当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Sporting Charleroi với KRC Genk, 2h45 ngày 24/2: Chủ nhà có điểm 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Siêu máy tính dự đoán Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
Thông qua quan hệ đối tác với trường học, công ty của Eric tiếp cận được lượng lớn học sinh và tác động tích cực đến trải nghiệm học tập của các em. "49.000 học sinh Mỹ nằm trong danh sách chờ dùng sản phẩm của chúng tôi", Eric chia sẻ.
Sau 2 năm hoạt động, mặc dù đạt doanh thu cao, nhưng Eric vẫn quyết định bán công ty để trở thành nhà đầu tư quỹ mạo hiểm (Venture capitalist - người cung cấp vốn cho công ty có dự án rủi rao cao). Ở tuổi 14, Eric cùng 2 người bạn thành lập công ty Bachmanity Capital, chủ yếu đầu tư vốn vào lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ phát minh (Deeptech) và công nghệ bền vững (Sustainable technologies).
CEO Bachmanity Capital - Eric 16 tuổi cho biết: "Tôi muốn tạo ra nền tảng không chỉ cung cấp vốn, còn định hướng phát triển cho các công ty ở giai đoạn đầu. Chiến lược đầu tư của tôi xoay quanh việc xác định các công ty khởi nghiệp sáng tạo với những ý tưởng đột phá và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ".
Ban đầu, công ty của Eric nhận được 1 triệu USD (hơn 24 tỷ đồng) tài trợ của ông Tom Preston Werner, nhà sáng lập GitHub. Sau 2 năm hoạt động, công ty Bachmanity Capital hiện trị giá hơn 20 triệu USD (gần 500 tỷ đồng).
Thách thức lớn để cân bằng thời gian
Khi được hỏi: "Làm thế nào để quản lý công việc kinh doanh khi vẫn là học sinh?". CEO Bachmanity Capital tiết lộ, để cân bằng mọi thứ là thách thức lớn: "Tôi cố gắng tận dụng tối đa thời gian rảnh bằng cách thực hiện các dự án, kết nối và học tập. Nói đúng nghĩa, đây là sự hy sinh không hoạt động xã hội và thời gian giải trí, nhưng tôi tin những cơ hội và kinh nghiệm bản thân sở hữu được trả giá xứng đáng".
Ngoài ra, nam sinh cũng tiết lộ thêm bản thân có lợi thế vượt trội trong vấn đề học thuật. Do đó, CEO 16 tuổi không mất nhiều thời gian cho việc học. Phần lớn thời gian trong ngày, anh dành để theo đuổi niềm đam mê kinh doanh.
Trở thành CEO ở tuổi 16, sở hữu công ty trị giá 20 triệu USD (gần 500 tỷ đồng), Eric đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ nên khám phá nhiều, để sớm tìm ra niềm đam mê và sở thích của bản thân. "Đừng sợ rủi ro, hãy coi thất bại là cơ hội học tập. Bên cạnh chúng ta là những người cố vấn có thể hướng dẫn mọi người trên đường đi".
CEO 16 tuổi cho rằng, điều quan trọng nhất phải tin vào bản thân: "Tuổi tác không thể là rào cản trong việc theo đuổi ước mơ. Với sự cống hiến, sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi, tôi tin mọi người sẽ đạt được thành công tại thời điểm nào đó trong cuộc sống".
Chia sẻ về thay đổi sau khi trở thành CEO, nam sinh cảm thấy thú vị và hấp dẫn hơn so với mong đợi. "Trước đó, bố mẹ kỳ vọng tôi trở thành bác sĩ hoặc luật sư. Tuy nhiên, giờ họ có những ý tưởng riêng cho tương lai của tôi", Eric bộc bạch.
Công ty Bachmanity Capital đầu tư các lĩnh vực, nên Eric được tiếp xúc với nhiều đối tượng, từ thần tượng thời thơ ấu đến người nổi tiếng. Do đó, công việc kinh doanh đã mở ra nhiều cánh cửa cơ hội cho nam sinh.
Bí mật kinh doanh bị phát hiện
Eric tiết lộ vừa trải qua điều khủng khiếp trước sinh nhật 16 tuổi. Theo đó, bí mật kinh doanh của nam sinh bị bố mẹ phát hiện. Eric đang là học sinh lớp 11, nên khi họp với khách hàng trong giờ học, phải vào nhà vệ sinh.
