- Trên đường đi chơi Tết - Nguyễn Võ Tuấn Nhân nhặt được một túi xách đựng tiền mặt,ònghèokhôngthambọctiềntrămtriệtin nóng bóng đá 24hthẻ tín dụng, USD khoảng trên 100 triệu cùng một số vật dụng giá trị. Em cùng ngườithân đã trả lại người mất...
Trần Diệu Hương trở thành thủ khoa đầu ra của ngành Tài chính doanh nghiệp và cả Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2020 trong đợt tốt nghiệp sớm.
"Hãy yêu lấy cái nghề đang chọn mình"
Song, thực ra Hương đến với ngành học này sau khi lỡ hẹn với chuyên ngành yêu thích là Kế toán – Kiểm toán. Ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Hương được tổng 25 điểm tổ hợp khối A00 (Toán, Lý, Hóa), tính cả điểm ưu tiên khu vực là 25,5 điểm.
Điểm chuẩn của ngành Kế toán - Kiểm toán là 25,5 điểm song lại có thêm tiêu chí phụ là điểm môn Toán phải từ 8,25. Trong khi đó, Hương chỉ đạt 8 điểm môn Toán.
Cuối cùng, em quyết định chọn đăng ký vào ngành Tài chính doanh nghiệp.
“Khi biết mình không đỗ được vào Kế toán – Kiểm toán, em đã rất buồn. Nhưng một cô giáo của em đã khuyên rằng, giống như việc đi làm, nếu nghề nào đó không chọn mình thì hãy yêu lấy cái nghề đang chọn mình. Từ câu nói đó em bắt đầu suy nghĩ mình sẽ học ngành Tài chính doanh nghiệp mà vẫn có thể tìm hiểu được ngành Kế toán- Kiểm toán nếu thích”.
Vào học, vì vẫn mê Kế toán - Kiểm toán, Hương tham gia câu lạc bộ của ngành này. Cũng nhờ đó, Hương có cơ hội gặp một người anh là cựu sinh viên Kế toán - Kiểm toán, hiện làm việc trong ngành Tư vấn tài chính.
“Qua định hướng của anh, em mới hiểu chuyên ngành mình học cũng rất hay và tại sao không thử tìm hiểu, thay vì ra trường đi làm trái ngành thì uổng phí. Sau đó, em cũng tham gia mấy cuộc thi và có cơ hội gặp gỡ nhiều người, được truyền cảm hứng và rồi ngày càng yêu ngành mình đang theo học hơn”.
Cũng từ đó, nữ sinh dần hứng thú với định giá doanh nghiệp, dòng tiền – những kiến thức thuộc chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.
“Tưởng tượng về ngành học qua tên gọi là một chuyện còn vào học cụ thể là một chuyện khác. Em nghĩ rằng nếu mình nỗ lực và tập trung hết sức cho ngành học thì ngành học nào cũng có điểm hay và đều có cơ hội để cho mình phát triển”.
Không ngại hỏi, không giấu dốt
Để đạt hầu hết điểm A, Hương cho hay không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là không ngại hỏi thật nhiều, không giấu dốt. Trước mỗi kỳ học hay trước khi đăng ký các môn học, Hương thường hỏi kinh nghiệm của các anh chị sinh viên khóa trên về việc nên đăng ký môn nào, nên học ra sao. Trong quá trình học, Hương cũng mạnh dạn hỏi các thầy cô các vấn đề bản thân còn lúng túng.
Hương cho rằng kiến thức ở bậc đại học không nhiều như kiến thức ở bậc THPT, do đó chỉ cần tập trung một chút thì cũng có thể đạt được kết quả khá tốt.
“Điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn riêng của mỗi người. Em nghĩ mỗi người có định hướng khác nhau, người giỏi chưa chắc đã điểm cao vì dành nhiều thời gian hoạt động ở ngoài. Em muốn dành sự chú tâm cho việc học kiến thức chuyên ngành, tham gia câu lạc bộ để trải nghiệm, xây dựng mạng lưới, còn có thể các bạn khác sẽ tranh thủ đi làm thêm, gia sư,...”, Hương chia sẻ.
