Soi kèo góc Vallecano vs Deportivo Alaves, 21h15 ngày 26/10

Giải trí 2025-02-07 23:23:03 13
èogócVallecanovsDeportivoAlaveshngàlịch thi đấu aff hôm nay   Hoàng Ngọc - 26/10/2024 02:28  Kèo phạt góc
本文地址:http://vip.tour-time.com/html/861b699025.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’

Dự án trường đại học xanh ở Việt Nam vừa xuất hiện nổi bật trên tạp chí kiến trúc Archdaily.

{keywords}


Sáu tòa nhà ở phía bắc của công viên nước sẽ là nơi không gian giảng viên, phòng nghiên cứu và các lớp học.


{keywords}


Không gian nghiên cứu thông thoáng nhờ lớp cửa kính sáng sủa.


{keywords}


Hồ nước giúp không gian mát mẻ hơn.


{keywords}


Hai công ty kiến trúc As.Architecture-Studio và VHA Architects đã tiết lộ kế hoạch thiết kế đô thị và kiến trúc cho một cơ sở mới của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tại Việt Nam.


{keywords}


Nằm 30km về phía đông của thành phố Hà Nội, cơ sở mới của trường đại học xanh này sẽ được thiết kế thành một không gian trường học kiểu mới. Đây sẽ là nơi giảng dạy, nghiên cứu, nhà ở, hoạt động sinh viên, dịch vụ và cơ sở hạ tầng.


{keywords}


Công trình được thiết kế một cách hài hòa giữa cảnh quan và kiến trúc, tạo nên không gian nghiên cứu và học tập lý tưởng cho các giảng viên và sinh viên.


{keywords}


Toàn bộ không gian của ngôi trường trông giống như một công viên cây xanh ấn tượng.


{keywords}


Khuôn viên của trường gồm nhiều cây xanh, quảng trường, những con đường đi dạo và những không gian trống để tổ chức sự kiện.


{keywords}

TheoKiến thức

Hai công ty kiến trúc As.Architecture-Studio và VHA Architects đã tiết lộ kế hoạch thiết kế đô thị và kiến trúc cho một cơ sở mới của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tại Việt Nam.
">

Dự án trường đại học xanh xuất hiện nổi bật trên báo ngoại

Gốc cây mọc ngay giữa nhà, thân cây chĩa từ phòng này sang phòng khác, chủ những ngôi nhà cực “dị” vẫn quyết tâm sống dưới sự đùm bọc che nắng, che mưa của cây cho ngôi nhà. Tuy nhiên, mỗi mùa mưa bão đến, họ lại thon thót âu lo.

 

{keywords}

Đứng trong “chuồng cọp”. Ảnh: H.P

 

Lo sợ mùa mưa bão

Khu tập thể Kim Liên, phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội được bao phủ bởi hệ thống cây xà cừ lâu đời. Hàng chục năm qua, khu tập thể cũ này có vẻ yên bình bởi sự bao bọc của hàng trăm cây xanh cao lớn. Nhưng chỉ người trong cuộc mới biết, đến mùa mưa bão, nhiều gia đình sống trong lo sợ cây đổ, gẫy cành.

Đây là khu tập thể có kiến trúc “dị” vì có cây mọc giữa nhà với mật độ dày nhất Thủ đô. Theo nhẩm đếm của PV, có khoảng 35 – 40 cây cổ thụ mọc xuyên nhà dân. Những thân cây to sần, 2-3 người ôm mới xuể, tán cây xòe rộng như những chiếc ô khổng lồ che chở cho những ngôi nhà. Tuy nhiên, điều oái oăm là những thân cây to lớn này lại nằm ngay ở tường, giữa nhà, hay chạy qua ban công khiến diện tích những ngôi nhà vốn đã nhỏ lại bị thu hẹp. Điều đáng nói nữa là cứ vào mùa mưa bão những cành cây lại gãy tả tơi, có khi còn bật cả gốc khiến tường nhà bị nứt.