"Sau khi giao dịch thành công, khách hàng nói nhìn thấy tôi ngồi trong nhà vệ sinh khi đang họp và liên tục nghe tiếng xả nước. Họ tưởng tôi gặp vấn đề sức khoẻ nên viết thư hỏi thăm", Eric tiết lộ chuyện bản thân cảm thấy xấu hổ.
Gần đây, nam sinh tiếp tục bị giáo viên phát hiện vào nhà vệ sinh trong giờ học để họp với khách hàng. Do đó, Eric bị hiệu trưởng gọi về cho bố mẹ. Vụ việc bại lộ, khiến bố mẹ nam sinh tức giận. "Tôi sợ đến mức phải thỏa hiệp và hứa với họ không xin ra ngoài trong giờ học để họp với khách hàng", Eric tiết lộ.
Trong giờ học, Eric Zhu hay lẻn vào nhà vệ sinh để họp với khách hàng. Ảnh: IG.
Nam sinh đùa, kể cả phải đầu tư 10 triệu USD (hơn 240 tỷ đồng) vào dự án công nghệ phát minh, mà thuyết phục được mẹ không cần vào trường y cũng chấp nhận. Eric trải lòng cảm thấy bất lực với định hướng của bố mẹ.
CEO 16 tuổi chia sẻ, trước mắt vẫn tập trung học để vào đại học theo mong đợi của bố mẹ. Tuy nhiên, Eric không dám đảm bảo liệu có bỏ học hay không. "Tôi e ngại, việc đầu tư ngày càng nhiều sẽ không thể tiếp tục học", nam sinh nói. Eric tin đỗ được đại học, sau đó dần thuyết phục bố mẹ cho theo đuổi công việc kinh doanh.
Theo Sohu, The ABJ
Nữ sinh lớp 8 đạt IETLS 8.5 ngay lần thi đầu tiênEm Trần Minh Anh (học sinh lớp 8A3 Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội) vừa đạt 8.5 IELTS ngay lần thi đầu tiên, trong đó, kỹ năng Listening đạt điểm tuyệt đối 9.0." alt="Nam sinh lớp 11 sở hữu công ty gần 500 tỷ đồng sau 2 năm kinh doanh"/>Nam sinh lớp 11 sở hữu công ty gần 500 tỷ đồng sau 2 năm kinh doanh
Tổn hại kéo dài về thể chất, tinh thần và cảm xúc mang đến một hệ quả rõ ràng: nhân viên mất năng lượng và động lực. Điều đó dẫn đến mức độ gắn kết với công ty ngày càng giảm, mức độ mất tập trung ngày càng tăng, nguy cơ mắc sai lầm trong công việc và hiện tượng nhảy việc tăng vọt.
Để tái tạo năng lượng một cách hiệu quả cho lực lượng nhân sự, các công ty nên xây dựng một nền văn hóa đồng cảm, coi nhân viên như những người bình thường với những nhu cầu xã hội bình thường và tôn vinh việc tận hưởng những phút giây hạnh phúc bình dị. Được tôn trọng thời gian cá nhân - đó chính là lý do mà ‘hybrid working’ đang nổi lên như một xu hướng được ủng hộ ở nhiều quốc gia.
Chú ý về sức khoẻ
Những người bỏ bê sức khỏe và có thời gian biểu không lành mạnh thường có những điểm chung: bỏ bữa sáng, không thể hiện sự đánh giá cao với người khác, có lúc gặp khó khăn khi tập trung vào công việc, nhận ra mình đang dành quá ít thời gian cho các hoạt động mang lại cảm giác về mục đích sống… Những điều này lặp đi lặp lại sẽ mang đến tinh thần rệu rã.
Công ty của bạn có thể không áp dụng ‘hybrid working’, nhưng vẫn có thể truyền thông nội bộ về cách duy trì sức khỏe, nhịp sống lành mạnh cho nhân viên: Đặt giờ đi ngủ sớm hơn, hạn chế những buổi nhậu của công ty, dậy sớm hơn, tập thể dục, ăn sáng với gia đình, rời bàn đi ăn khi đến giờ nghỉ trưa hoặc đứng dậy đi loanh quanh giữa giờ… Những việc nhỏ bé ấy không nên là việc nói suông, mà ngay cả lãnh đạo công ty cũng nên làm gương cho tập thể. Nhân viên sẽ bị áp lực nếu chính lãnh đạo đến sớm về muộn và không màng sức khỏe để cống hiến.