Tính toán nên học tổ hợp môn nào để tìm sự liên quan, bổ trợ tốt nhất cho nhau về kiến thức cũng là một cách theo Hương có thể giúp việc học đỡ vất vả hơn.
Từ năm thứ 3, Hương còn ôn luyện CFA (Chartered Financial Analyst) - chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Hiện em đã đạt level 1 và chuẩn bị hoàn thành level 2.
Xác định phải tự lực trong xin việc và tinh thần luôn chủ động “không có cơm thì ăn cháo”, Hương đặt mục tiêu ra trường sớm để có lợi thế về việc làm, bởi tỷ lệ cạnh tranh xin việc sẽ thấp hơn so với thời điểm sinh viên đồng loạt tốt nghiệp.
Hương có khả năng “gánh tải” đáng nể khi mỗi kỳ học đăng ký 22-25 tín chỉ, qua đó giúp em tốt nghiệp cử nhân Tài chính doanh nghiệp sớm, chỉ trong vòng 3,5 năm.
Giữa tháng 6 năm nay, Hương đã nộp hồ sơ và trúng tuyển vào một ngân hàng.
Nhìn lại sau 4 năm, Hương cho rằng việc không trúng tuyển vào được ngành học mà mình kỳ vọng nhất thực tế không phải là điều gì đó quá tồi tệ, ghê gớm.
“Em cảm thấy may mắn vì đã nhận ra giá trị ngành học, từ đó thấy yêu thích và có động lực cố gắng. Các em khóa tới hoặc có thể thi lại để hiện thực hóa kỳ vọng của mình nhưng cũng có thể thử tìm hiểu xem về ngành học mà mình năm nay trúng tuyển và biết đâu lại phù hợp. Cách hay nhất là tìm đến những người đi trước của ngành học đó để đưa ra cho mình những lời khuyên, thông tin tham khảo”, Hương nói.
Thanh Hùng
Thủ khoa 30 tuổi trường Sư phạm từng bỏ dở đại học hàng đầu thế giới
Khi chuẩn bị tốt nghiệp, Phạm Việt Dũng bất ngờ bỏ ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) để thi vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
" alt="Bước ngoặt của nữ sinh thủ khoa trường Kinh tế"/>
Nhiều người Việt đến khu chợ này để tìm không khí Tết và mua những món đồ trang trí nhà cửa.
Nằm ngay gần trung tâm thành phố Jakarta và ở giữa khu phố cổ Kota Tua, khu chợ người Hoa là một trong những bến đỗ của xe buýt Transjakart tuyến Blok M-Kota nối từ phía Nam đến trung tâm. Khu chợ được bắt đầu bằng một tòa nhà khá bề thế với khu vực đỗ xe riêng và khu buôn bán riêng, bên trong gồm 4 tầng bố trí các gian hàng. Tuy nhiên, nơi đông vui tấp nập hơn cả lại là dọc con đường dẫn vào khu bán thực phẩm.
Ngược dòng lịch sử, người Trung Quốc nhập cư đến Indonesia hầu như đều thuộc các nhóm người Hoa tại Phúc Kiến và Quảng Đông, là các tỉnh vốn nổi tiếng bởi tính đa dạng khu vực. Nhóm người Hoa đầu tiên định cư với số lượng lớn tại Indonesia có nguồn gốc từ phía Nam tỉnh Phúc Kiến và chiếm đa số trong các nhóm di dân cho đến giữa thế kỷ 19. Họ cũng mang theo văn hóa thương thuyền hàng hải để bắt đầu buôn bán và ổn định cuộc sống lâu dài tại Indonesia.
Có lẽ, cộng đồng người Hoa cư trú tại khu vực Kota Tua này ở Jakarta bắt nguồn từ khi đó và khu chợ cũng được hình thành như một tất yếu của đời sống. Hầu hết những người tìm đến chợ là người Hoa và người Indonesia gốc Hoa, nên tại khu chợ này cũng có thể dùng tiếng Trung để trao đổi mua bán.