Anh Dũng ở khu tập thể Kim Liên, rùng mình nhớ lại: “Vào tháng 9/2015, khi mẹ tôi đang nằm nghỉ trước nhà thì một cành cây gãy làm mái tôn sập xuống, đè lên người. Tiếng cành cây đập vào miếng tôn làm mẹ tưởng bom rơi. Nhưng đây cũng là chuyện thường ở khu dân cư nơi tôi sống: Bão số 3 vừa qua, nhiều hộ gia đình cũng bị cành cây gãy trên mái nhà gây hư hỏng, có nhà hỏng nặng, nhà hỏng nhẹ".

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Việt, tổ 5, khu tập thể Kim Liên bày tỏ sự lo lắng: “Cây cổ thụ mọc trong khuôn viên nhà dân rất nguy hiểm cộng với đủ các loại dây diện đi trên nóc các ngôi nhà. Nhiều hôm, gió lớn, cành cây chao đảo quẹt trúng dây diện, chập cháy rèn rẹt, ai cũng sợ không dám ra khỏi nhà. Khu tập thể này toàn dân nghèo, người có điều kiện lại không sống ở nơi nhiều nguy hiểm này”.

Để tự bảo vệ tính mạng của các thành viên trong gia đình, người dân ở đây phải tự đốn cây chặt cành trước mùa mưa bão. Được biết, các tổ dân phố nhiều lần viết đơn lên UBND phường nhưng chỉ nhận được câu trả lời là nếu cây mọc ngoài đường thì UBND phường có nhiệm vụ giải quyết còn cây mọc trong nhà thì người dân phải trả tiền thuê công ty cây xanh xử lý.

Ông Việt cho biết thêm: “Nhà ông Đạt bên kia có hai cây mọc trong nhà. Bão số 1 vừa rồi, một cây xà cừ bị đổ làm sập mái tôn, đứt dây điện, chập cháy ngùn ngụt khiến người dân khu tập thể hoảng loạn, bỏ chạy ra ngoài. May mà không có chuyện xấu xảy ra”.

Sợ nhưng vẫn yêu cây như con

 

{keywords}

“Tạt” qua mái nhà.

 

Qua thời gian, nhân khẩu tăng lên trong khi diện tích khu nhà quá chật chội nên nhiều gia đình đã cơi nới căn hộ. Những cây được trồng trong khuôn viên nằm trong diện tích nhà ở của người dân và cứ thế lớn dần theo năm tháng, đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân nơi đây.

“Điều người dân trăn trở, cây do nhà nước trồng, quản lý, giờ người dân có muốn cũng không thể tự ý chặt bỏ. Chỉ mong chính quyền quan tâm hơn đến sự an toàn của hàng trăm người dân khu tập thể, sớm có biện pháp xử lý. Bây giờ nhà và cây đã là một, cưa cây thì phải phá bỏ nhà. “Việc xử lý triệt để vấn đề này, e khó làm lắm”, ông Việt bày tỏ.

Mặc cho nguy hiểm luôn rình rập, nhưng ông Hồ Tiến Trình, một hộ có cây trong nhà ở khu tập thể Kim Liên lại chia sẻ rằng: “Ban đầu, tôi thấy chướng mắt, chưa nói đến vấn đề phong thủy đối với cả căn nhà. Nhưng ở lâu thành quen và không muốn thiếu. Không ít những cây mọc trong nhà được chủ nhà yêu như con, sống chết không chịu chặt”.

 

{keywords}

Mưu sinh dưới gốc cây ở khu tập thể Kim Liên.

 

“Nổi bật” của kiến trúc “cây mọc giữa nhà” ở khu tập thể Kim Liên là căn nhà mặt ngõ 21, Phạm Ngọc Thạch. Đó là một cây xà cừ cao bằng chiều cao của căn nhà 5 tầng. Chủ nhà cho biết, mùa hè không phải chạy điều hòa bởi cây xà cừ tỏa bóng mát rượi. Dưới gốc cây là chỗ trông giữ xe, bán trà đá của chủ nhà.