Quan tâm đến cảm xúc
Khi phải đối mặt với những thử thách công việc không ngừng, chúng ta rất khó để duy trì cảm xúc tích cực. Đặc biệt ở một môi trường mà ai cũng kiệt sức vì quá tải, mọi người trở nên cáu kỉnh và thiếu kiên nhẫn, hay lo lắng và bất an hơn.
Đó là lý do nếu bạn không xây dựng một môi trường công sở lành mạnh, minh bạch và đề cao sự tôn trọng thì nguồn năng lượng trong tập thể sẽ ngày càng xuống thấp.
Làm việc xen kẽ nghỉ ngơi
Bên cạnh gợi ý về sức khỏe và lối sống - cư xử lành mạnh, có thể hướng dẫn nhân viên cách lập thời khóa biểu làm việc phù hợp. Ví dụ: khuyên họ tập trung công việc khó vào khoảng thời gian họ thấy tỉnh táo, tập trung nhất trong ngày.
Hoặc thói quen “rời khỏi bàn”. Một sự thực là nếu cứ làm một hoạt động liên tục trong 90-120 phút, cơ thể chúng ta sẽ rơi từ trạng thái năng lượng cao sang trạng thái ‘xuống đáy’ với các biểu hiện như bồn chồn, ngáp, đói và khó tập trung. Càng bỏ qua để gắng sức thì năng lượng càng cạn kiệt.
Nhưng chỉ vài phút giải lao sẽ mang lại hiệu suất cao hơn và bền vững hơn. Đơn giản là đứng dậy để tán gẫu với đồng nghiệp, đi bộ và nghe nhạc, leo cầu thang… Thậm chí, lang thang đi bộ có thể giúp nhân viên của bạn tìm ra những sáng kiến tuyệt vời. Bởi đó là lúc con người không chủ động suy nghĩ, điều này cho phép bán cầu não trái vốn chiếm ưu thế được nghỉ ngơi và để bán cầu não phải với trí tưởng tượng phong phú tái hiện bức tranh tổng quan và nảy sinh những ý tưởng.
Trong một chương trình thử nghiệm “tái tạo năng lượng” cho một nhóm nhân viên ngân hàng, 68% báo cáo rằng mối quan hệ với khách hàng được cải thiện, 71% nói rằng năng suất và hiệu suất cũng trở nên tích cực. Bạn đã sẵn sàng để thổi một luồng gió mới, nguồn năng lượng mới vào tập thể nhân viên của mình chưa?
Vĩnh Phú
" alt="Duy trì động lực làm việc của nhân viên cách nào?"/>Chia sẻ với truyền thông, chiều 15/11, chính quyền huyện Vũ Trắc cho biết đã thành lập tổ điều tra làm rõ vụ việc. Đại diện đội điều tra khẳng định, xử lý nghiêm những giáo viên có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật.
"Chúng tôi rút ra bài học sâu sắc sau vụ việc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng và khắc phục các rủi ro, nguy hiểm trong trường học để đảm bảo an toàn cho học sinh", đại diện chính quyền địa phương chia sẻ.
Hiện tại, nhiều phụ huynh Trung Quốc không khỏi bàng hoàng và lo lắng. Nguyên nhân vụ việc đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Theo đó, nhà vệ sinh của trường có hai tầng, nhà vệ sinh nữ ở dưới và nam ở trên. Báo cáo cho biết, nơi đây xảy ra thảm kịch tai nạn học đường, ngày 13/11. Tuy nhiên, tay vịn cầu thang lối vào nhà vệ sinh vẫn nguyên vẹn. Nhiều người thắc mắc, việc học sinh xô đẩy và giẫm đạp lên nhau liệu có phải là nguyên nhân chính.
Người dân tiết lộ, nhiều xe cấp cứu vào trường hôm đó nên đường bị tắc lâu. Sau sự cố trường cho học sinh nghỉ 1 ngày.