Những ngày gần Tết, nhiều kiot bán hàng được dựng thêm dọc đường vào chợ.
Theo quan niệm của người Hoa, màu đỏ và màu vàng tượng trưng cho sự may mắn nên hầu hết hàng hóa được bày bán ở đây đều mang hai sắc màu đó. Sắc đỏ chủ đạo của hàng hóa tràn ngập con đường, từ những phong bao mừng tuổi, đồ trang trí nhà cửa, bàn thờ hay trang phục cho ngày Tết đều chủ yếu mang một màu đỏ rực kết hợp với màu vàng nổi bật.
Những ngày chợ Tết, dòng người xe tấp nập suốt dọc đường và cảnh ùn tắc tất nhiên là khó tránh khỏi. Dòng người tấp nập vào ra chợ, mua bán, chuyển hàng hóa… không khác mấy so với cảnh chợ Tết ở Việt Nam.
Chị Nguyễn Tú Phương, một người Việt tại Jakarta cho biết: “Tôi sống ở đây được 3 năm rồi, năm nào tôi cũng đi chợ này vào dịp Tết dù tôi sống ở phía Nam thành phố và khá xa khu vực này. Nhưng muốn có không khí Tết thì phải đến đây. Chợ này không khác mấy ở Việt Nam, mọi thứ như đồ tươi, hoa, quần áo... tất nhiên là rất đắt so với ở Việt Nam”.
Dịp Tết Nguyên đán cũng là dịp làm ăn bận rộn của những người buôn bán ở đây, nhiều quầy hàng đã được dựng lên và cho thuê trong dịp cao điểm này.
Khu vực bán thực phẩm bên trong chợ.
Anh Irpan Husaeni, người Indonesia, chủ một gian hàng đã 3 năm thuê ở đây để bán hàng vào dịp Tết, cho biết giá thuê cửa hàng 1 tháng Tết năm nay là 5 triệu rupiah (tương đương khoảng 9-10 triệu VND). Thời gian này rất đông khách nên mỗi ngày cửa hàng của anh thường bán được khoảng 2-3 triệu rupiah tiền hàng, ngày cuối tuần thì có thể được 5 - 6 triệu rupiah. Hàng hoá bày bán ở đây chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Ở khu chợ này có thể tìm mua được nhiều thứ nguyên liệu và gia vị cho các món ăn Việt Nam như hoa hồi, quế, măng tươi… Đây cũng là nơi thịt lợn được bày bán trên các sạp nhiều nhất ở đất nước Hồi giáo Indonesia.
Trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều người Việt tại Jakarta đã đến khu chợ này để mong tìm được chút không khí gần giống với không khí Tết tại quê nhà và tìm mua những thực phẩm hay những món đồ trang trí nhà cửa trong ngày Tết của gia đình.
Theo Baotintuc
" alt="Người Việt ở Indonesia tìm không khí Tết quê ở chợ người Hoa"/>
GS Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước. Ảnh: Lê Văn.
Đặc biệt, từ năm 2018, hồ sơ của các ứng viên xét duyệt sẽ được công khai để dư luận cùng được biết.
"Hồ sơ ứng viên sẽ được công khai trên cả 2 kênh là trang thông tin điện tử của các hội đồng cơ sở (trường) và của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước trước khi hội đồng các cấp xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS . Sau khi xem xét, hồ sơ ứng viên được thông qua ở hội đồng ngành cũng được công khai để xã hội cùng đánh giá. Trường hợp hồ sơ ứng viên nào dư luận thấy không đạt chuẩn có thể phản ánh lên để thanh tra Bộ GD-ĐT và hội đồng xác minh trước khi trình lên cấp trên xem xét, công nhận”, ông Ga chia sẻ.