Không chỉ ở khu tập thể Kim Liên mà tại một số nhà dân ở phố Trần Bình Trọng (quận Hoàn Kiếm), chợ Nam Đồng 9 (quận Đống Đa), Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy)… có những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm, cũng án ngữ trước cửa hay mọc giữa nhà. Tuy nhiên chủ nhà không bao giờ tính đến nước phải chặt cây.

Ai đi qua phố Trần Bình Trọng (quận Hoàn Kiếm) cũng dễ nhìn thấy căn nhà có cây cổ thụ mọc ngay giữa nhà. Đó là cây si có tuổi đời gần trăm năm. Chủ căn nhà là bà Nga tiết lộ: "Cây này do bố tôi trồng. Khi xây nhà tôi vẫn nhất quyết không chặt mà để vậy, xây nhà bao lấy cây". Bà Nga cho biết có người đã trả giá cây si này cả trăm triệu nhưng bà nhất quyết không bán. “Dù thân cây to, án ngữ ngay trong nhà nhưng đó là do bố mẹ để lại nên tôi phải giữ bằng được, nó như vật kỷ niệm của bố mẹ để lại cho tôi”, bà Nga chia sẻ.

Cây mọc trong nhà như một kiểu kiến trúc lạ ở Hà Nội đất chật người đông. Chủ nhà, vì sự yên bình của ngôi nhà luôn coi cây như một thành viên, nhưng đối với người ngoài nhìn vào bất cứ ai cũng e ngại, nhất là vào mùa mưa bão.

Câu hỏi mà nhiều người đến khu tập thể Kim Liên này đặt ra là tại sao lại có cây cổ thụ mọc giữa nhà? Cây có trước hay nhà có trước? Theo tìm hiểu của chúng tôi khu tập thể Kim Liên được hoàn thành năm 1959, là nơi ở của những cán bộ nhà ga Hà Nội và một số khu công nghiệp khác. Khi người dân đến ở đã có những cây cổ thụ trong khuôn viên khu nhà, nhưng qua thời gian cùng với việc tự ý cơi nới diện tích của người dân, nhiều cây đã hiển hiện giữa nhà.

Theo Gia đình & Xã hội

">

Kỳ dị khu nhà tập thể cũ “cây mọc xuyên nhà”

Làm choáng, hất tung hoặc trói chân chính xác bằng những kỹ năng dạng định hướng thường là một trong những yếu tố then chốt dẫn tới chiến thắng trong LMHT.

Khi bạn chơi một vị tướng có nhiều hiệu ứng khống chế cứng như Alistar, Rakan hay Sejuani thì mọi combo đều có khả năng xoay đổi cục diện trận đấu. Nhưng vẫn chưa có gì cụ thể để chứng minh hiệu quả của những pha combos đó – ngoài màn hình thống kê sau trận đấu.

Riot Games đã giới thiệu “Điểm Khống Chế” (Crowd Control Score-CCS) trong client vào năm 2017 để tính toán xem người chơi LMHTsử dụng hiệu ứng khống chế cứng như thế nào trong mỗi trận đấu.

Con số này là kết quả của số lần bạn làm khó kẻ địch dựa vào các dạng khống chế cứng. Mỗi giây khống chế cứng kẻ địch – như làm choáng hay hất tung – sẽ được tính là 1 điểm CCS. Trong khi đó, làm chậm bị tính điểm thấp hơn.

Với một vài vị tướng, điểm CCS không có nghĩa lý gì cả. Mỗi khi  Nocturne dùng chiêu cuối  Hoang Tưởng (R), người chơi sẽ nhận được 30 điểm CCS bởi đã che khuất tầm nhìn của cả năm tướng địch trong vòng 6 giây đồng hồ. Như vậy, việc Nocturne sở hữu hơn 300 điểm CCS khi trận đấu kết thúc là điều khả thi.

Với cách tính điểm khó hiểu, thiếu thực tế như trên,  Jarvan IV chỉ nhận được 1 điểm CCS với mối kẻ địch bị nhốt bên trong Đại Địa Chấn (R).

Garen sở hữu hiệu ứng Câm Lặng là đủ để ghi điểm CCS

Nhưng CCS vẫn tỏ ra khá chính xác trên khía cạnh cung cấp cho bạn số lần tung ra kỹ năng định hướng dạng khống chế chính xác trong trận đấu.