Trước đó, ngày 9/11, ông Triệu Hồng Binh - Bí thư huyện ủy chủ trì cuộc họp nghiên cứu và triển khai công tác an ninh - an toàn trong trường học. Chiều cùng ngày, ông Vương Hùng Kiến - Phó Giám đốc Văn phòng An toàn Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Hà Nam, dẫn đầu Đội Đánh giá và Kiểm tra trường học chỉ ra:
"Các cơ sở giáo dục cần tiếp tục và cố gắng hơn trong công tác phát hiện và khắc phục mối nguy hiểm tiềm ẩn tại khuôn viên trường. Đồng thời, ban giám hiệu các trường cũng nên thiết lập quy định và biện pháp bảo vệ an toàn cho học sinh".
Đây không phải là lần đầu xảy ra vụ học sinh giẫm đạp lên nhau ở Trung Quốc. Năm 2010, 2013 và 2017 tại đất nước này từng xảy ra sự việc tương tự khiến nhiều em bị thương nặng và tử vong.
Theo Sohu
2 học sinh tử vong khi tắm sôngĐược nghỉ học tiết Thể dục do trời mưa, nhóm học sinh lớp 5 tới bờ kè sông Ba ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) tắm, 4 em đã bị nước cuốn trôi." alt="Thảm kịch giẫm đạp giải lao tranh nhau đi vệ sinh, học sinh tử vong và bị thương"/>Thảm kịch giẫm đạp giải lao tranh nhau đi vệ sinh, học sinh tử vong và bị thương
Soi kèo góc Western Sydney Wanderers vs Central Coast Mariners, 15h35 ngày 17/1: Thế trận đôi công
Chia sẻ về cảm xúc, Trương Tấn Các nói: "Nhờ vào những thành tích và kiến thức có được, em tự tin được chọn. Do đó, em không bất ngờ về kết quả. Em đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần bắt đầu hành trình mới".
Trương Tấn Các cho rằng, vào Đại học Thanh Hoa không phải là kết thúc, đây là điểm khởi đầu tốt cho việc học và nghiên cứu chuyên sâu. "Trước khi vào đại học, thời gian này em tiếp tục học và bổ sung kiến thức. Em sẽ tập trung vào việc nâng cao khả năng học của bản thân", nam sinh lớp 9 chia sẻ.
Từ nhỏ, Trương Tấn Các thể hiện rõ niềm đam mê Toán và thấy được tính thiết thực của môn học. Nam sinh cho biết rất nhạy cảm với con số, thậm chí có thể tự tìm ra các kết luận và định lý Toán tính nhanh.
"Khi học mẫu giáo, em giải được Toán ứng dụng lớp 5-6. Lên lớp 2, em hoàn thành chương trình Toán tiểu học. Lớp 5, em nắm vững nội dung Toán THCS. Lớp 7, em hoàn thành kiến thức Toán THPT", Trương Tấn Các cho hay.
'Hình thành thói quen chủ động học'
Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, nam sinh tiết lộ: "Em thường lập kế hoạch học ngắn hạn và dài hạn. Điều này, giúp em biết rõ bản thân đã và đang học gì. Nhưng, em không đặt nặng vấn đề quá mức, nếu kế hoạch chưa kịp hoàn thành".
Đây là cơ sở giúp Trương Tấn Các hình thành thói quen chủ động học. Ngoài ra, nam sinh cũng tích cực thảo luận với bạn bè để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Từ đó, nam sinh và các bạn có thể học hỏi điểm mạnh của nhau.
Trương Tấn Các tin việc chủ động học là quan trọng nhất. Nam sinh cho biết: "Bố mẹ không kiểm soát việc học của em và không đưa ra yêu cầu cao. Bố mẹ cho em chủ động học theo tốc độ và năng lực cá nhân".
Lên cấp 2, ngoài hoàn thành chương trình học, Trương Tấn Các bắt đầu tìm hiểu Toán mức độ sâu. Biết được tài năng của nam sinh nhà trường cũng tạo điều kiện. Trương Tấn Các nhiều lần được đồng hành cùng thầy cô đến Bắc Kinh tham dự hội thảo, khóa học và bài giảng liên quan đến Toán học.
Trong quá trình này, khả năng tư duy của nam sinh được cải thiện. Đồng thời, Trương Tấn Các cũng củng cố thêm kiến thức để tiến hành nghiên cứu Toán học ứng dụng trong tương lai.