Cùng đó, theo GS Ga, văn bản sắp tới cũng sẽ quy định rõ trách nhiệm của hội đồng các cấp trong việc để xảy ra sai sót, lọt hồ sơ không đạt chuẩn và đưa ra chế tài xử phạt rõ với cơ sở giáo dục xác nhận không chính xác hồ sơ cho ứng viên.
“Như năm 2017, với 31 đơn vị làm không đúng, chỉ có thể yêu cầu rút kinh nghiệm, còn việc xử phạt với hình thức như thế nào không được làm mạnh tay do văn bản cũ trước đây không nêu rõ. Giờ đây, chúng tôi đưa vào để sau này có sai phạm ở đâu thì sẽ xử lý tới đó. Chi tiết về hình thức xử lý sẽ có cụ thể trong văn bản tới”, ông Ga cho hay.
Hiện tổ soạn thảo chưa thống nhất giữa 2 phương án bỏ phiếu kín hay công khai khi xét đạt tiêu chuẩn hồ sơ ứng viên; tỷ lệ đạt cần bao nhiêu phần trăm... do có nhiều ý kiến trái chiều. Tổ soạn thảo sẽ tập hợp ý kiến rồi trình lên Thủ tướng, qua đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.
GS. Ga cũng cho biết, bản dự thảo cuối cùng thay thế quyết định 174 và quyết định 20 lần này sẽ không tiến hành lấy ý kiến dư luận do trước đó đã nhiều lần công khai xin góp ý. Văn bản này sẽ được tổ soạn thảo gửi đến một số đơn vị có liên quan nhiều như các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội chuyên ngành,... để nhận ý kiến và hoàn chỉnh.
“Đây sẽ là lần sửa cuối cùng và chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện, dự kiến áp dụng luôn từ năm nay 2018”, ông Ga nói.
Từ năm 2018 sẽ công khai hồ sơ ứng viên GS, PGS. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Quy định mới vẫn gồm 2 bước xét đạt tiêu chuẩn của HĐCDGSNN và bổ nhiệm GS, PGS của trường đại học. Tuy nhiên, tiêu chuẩn với các ứng viên xét bổ nhiệm GS, PGS tới đây sẽ nhiều hơn và cũng cao hơn, nhất là yêu cầu về công bố quốc tế.
Quy định mới yêu cầu các ứng viên GS phải có công bố quốc tế. Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ phải là tác giả chính của bài báo và đã công bố được ít nhất: 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 bằng độc quyền sáng chế.
Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.
Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 1 bài báo khoa học.
Đối với ứng viên chức danh PGS, các tiêu chí cũng được nâng lên đáng kể. Ngoài yêu cầu thâm niên giảng dạy tại trường ĐH ít nhất là 6 năm, dự thảo mới yêu cầu ứng viên PGS phải có bằng tiến sĩ đủ 3 năm trở lên.
Những trường hợp chưa đủ 3 năm phải có gấp 2 lần các điều kiện về số công bố quốc tế, sách giáo trình, đề tài khoa học và học viên hướng dẫn thạc sĩ, tiến sĩ.
Các ứng viên phải chủ trì thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương hoặc 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Ứng viên phải hướng dẫn ít nhất 3 học viên đã được cấp bằng thạc sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính ít nhất 1 nghiên cứu sinh hoặc hướng dẫn phụ 2 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.
Ngoài ra, ứng viên phải có tối thiểu đủ 8 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó, ít nhất 2 điểm công trình khoa học được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;
Các ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ phải có ít nhất 4 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 3 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học
Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ phải có ít nhất 1 điểm công trình khoa học tính từ sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 2 điểm công trình khoa học tính từ sách phục vụ đào tạo.
Thanh Hùng
31 trường, viện xác nhận sai hồ sơ cho ứng viên GS, PGS
Bộ GD-ĐT chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các đại học, học viện, trường đại học trong việc mời giảng viên thỉnh giảng, quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.
" alt="Từ năm 2018 sẽ công khai hồ sơ ứng viên GS, PGS"/>