Dù không thể nói rõ rằng cú  Xuất Hiện Hoành Tráng (W) của Rakan có thể thay đổi diễn biến trận đấu ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn có CCS thấp hơn hẳn so với những người chơi Rakan khác, rõ ràng là cần phải xem lại cách sử dụng Anh Chàng Quyến Rũ.

Điều này đúng với rất nhiều tướng Hỗ Trợ khác – bao gồm  Thresh,  Morgana, Nautilus,  Alistar và  Braum.

Dù hạ gục tướng địch là một trong những nhiệm vụ tối thượng của người chơi Hỗ Trợ, nhưng CCS vẫn có thể cho biết tác động của bạn ra sao trong trận đấu.

Nếu bạn là người quan tâm tới những con số thống kê, hoặc chỉ muốn biết kỹ năng cá nhân của mình đang ở múc nào đừng bỏ qua CCS ở màn hình hiển thị sau trận!

ABC (Theo Dot Esports)

">

LMHT: Người chơi Hỗ Trợ nên để ý tới thống kê này sau trận đấu!

Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs America Cali, 08h30 ngày 3/2: Tin vào chủ nhà

 - Căn bệnh rò động mạch cảnh xoang hang có thể ộc ra cả lít máu, nam bệnh nhân 27 tuổi tử vong bất cứ lúc nào. Biết gia cảnh bệnh nhân khó khăn, không đủ tiền trả chi phí mổ, Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định phẫu thuật cứu người...

Anh Trương Bá Linh (27 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, Đồng Nai) được chuyển lên BV Chợ Rẫy từ BVĐK Biên Hòa trong tình trạng chảy máu mũi tự nhiên cả tháng nay.

{keywords}
BS Hoàng Bá Dũng hỏi thăm sức khỏe anh Trương Bá Linh

Vợ anh Linh – chị Nguyễn Thị Thùy (26 tuổi) cho hay, cách đây 1 năm, khi đang trên đường đi làm về, anh Linh bị tai nạn xe máy khiến vùng mặt đập xuống mặt đường.

Sau quá trình chữa trị ở bệnh viện, sức khỏe dần ổn định, anh được cho về nhà chăm sóc.

Tuy nhiên, chừng 1 tháng trở lại đây, anh Linh đột ngột bị ộc máu ra từ mũi với lượng nhiều nên người nhà đưa vào bệnh viện điều trị, và được truyền 3 đơn vị máu.

Thời gian sau, người đàn ông 27 tuổi lại thỉnh thoảng bị ộc máu ra, dù lượng có ít hơn lần trước.

Lo lắng nên gia đình lại đưa anh vào BVĐK Biên Hòa thăm khám. Tuy nhiên, các bác sĩ ở đây không phát hiện ra bệnh nên chuyển lên tuyến trên.

Theo BS Hoàng Bá Dũng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng BV Chợ Rẫy, qua các xét nghiệm khi mới vào nhập viện cũng chưa phát hiện ra căn bệnh của anh Linh. Nam bệnh nhân sau đó được chuyển lên Khoa Tai Mũi Họng.

Tại đây, từ kết quả chụp CT, các bác sĩ phát hiện người bệnh bị rò động mạch cảnh xoang hang, tình trạng rất nguy hiểm.

"Chỉ cần một chấn động nhẹ, huyết áp tăng có thể khiến người bệnh ộc ra từ 1 – 2 lít máu, tử vong bất cứ lúc nào" – BS Dũng nói 

Tuy nhiên, gia cảnh anh Trương Bá Linh khá khó khăn, không có đủ số tiền để chạy chữa, cũng không có bảo hiểm.

Vợ anh Linh cho hay, chị làm công nhân, còn chồng là thợ hồ. Hai người mới cưới nhau được mấy tháng thì anh Linh bị tai nạn.

Toàn bộ tiền của tích góp được trước đó đã chạy chữa hết cho chồng.