Đạt hàng loạt giải danh giá, nói không với học thêm
Một số giải thưởng Trương Tấn Các đạt được bao gồm: Giải Ba Trại hè Toán học Quốc tế (IMSC) năm 2023; Giải Nhất Trại hè Toán học Ngôi sao Hy vọng phương Bắc năm 2023 của Trường THCS số 2 Lịch Thành; Giải thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng (trực thuộc Đại học Thanh Hoa)…
Trương Tấn Các nói không với học thêm, quá trình học dựa trên thói quen chủ động. Nam sinh nhấn mạnh: "Kể cả khi tham gia Olympic Toán học Quốc tế, em cũng chưa từng đăng ký bất kỳ lớp luyện thi nâng cao nào".
Ngoài Toán, thành tích môn khác của nam sinh cũng tương đối tốt. Trương Tấn Các thích thể thao và chơi thành thạo bóng rổ, cầu lông và bóng bàn. Tập thể dục là cách nam sinh rèn luyện tính tập trung cao độ áp dụng vào việc học và duy trì sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Thầy Mạo Bân - giáo viên Trường THCS số 2 Lịch Thành là chuyên gia luyện thi Olympic Toán, tiết lộ: "Mặc dù có năng khiếu môn Toán nhưng Trương Tấn Các không thiên vị, vẫn học đều các môn. Em luôn chú trọng đến sự phát triển toàn diện".
"Em là cậu bé hoạt bát và dễ thương. Sau giờ học, Trương Tấn Các tham gia nhiều hoạt động thể thao, cuối tuần đánh cờ vây với bạn. Trong số những học sinh tôi dạy 10 năm qua, Trương Tấn Các là người chơi bóng bàn giỏi nhất", thầy giáo chia sẻ.
Khi nói về điểm chung của những thiên tài Toán học, thầy Mạo Bân cho biết: "Sự tò mò và tính cạnh tranh trong Toán học của các em, đến từ niềm vui sau khi giải quyết được vấn đề. Điều này, được tóm gọn bằng 4 chữ của Giáo sư Toán học Trần Tỉnh Thân từng viết: Toán học thú vị, vì không cần học thuộc".
Quy trình tuyển chọn thiên tài khắt khe
Chương trình đào tạo tài năng trẻ Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng(của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng trực thuộc Đại học Thanh Hoa) tuyển dụng và đào tạo học sinh khắp nơi trên thế giới có tiềm năng và chuyên môn Toán đặc biệt.
Mục đích của chương trình là đào tạo nhóm tài năng trẻ hàng đầu thế giới có khả năng dẫn dắt hoặc phát triển Toán học cơ bản và các lĩnh vực ứng dụng liên ngành.
Số lượng tuyển mỗi năm không quá 100 chỉ tiêu. Những sinh viên được tuyển đều thuộc Khoa Toán và Toán học ứng dụng của Đại học Thanh Hoa. Họ được đào tạo tại Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng và áp dụng mô hình “3+2+3”, quá trình diễn ra liên tục 8 năm từ đại học đến tiến sĩ.
Trong giai đoạn dự bị, sinh viên làm bài kiểm tra về khả năng thích ứng. Nếu vượt qua, sinh viên làm thủ tục nhập học mà không cần thi đại học.
Quy trình tuyển chọn, diễn ra 4 ngày liên tục:
Ngày 1 (thi sáng): Thí sinh làm bài kiểm tra toàn diện, hình thức thi tự luận gồm 8 câu hỏi theo chủ đề mở rộng.
Ngày 2 (thi sáng và chiều): Thí sinh làm bài kiểm tra chuyên môn: Sáng thi Toán, chiều thi Vật lý. Trước khi thi mỗi môn, thí sinh được nghe giảng (60p). Sau khi bài giảng kết thúc, đề thi được phát ra thời gian thí sinh làm bài bắt đầu tính (120p).
Ngày 3: Công bố kết quả, thông báo được gửi vào tối muộn. Các thí sinh nhận được thư vượt qua 2 bài kiểm tra toàn diện và chuyên môn sẽ tham gia thi phỏng vấn ngày 4.
