>Thủ tướng yêu cầu sớm quy hoạch xây dựng thành phố sân bay Long Thành