“Khi được thông báo số tiền chữa trị ít nhất phải 60 triệu đồng, tôi rất sợ do không biết lấy đâu ra. Sau tai nạn, anh Linh sức khỏe yếu hơn nên không đi làm được. Tôi cũng dành phần lớn thời gian ở nhà chăm chồng” – chị Thùy chia sẻ 

{keywords}
Vợ chồng anh Linh cảm ơn các y bác sỹ BV chợ Rẫy

Biết được gia cảnh bệnh nhân, Phó GĐ BV Chợ Rẫy Trần Minh Trường đã họp các đơn vị lại và quyết định phải chữa trị ngay cho bệnh nhân, chi phí tính sau.

Ngay sau đó, các bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng đã tiến hành can thiệp nội mạch bằng cách đặt bóng cho người bệnh.

Phương pháp này ngay lập tức đã phát huy tác dụng, khi sức khỏe của anh Linh dần ổn định, và không có bất kỳ biến chứng nào.

Hiện anh ăn, ngủ được và đã có thể tự đi lại bình thường. Dự kiến anh sẽ được xuất viện trong thời gian tới.

“Tôi biết nói gì hơn để cảm ơn tấm lòng của các y bác sĩ BV Chợ Rẫy. Những người như giúp tôi sinh ra thêm lần nữa” – anh Trương Bá Linh nghẹn ngào.

Văn Đức

">

Tin mới: Bệnh nhân không có tiền mổ và hành động bất ngờ của bệnh viện

Công nhân môi trường phải nạo vét bùn định kỳ mỗi năm một lần để khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Ảnh: Việt Linh. 

Trước đó, tháng 12/2018, công ty này cũng đưa ra phương án dùng nước sông Hồng thau rửa nước sông Tô Lịch. Để thực hiện kế hoạch, công ty thậm chí đã huy động công nhân xuống nạo vét lòng sông Tô Lịch để khơi thông lòng chảy trước khi triển khai. 

Tuy nhiên, phương án này vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi của các chuyên gia khi cho rằng đây là giải pháp không có tính căn cơ và chỉ xử lý được trong một thời gian ngắn.

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS. Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), cho rằng việc thau rửa nước sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng là giải pháp mang tính phiến diện.

Theo ông, giải pháp này không khác gì quét nhà rồi đổ rác sang nhà hàng xóm. Bởi lẽ, sau khi thau rửa sông Tô Lịch, tất cả chất thải, chất bẩn lại chuyển sang các hồ khác và đổ ra sông. Vì thế từ một con sông thành ra nhiều con sông ô nhiễm.

“Đây là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng không thể lâu dài”, vị phó giáo sư khẳng định.

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải và nạo vét bùn sông Tô Lịch

Ngày 2016, Hà Nội khởi công dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá tại xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Dự án có tổng vốn đầu tư 16.300 tỷ đồng, được kỳ vọng làm sống lại các con sông như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.

Theo kế hoạch của dự án, nhà máy xử lý nước thải sẽ có công suất 270.000 m3/ngày đêm với hệ thống thu gom, thi công bằng công nghệ khoan kích ngầm.

Song To Lich tung duoc de xuat lam sach bang nhung cong nghe nao? hinh anh 2
Tháng 10/2016, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy nước thải Yên Xá. Tuy nhiên khu vực này hiện vẫn là bãi đất trống. Ảnh: Bảo Lâm. 

Hệ thống cống nối dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần tả ngạn sông Nhuệ. Tổng chiều dài cống các loại dự kiến khoảng 52,6 km sẽ thu gom, xử lý nước thải trên phạm vi khu vực các quận nội thành Hà Nội.

Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản với tổng mức đầu tư hơn 61 triệu Yên Nhật, tương đương với 16.300 tỷ đồng.

Ở thời điểm khởi công vào tháng 10/2016, nhà máy được dự kiến xây dựng và hoàn thành vào tháng 10/2019. Tuy nhiên đến tháng 6/2019, khu vực được khởi công xây dựng nhà máy hiện vẫn là bãi đất trống và chưa có kế hoạch xây dựng trong thời gian tới.