Ngày 4 (cả ngày): Áp dụng với thí sinh nhận được thông báo vượt qua vòng 1 và 2, hình thức phỏng vấn trực tiếp. Đây là vòng thi tập trung vào việc kiểm tra và trau dồi khả năng tư duy, kỹ năng phản biện, độ nhạy bén của sinh viên.
Theo Paper, Sohu
Đang dọn vệ sinh, bà mẹ lao công bật khóc vì con báo đỗ đại họcTRUNG QUỐC - Hình ảnh nam sinh 18 tuổi ở Định Châu (Trung Quốc) hớt hải chạy đi tìm người mẹ lao công thông báo đỗ đại học khiến nhiều người xúc động." alt="Nam sinh lớp 9 được tuyển thẳng vào đại học số 1 châu Á, nói không với học thêm"/>Nam sinh lớp 9 được tuyển thẳng vào đại học số 1 châu Á, nói không với học thêm
“Điều này như một cơ duyên nhưng cũng là kết quả của một hành trình dài. Tôi cảm thấy rất may mắn nhưng cũng rất hài lòng về những nỗ lực mình bỏ ra đã mang đến những kết quả ngoài mong đợi”, anh nói.
Con đường tới Mỹ của nam sinh Bách khoa
Trung Quân có niềm đam mê với robot từ khi còn rất nhỏ. Vì thế, anh mê mẩn với việc lắp ráp hoặc tự làm những con robot từ các vật liệu trong nhà. Nhận thấy môn Vật lý có nhiều điều gần với những thứ mình thích, anh lao vào học bằng sự say mê.
Thời điểm học tại lớp chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), Quân đỗ thủ khoa đầu vào với số điểm gần như tuyệt đối và được đánh giá là học sinh xuất sắc nhất của đội tuyển Vật Lý trong nhiều năm liền. Do đó anh đã là niềm hy vọng rất lớn của thầy chủ nhiệm và nhà trường từ khi còn là học sinh lớp 10. Năm lớp 11, anh đi thi và giành giải 3 học sinh giỏi quốc gia. Quân nói, đây cũng là động lực để bản thân đặt hy vọng và quyết tâm sẽ bứt phá vào năm sau.
Thế nhưng tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12, nam sinh vẫn tiếp tục giành giải ba. Điều này khiến Quân bỏ lỡ cơ hội bước vào vòng chọn đội tuyển đi thi quốc tế.
Sau cú vấp này, được gia đình và thầy cô động viên, Quân đã vượt qua cú sốc đầu đời, trưởng thành hơn để đón nhận và vượt qua nhiều thử thách trong cuộc sống và sự nghiệp của anh sau này. “Đó là khó khăn đầu tiên và cũng là bài học lớn khiến tôi thêm trưởng thành. Sau đó, tôi xem thất bại này như là động lực phấn đấu để tiếp tục theo đuổi đam mê và khẳng định bản thân.
Kể từ lần đó, tôi luôn xác định thành công không phải là một đích đến cụ thể nào, mà là một chặng đường liên tục phấn đấu. Tôi cũng luôn biết ơn thầy giáo chủ nhiệm của mình vì luôn tin tưởng và động viên mình dù không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó đã giúp tôi lấy lại tự tin và phấn đấu nhiều hơn nữa sau này để không phụ sự tin tưởng của thầy và gia đình”, anh nhớ lại.
Cũng vì yêu thích lĩnh vực Robotics, khi được tuyển thẳng vào đại học, dù gia đình động viên con nên lựa chọn Ngoại thương vì “đó là xu hướng”, nhưng anh vẫn quyết tâm vào ngành Điều khiển Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó thi đỗ hệ Kỹ sư tài năng.
Quãng thời gian học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Quân nói “điểm số không phải thế mạnh của mình”. Thậm chí, anh cũng đôi lần “vấp váp” ở một số môn.
Không đặt nặng vấn đề điểm số, nhưng cảm giác rất hứng thú khi đọc về những điều mình thích và mong muốn phải làm điều gì đó lớn lao đã thôi thúc anh thử bắt tay vào nghiên cứu. Kể từ năm thứ 4, Quân bắt đầu say sưa tìm đọc các tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến robot. Thời điểm này, anh vẫn chưa có ý định đi du học.
