Công nghệ

Tỉ lệ tử vong do ung thư gan tại Việt Nam ở mức cao

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-07 05:29:55 我要评论(0)

Thông tin này được TS.BS Đỗ Anh Tú,ỉlệtửvongdoungthưgantạiViệtNamởmứkết quả bóngkết quả bóng đá giải ngoại hạng anhkết quả bóng đá giải ngoại hạng anh、、

Thông tin này được TS.BS Đỗ Anh Tú,ỉlệtửvongdoungthưgantạiViệtNamởmứkết quả bóng đá giải ngoại hạng anh Phó Giám đốc Bệnh viện K (cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội), chia sẻ bên lề Lễ ký hợp tác Chương trình Quản Lý ung thư gan – Live Longer tại Việt Nam 2022-2023 giữa Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Vụ Bảo hiểm y tế, Bệnh viện K và các Hội chuyên ngành, bệnh viện chuyên khoa ung bướu.

Theo TS.BS Anh Tú, tỷ lệ tử vong do ung thư gan tại Việt Nam cao với trên 25.000 ca/năm. Ung thư gan đứng hàng đầu trong nhóm ung thư tại Việt Nam. Nguyên nhân bao gồm virus, lối sống không khoa học, sử dụng quá nhiều bia rượu… 

Người dân ít có thói quen sàng lọc, khi có dấu hiệu, khối u lớn, người bệnh mới đến cơ sở y tế thăm khám. Lúc này bệnh ở giai đoạn tiến triển muộn, dẫn đến không phẫu thuật, điều trị.

“Tỷ lệ tử vong do ung thư gan tại Việt Nam cao do chẩn đoán giai đoạn trễ. Chỉ có 10% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, còn lại đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Lúc này điều trị khó khăn và chi phí điều trị lớn”, TS.BS Anh Tú thông tin.

Việc điều trị ung thư gan nhiều khó khăn vì đa phần người bệnh phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn. Ảnh: Bệnh viện K

Cũng theo TS.BS Anh Tú, ở giai đoạn không phẫu thuật được, người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị hóa chất. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm suy chức năng gan sau nhiều lần áp dụng. Giai đoạn muộn hơn, người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp toàn thân.

Trước đây, người bệnh được áp dụng thuốc điều trị đích tiếp cận được sẽ cải thiện cho bệnh nhân ung thư gan, tuy nhiên chỉ được 6 tháng, 8 tháng. 

Vài năm gần đây, liệu pháp miễn dịch kết hợp giữa Atezolizumab và Bevacizumab là thuốc ức chế kết hợp tiêm mạch với thuốc miễn dịch có thể kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn muộn, gấp đôi so với thuốc trước đây. Tuy nhiên chi phí cao. Theo đó, người bệnh thực hiện 3 chu kỳ/năm (hơn 60 triệu đồng/chu kỳ), kéo dài sự sống cho bệnh nhân 1 năm nhưng chi phí lên đến tiền tỷ. Hiện tại, ở Bệnh viện K, khoảng vài chục bệnh nhân  tiếp cận với thuốc này.

Chi phí quá lớn và không được bảo hiểm y tế chi trả vì vậy TS.BS Anh Tú chia sẻ, chương trình ký kết lần này hi vọng hỗ trợ cho người bệnh tiếp cận được với thuốc nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư gan.

Tại chương trình, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cũng thông tin, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, sau đại dịch Covid-19 chúng ta sẽ đối mặt với các bệnh khác như huyết áp, ung thư…

Khí hậu nhiệt đới khiến ký sinh trùng dễ phát triển, người dân có nhiều thói quen không tốt như sử dụng nhiều rượu bia dẫn đến tỷ lệ ung thư gan ở nước ta cao, đứng ở nhóm hàng đầu. 

Tại Việt Nam, 90% số ca ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Theo Globocan 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư gan là 26.418 ca mỗi năm chiếm 14,5% tổng số ung thư và 77% số ca ung thư gan là nam giới. Ung thư gan cũng là ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 ca, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư, gấp 3,8 lần tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông năm 2020 (6.700 ca). 

Các triệu chứng lâm sàng sớm nhất của ung thư gan thường không điển hình và dễ bị bỏ qua. Tình trạng các viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV) tiến triển thành ung thư gan sau khoảng từ 20 đến 30 năm. Ung thư gan thường được phát hiện ở giai đoạn muộn vì nhận thức của người dân và thói quen không thường đi khám sức khỏe định kỳ. 