Áp dụng công nghệ nước ngoài

Hiện, Hà Nội đang thử nghiệm 2 công nghệ của nước ngoài trên các đoạn sông Tô Lịch để đánh giá mức độ hiệu quả, sau đó mới cho triển khai rộng rãi. 

Tháng 4/2019, công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản được thử nghiệm trên một đoạn sông Tô Lịch (đoạn ngã tư Hoàng Quốc Việt - Bưởi) và một góc hồ Tây. Công nghệ này được mô tả như nhà máy xử lý nước thải đặt dưới lòng sông. 

Theo đó, công nghệ Nano Bioreactor là sự kết hợp giữa vật liệu xử lý nước thiên nhiên Bioreactor và máy sục khí Nano công nghệ Nhật. Hệ thống này sẽ kích hoạt những vi sinh vật có lợi sẵn trong môi trường cần xử lý, tự phân hủy các chất gây ô nhiễm và chất độc hại, khiến các vi sinh vật có lợi phát triển, tăng khả năng tự làm sạch sẵn có của tự nhiên.

Song To Lich tung duoc de xuat lam sach bang nhung cong nghe nao? hinh anh 3
Chuyên gia môi trường Nhật Bản lội xuống sông để lấy mẫu đối xứng, sau đó đem so sánh và đánh giá việc cải thiện nước ở nơi được đặt thiết bị. Ảnh: Xuân Phương. 

Sau 3 tuần thử nghiệm, kết quả phân tích mẫu nước cho thấy lượng bùn và mùi hôi trên sông đã giảm đáng kể. Các chuyên gia môi trường Nhật Bản phân tích nước sông ở khu vực đặt thiết bị có màu trong hơn, lớp bùn ở tầng đáy cũng không còn dày như trước. 

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường Nhật Việt (JVE), cho biết sau một tháng, các đơn vị đánh giá độc lập sẽ tiếp tục công bố các chỉ số làm sạch của công nghệ này. Sau 2 tháng, JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tổ chức họp báo, thông tin đầy đủ về kết quả, chỉ số ô nhiễm sau khi kết thúc quá trình thí điểm.

Cùng với công nghệ này, Hà Nội cũng tiếp tục cho thử nghiệm công nghệ châu Âu Redoxy3C ở 2 vị trí của sông nằm ở Nguyễn Đình Hoàn (Cầu Giấy) và cầu Khương Đình (Thanh Xuân).

Đây không phải lần đầu thành phố sử dụng công nghệ này. Kể từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã áp dụng Redoxy3C để xử lý nước trong 87 hồ trong thành phố. Chế phẩm này được cho là có kết quả tích cực khi các hồ bị ô nhiễm sau khi sử dụng đã có nồng độ pH, vi sinh vật và chất thải rắn ở mức cho phép.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên một đoạn sông Tô Lịch và hiện chưa có kết quả cụ thể về tính khả thi của công nghệ. 

'Hà Nội chưa vào cuộc quyết liệt'

Trao đổi với Zing.vn, GS. Phạm Hoàng Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững cho rằng Hà Nội nên biến sông Tô Lịch thành niềm tự hào của thành phố thay vì bức tử, biến con sông thành hố nước thải tự nhiên như ngày nay.

Đồng quan điểm, TS. Trần Hồng Côn cho rằng Hà Nội đang tắc trách và chưa quyết liệt xử lý tình trạng ô nhiễm, chưa đầu tư thời gian, công sức một cách tương xứng cho con sông này.

Các chuyên gia cũng nhận định việc Hà Nội vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách vấn đề làm sạch sông Tô Lịch dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Quả bóng trách nhiệm được đưa hết cho các sở, bộ rồi lại đá về thành phố.

"Mong ngóng của người dân ở xung quanh sông là rất lớn, chờ hết dự án này đến dự án kia không biết đến năm nào. Các nhà khoa học, chuyên gia như chúng tôi đã nói rất nhiều lần về việc phải đẩy mạnh xử lý con sông này, nhưng mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Chúng tôi nói không có ai nghe", GS. Phạm Hoàng Hải bức xúc. 

">

Sông Tô Lịch từng được đề xuất làm sạch bằng những công nghệ nào?

友情链接