“Tôi đơn giản chỉ muốn xem thế giới đang làm gì. Tôi thường không đặt ra mục tiêu cụ thể mình cần phải đạt được cái gì, đi du học ở đâu. Nhưng bản thân luôn muốn phấn đấu, theo đuổi đam mê và khao khát khẳng định bản thân cũng như cống hiến được gì đó lớn lao cho nhân loại.
Từ nhỏ, tôi đã mong muốn tạo ra những con robot có thể đi lại giống người. Sau này khi học lên đại học, tôi mới biết để làm ra được chúng cần phải có nền tảng lý thuyết rất vững vàng về nhiều mảng khác nhau. Vì thế, tôi cứ mày mò từng bước, tìm ra vấn đề và đề xuất hướng nghiên cứu với giáo sư hướng dẫn của mìn”.
Trong khi nhiều sinh viên xem việc làm đồ án như một điều kiện bắt buộc, Quân luôn chủ động tìm hiểu vì luôn cảm thấy thích thú và muốn đào sâu thêm đề tài nghiên cứu của mình. Không ngờ sau 1 năm, Quân cho ra được kết quả nghiên cứu tốt ngoài mong đợi. Bài báo này của anh sau đó được xuất bản trong hội nghị quốc tế về Điều khiển, Tự động hóa và Hệ thống, điều mà anh chưa từng nghĩ đến 1 năm trước đó.
Có cơ hội gặp các tiến sĩ, giáo sư trong cùng lĩnh vực tại hội nghị, như một cú huých, Quân bắt đầu nhen nhóm mong muốn được đi ra bên ngoài thế giới. Sau khi trở về tại Hàn Quốc, anh nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về các trường trong hệ thống Mỹ, đồng thời tìm hiểu về quá trình nộp hồ sơ tiến sĩ.
Bên cạnh đó, anh cũng liệt kê danh sách những ngôi trường tiên phong trong lĩnh vực Robotics mà mình muốn theo đuổi như Đại học Carnegie Mellon, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Nam California…
Mặc dù bắt đầu muộn nhưng anh nói, quá trình “apply” tiến sĩ của mình diễn ra thuận lợi nhờ vào sự chủ động và có một niềm đam mê xuyên suốt. Bên cạnh đó, tính phù hợp với vị trí cũng rất quan trọng.
“Tôi may mắn gặp được một người thầy tốt và có hướng đi phù hợp với thầy. Trước khi nộp vào Đại học Carnegie Mellon, tôi đã liên hệ và được thầy phỏng vấn, chấp thuận cho làm thử tại lab”.
Sau 2-3 tuần, chàng trai người Việt khiến vị giáo sư ấn tượng vì sự chủ động, sáng tạo và hiệu suất công việc dù trong thời gian thử việc rất ngắn. Do đó đã rất tin tưởng vào năng lực của Quân và cam kết sẽ nhận anh vào lab.
Tưởng như mọi thứ đã xong xuôi, Quân lại nhận được “cú sốc” thứ hai. Hội đồng tuyển sinh tiến sỹ của trường đã không thể chấp nhận hồ sơ của anh vì điểm IELTS chưa đạt yêu cầu. Trường chỉ cho anh 2 tuần để nộp lại chứng chỉ, nâng điểm từ 6.5 lên 7.0 và không có kỹ năng nào dưới 6.5.
“Điều này gần như không tưởng vì muốn lên “nửa chấm” IELTS thường cũng phải chật vật cả năm trời”, anh nói.
Nhưng khó khăn cũng là áp lực để chiến đấu, anh tập trung ôn luyện, mỗi tuần thi lại 1 lần, may mắn đến lần thứ 2 thì đạt yêu cầu. Nhờ vậy, anh được nhận vào làm nghiên cứu sinh tại Đại học Carnegie Mellon, trường đại học số một thế giới về Robotics và trí tuệ nhân tạo.
Trở thành giảng viên về Robotics
Chương trình tiến sĩ tại Mỹ kéo dài 5 năm nhưng anh Quân nói tại thời điểm ấy, mình có động lực rất lớn là gia đình nhỏ. “Do đó, ngoài thời gian cho gia đình, tôi luôn tập trung cao độ vào công việc học tập và nghiên cứu của mình. Sự chủ động, sáng tạo, và sự phù hợp với đề tài nghiên cứu cũng giúp ít tôi rất nhiều trong quá trính nghiên cứu. Nhờ đó tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ sau 3,5 năm và may mắn được chọn là luận án tiến sỹ xuất sắc nhất”.