Vì thế, việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phát hiện sớm bệnh, nâng cao năng lực chuyên môn y tế và tăng cường khả năng tiếp cận của bệnh nhân với các liệu pháp điều trị phù hợp nhất ở từng giai đoạn là các giải pháp hiệu quả trong phòng và điều trị ung thư gan.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, bản ghi nhớ hợp tác Chương trình Quản Lý ung thư gan - Live Longer tại Việt Nam 2022-2023 gồm 3 nội dung. Đó là hỗ trợ tăng cường nhận thức về ung thư gan cho công chúng bao gồm người có nguy cơ cao (trung hạn) và người dân nói chung (dài hạn). Thứ 2, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị ung thư gan, bao gồm: nâng cao năng lực hệ thống y tế thông qua các hành động về khám, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị, quản lý bệnh; hoàn thiện các hướng dẫn điều trị ung thư gan; xây dựng tiêu chí để triển khai và đánh giá hiệu quả hoạt động đa mô thức trong điều trị ung thư gan.

Cuối cùng là tăng cường khả năng tiếp cận các liệu pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn cho cho bệnh nhân ung thư gan.

Ngọc Trang

Ung thư bộc lộ qua đôi mắt

Ung thư bộc lộ qua đôi mắt

Giảm thị lực đột ngột, lòng trắng ngả vàng, mắt lồi… là các dấu hiệu cảnh báo bất ổn nghiêm trọng ở mắt.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Ban tuyển sinh Bộ Quốc phòng vừa thông báo chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung đào tạo ĐH quân sự vào các trường quân đội năm 2018.

Cụ thể, có 9 trường, học viện tuyển sinh bổ sung hệ quân sự với tổng chỉ tiêu là 52.

Trong đó, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển bổ sung nhiều nhất với 14 chỉ tiêu cho ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân với mức điểm nhận hồ sơ thấp nhất là 18,7.

Trường Sĩ quan Thông tin tuyển bổ sung 8 chỉ tiêu ngành Chỉ huy tham mưu thông tin với mức điểm nhận hồ sơ là 18,30.

Trường Sĩ quan Chính trị tuyển bổ sung 8 chỉ tiêu ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự cũng tuyển 7 chỉ tiêu.

Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển bổ sung 6 chỉ tiêu ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân.

Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tuyển sinh bổ sung 3 chỉ tiêu cho ngành Chỉ huy tham mưu Tăng Thiết giáp.

Trường Sĩ quan Phòng hóa tuyển bổ sung 3 chỉ tiêu ngành Chỉ huy Kỹ thuật hóa học.

Học viện Phòng không - Không quân tuyển bổ sung 2 chỉ tiêu ngành Kỹ thuật Hàng không.

Học viện Khoa học quân sự chỉ tuyển bổ sung 1 chỉ tiêu vào ngành Ngôn ngữ Anh với mức điểm nhận hồ sơ là 17,54 điểm.

Thông tin cụ thể về số lượng chỉ tiêu tuyển bổ sung và mức điểm nhận hồ sơ cho các ngành quân sự của các trường như sau:

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Thanh Hùng

Một trường quân đội tuyển bổ sung chỉ tiêu từ 15 điểm

Một trường quân đội tuyển bổ sung chỉ tiêu từ 15 điểm

Một trường đại học thuộc khối quân đội nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung từ 15 điểm cho hệ dân sự.

" alt="9 trường quân đội tuyển thêm sinh viên" width="90" height="59"/>

9 trường quân đội tuyển thêm sinh viên

- Cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 17/9, với sự tham dự của các thành viên Ban chỉ đạo và giám đốc 63 Sở GD-ĐT đã đưa 6 nhóm giải pháp để kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tốt hơn.

Cuộc họp nhằm đánh giá lại kỳ thi năm 2018 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kỳ thi năm 2019.

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam cho rằng, khâu vô cùng quan trọng là đề thi và cần đầu tư thêm vào ngân hàng đề để làm sao sự phân hóa của đề đạt mong muốn.

Theo ông Quốc, nên tách mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm.

“Điều này nhằm giúp người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn; tránh thí sinh sau giờ nghỉ giữa 2 môn thi có thể hỏi các bạn và điều chỉnh. Trong phiếu trả lời trắc nghiệm nên làm phách, để khi xử lý phiếu trắc nghiệm họ sẽ không biết bài thi của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật”.