Thêm một điều may mắn, các hướng nghiên cứu của anh được giáo sư đồng thuận và hỗ trợ nên đều thực hiện thuận lợi. Đề tài tiến sĩ của chàng trai người Việt cũng được lựa chọn là nghiên cứu xuất sắc nhất được vinh danh trong buổi lễ tốt nghiệp.
“Ngay cả khi làm tiến sĩ, tôi vẫn không nghĩ sẽ có nhiều cơ hội đến với mình trong việc làm giáo sư ở Mỹ vì tôi biết việc đó rất khó và cạnh tranh rất cao. Nhưng giống như những lần trước, khi làm và thấy bản thân có cơ hội, tôi lại tiếp tục nỗ lực để nắm bắt”.
Một trong số các bài báo của anh cũng được đánh giá tốt nhất tại hội nghị hàng đầu về Robotics. Với những kết quả ấy, cuối năm 2017, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, anh được nhận vào vị trí Postdoc (sau tiến sĩ) tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Lần này, anh chọn vị giáo sư hướng dẫn là một người làm cùng ngành nhưng tập trung vào mảng thiết kế với mong muốn học hỏi thêm để mở rộng hướng nghiên cứu.
Trong thời gian này, các nghiên cứu của anh đều liên quan đến những con robot có chân, có thể vượt qua chướng ngại vật và các địa hình bất ngờ hoặc trong môi trường nguy hiểm như công trường, thám hiểm vũ trụ… Anh tập trung phát triển thuật toán để những con robot ấy khi đưa vào thực tiễn sẽ hoạt động nhuần nhuyễn, đáp ứng được các địa hình và điều kiện khác nhau.
Kết thúc giai đoạn này, anh sở hữu 14 bài báo công bố quốc tế và để lại “tiếng vang” trong lĩnh vực. Nhờ vậy, vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt giữa rất nhiều ứng viên, anh được nhận làm giáo sư về Robotics tại Đại học Nam California.
“Các vị trí giáo sư tại Mỹ thường tuyển khá ít. Thậm chí với một số ngành, vài năm chỉ tuyển 1-2 người. Do đó, hầu hết hồ sơ nộp vào đều rất cạnh tranh”.
Từng lo ngại vì mình là người nước ngoài, anh Quân cho rằng không còn cách nào khác ngoài việc phải tự học, tập trung nâng cao kiến thức,trau dồi các kỹ năng liên quan và năng lực của bản thân.
Hiện tại, khi đã có 4 năm giảng dạy tại đại học Mỹ, mỗi khi tiếp xúc với sinh viên, anh thường chia sẻ lại câu chuyện của chính mình. Anh cũng khuyên sinh viên cần phải tìm ra đam mê và có định hướng, mục tiêu rõ ràng.
“Những người có cá tính và định hướng từ sớm, họ sẽ theo một lĩnh vực rất mãnh liệt, có khó khăn gì cũng có thể vượt qua”.
Bên cạnh đó, anh cũng cho rằng sự chủ động là điều cần thiết. “Trong quãng đường từ trước đến nay, tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì luôn có được những người thầy tốt. Nhưng không phải chỉ thầy chủ động tìm cho mình người thầy phù hợp, đồng thời cần chủ động đề xuất những gì mình muốn làm. Những người thầy hướng dẫn của tôi trong và sau tiến sỹ trước đây là “big name” trong ngành Robotics. Tôi may mắn vì có những người thầy như thế, nhờ đó thuận lợi đi theo đúng con đường mà mình đam mê”.
Thủ khoa kép tốt nghiệp tiến sĩ, được nhận vào ngân hàng lớn nhất nước MỹNữ thủ khoa đầu vào và đầu ra của ĐH Đà Nẵng vừa tốt nghiệp tiến sĩ tại Mỹ, được nhận vào ngân hàng lớn nhất ở quốc gia này, dù có 2 năm “loay hoay” tìm hướng đi khác." alt="Từ cú vấp đến hành trình thành giáo sư tại Mỹ của chàng trai xứ Nghệ"/>Từ cú vấp đến hành trình thành giáo sư tại Mỹ của chàng trai xứ Nghệ