Ông nói thêm: "Tôi có cảm giác 2 năm vừa rồi, việc bố trí cán bộ làm công tác thi ở địa phương không được một số trường ĐH, CĐ quan tâm đúng mức. Nhiều trường không cử giảng viên mà cử nhân viên làm nhiệm vụ coi thi".

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho rằng, để có một kỳ thi tốt quan trọng nhất vẫn là chỉ đạo sát sao của người đứng đầu ngành giáo dục địa phương. 

Bà Hằng đề xuất trước hết cần hoàn thiện ngân hàng đề thi. “Về khâu coi thi, mỗi điểm thi nên có ít nhất có 3 trường, trong đó có trường ĐH của trung ương, địa phương, trường THPT để giảng viên, giáo viên khi làm nhiệm vụ coi thi có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, tránh chủ quan”.

Theo bà Hằng, khâu làm phách trong bài thi trắc nghiệm nên nghiên cứu để có thể mã hóa.

"Khâu chấm quan trọng nhưng dù thế nào cũng là do con người. Nếu quy trình không xác định rõ nhận thức của người làm thi thì cũng sẽ nảy sinh tiêu cực. Nên điều quan trọng là trước kì thi diễn ra, phải quán triệt các quy chế, đặc biệt cho cán bộ làm thi, để làm sao không có sự tiêu cực ở trong mỗi khâu”.

Bà Hằng cho rằng, không nhất thiết phải đổi chấm chéo giữa các địa phương mà quan trọng là việc giám sát thực hiện.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng góp ý không nhất thiết phải đưa tất cả các bộ môn tổ hợp vào một phiếu trắc nghiệm. “Phần này cũng gây nên phiền toái cho giám thị giám sát. Đồng thời là kẽ hở cho thí sinh. Như vậy với mỗi môn thi có thể tách riêng thành một phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó tiến hành niêm phong để tiếp tục môn khác. Như vậy sẽ tạo thoải mái hơn cho giám thị và tăng tính nghiêm túc”.

“Đối với đội ngũ thanh tra ủy quyền của Bộ, trong đó có thành viên từ trường ĐH, theo tôi cần phải tiếp tục nâng cao về nghiệp vụ, đặc biệt là ý thức trách nhiệm”.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long đề xuất: "Nên thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực".

Theo bà Thanh, cần cải tiến ở một số khâu còn hạn chế được phát hiện như phần mềm chấm trắc nghiệm, quy định bộ phận nhập điểm và kiểm dò điểm sau khi nhập. 

{keywords}
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

Sẽ tăng cường giải pháp kỹ thuật để muốn gian lận cũng không được

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ quan tâm tới đề xuất một số phương hướng cho năm 2019 và năm 2020 như sau:

“Thứ nhất, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức, hoàn thiện quy chế thi và hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn. Xác định rõ trách nhiệm của những người tham gia kỳ thi. Cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý với các sai phạm trong kỳ thi.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng đề đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt hơn mục tiêu của kỳ thi.

Thứ ba, cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi; nhất là hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa các sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.

Thứ tư, cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả các khâu; tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi. Xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài thi học sinh tỉnh mình (chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm).

Thứ năm, chú trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi, nhất là các khâu trọng yếu như đề thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các Hội đồng thi”.

Về đề xuất chấm chéo giữa các địa phương, ông Trinh nói sẽ "xem xét một cách cẩn trọng".

“Những điều chỉnh nếu có chỉ tập trung vào người tổ chức thi, còn phía học sinh thì căn bản là ổn định, không thay đổi. Do đó các thí sinh có thể yên tâm học tập. Chúng tôi sẽ ban hành quy chế, hướng dẫn trong thời gian sớm nhất. Thời gian thi cố gắng giữ ổn định để các Sở GD-ĐT chủ động trong kế hoạch năm học”

Thanh Hùng

"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"

"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"

- Tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9 đã xới xáo lại những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt định hướng cho năm 2019.

" alt="Họp giám đốc 63 tỉnh thành, hiến kế 6 giải pháp thi THPT quốc gia tốt hơn" width="90" height="59"/>

Họp giám đốc 63 tỉnh thành, hiến kế 6 giải pháp thi THPT quốc gia tốt hơn