Chàng bệnh nhân đặc biệtSáng sớm, những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng bệnh. Hà Ngọc Trường (29 tuổi), bệnh nhân “đặc biệt” của Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) thức dậy.
Búi tóc lên, đeo bao tay y tế, Trường đến bên giường các bệnh nhân thăm hỏi, xem họ cần hỗ trợ những gì. Những đêm trước, Trường dường như không thể ngủ. Nỗi đau mất mẹ hằn in trên đôi mắt của chàng thanh niên đang là niềm động viên của hơn 70 người bệnh tại đây.
Trường nhiễm Covid-19 trong một lần đi mua cà phê. Sau đó, cả nhà anh gồm người em trai sinh đôi, em dâu và bố mẹ đều dương tính với Sars-Cov-2 rồi nhập viện điều trị ở những bệnh viện khác nhau.
Ngày bệnh tình trở nặng, Trường được đưa vào khu ICU (chăm sóc tích cực) điều trị. Anh sốt triền miên rồi ho, khó thở, mất vị giác.
|
Sau khi chiến thắng Covid-19, Trường tình nguyện ở lại bệnh viện để hỗ trợ các bệnh nhân. |
Những ngày đầu, Trường mất hết sức lực, tưởng chừng đến việc đứng lên cũng khiến anh chao đảo, ngã nhào. Thế nhưng, Trường không tuyệt vọng. Anh nghĩ về gia đình, về các y bác sĩ, về việc mọi người đang cùng nhau nỗ lực chống lại bạo bệnh. Cùng với đó, Trường nhớ mẹ. Anh muốn về với gia đình và lấy đó làm sức mạnh vực dậy tinh thần.
Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Anh được chuyển lên Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Trở về từ cửa tử, Trường biết ơn các y bác sĩ và thấu hiểu sự khó khăn vất vả của họ trong việc giành giật sự sống cho bệnh nhân. Trường nói: “Họ tất bật trong sự nóng nực, bất tiện của bộ đồ bảo hộ. Suốt 3-4 tiếng đồng hồ, họ không dám uống nước, ăn cơm… để giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân. Nhìn cảnh ấy, tôi nghĩ khi khỏe lại, tôi sẽ ở lại bệnh viện hỗ trợ họ trong việc chăm sóc bệnh nhân”.
Nguyện vọng của Trường được lãnh đạo bệnh viện chấp thuận. Những ngày đầu, khi sức lực chưa thật đầy đặn, Trường đảm nhận việc thay các bình nước lọc phục vụ bệnh nhân. Khỏe hơn một chút, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường…
|
Tại đây, Trường dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường, hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống. |
Khi sức khỏe cho phép, Trường tự biến mình thành một điều dưỡng bất đắc dĩ của bệnh viện. Anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay tã, tắm gội, thay bình oxy… cho bệnh nhân. Trường chia sẻ: “Đây là khoa dành cho người lớn tuổi, bệnh nặng, có bệnh nền”.
“Nhiều người trong số họ không thể tự vệ sinh, chăm sóc bản thân nên tôi quyết định hỗ trợ. Ban đầu, tôi chỉ đút cho họ ăn. Sau đó, tôi tình nguyện thay tã cho họ. Dần dần quen việc, quen người, tôi thay drap giường, lau mình, tắm gội cho họ luôn”, anh nói thêm.
Biến đau thương thành sức mạnh
Mỗi buổi sáng, Trường đi một vòng khắp các phòng bệnh trong khoa. Anh hỏi thăm từng bệnh nhân, kiểm tra việc sinh hoạt cá nhân, bình truyền nước, bình oxy của họ để xem ai cần gì thì giúp. Trời nắng, ấm, Trường luân phiên tắm gội, lau mình cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân.
Trường nói, anh thấu hiểu cảm giác khó chịu, bức bối đến nhường nào khi lâu ngày không được tắm gội. Anh trải qua cảm giác này trong thời gian điều trị tại khu ICU. Tại đây, sau 8 ngày Trường mới được tắm gội một lần.
“Được tắm gội sau nhiều ngày liền “nín nhịn”, các cô chú, ông bà vui lắm. Ai cũng vui vẻ hợp tác và không ngại ngùng gì. Có người còn nói vui rằng, nhiều lúc người thân, con cái của họ cũng chưa chắc chăm sóc họ được như thế”, Trường chia sẻ.
|
Trường tình nguyện luân phiên tắm gội cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân. |
Mỗi lần gội đầu cho một bệnh nhân nữ lớn tuổi, Trường lại nghĩ đến mẹ. Đã hơn một tháng, Trường không được gặp bà. Mẹ Trường chuyển biến nặng và phải thở máy. Khi hay tin các thành viên khác trong gia đình đã được xuất viện, chỉ có mẹ chưa được về, anh càng lo lắng hơn.
Thế rồi điều không may xảy đến. Trường nhận tin mẹ không đủ sức vượt qua bạo bệnh. Trường kể: “Hơn 1 tháng qua, tôi không được gặp mẹ vì mẹ đang phải điều trị bệnh. Khi được thấy mặt thì mẹ tôi đang nằm trên giường bệnh, thở loại máy thở cuối cùng - loại máy dành cho các bệnh nhân nặng giành giật sự sống”.
“Rồi mẹ tôi ra đi…Khi làm tình nguyện viên ở đây, tôi vẫn hi vọng mẹ vượt qua nhưng không có phép màu nào cả. Tôi phải chấp nhận sự thật ấy dù rất đau đớn. Tôi chỉ mong mẹ thấy được công việc của tôi đang làm và yên nghỉ. Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm con của mẹ”, Trường nghẹn ngào chia sẻ.
Đau đớn nhưng Trường không để nỗi bi thương cùng sự tàn khốc của dịch bệnh quật ngã. Trường biến đau thương thành sức mạnh, quyết cùng người bệnh giật lại sự sống từ Covid-19.
Trường lấy việc chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân làm niềm vui mỗi ngày. Anh nói, tinh thần lạc quan rất quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19. Thế nên, anh luôn tìm cách động viên, củng cố tinh thần cho bệnh nhân.
|
Trường nói, anh rất vui khi có thể hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc người bệnh. |
Mỗi ngày, ngoài việc dọn vệ sinh, tắm gội, anh luôn miệng động viên bệnh nhân ăn uống, vững tâm điều trị để “nhanh được về nhà”. Trường cũng thường xuyên liên lạc với người thân bệnh nhân để họ trò chuyện với cha, mẹ, ông bà mình đang nằm trên giường bệnh qua các ứng dụng gọi video.
Đêm về, Trường gần như thức trắng bên giường bệnh của những ca chuyển nặng để họ không cảm thấy cô đơn. Anh cũng nấu cháo, nấu mì, đút nước, thay bình nước muối vô khuẩn cho những bệnh nhân khác…
Anh nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi có thể làm được gì đó cho những người đang điều trị bệnh tại đây. Có trường hợp, tôi chăm sóc họ từ lúc mới vào viện đến khi xuất viện”.
“Đó là khoảng thời gian tôi vui và hạnh phúc nhất. Những lúc như thế, tôi cảm thấy như mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, dù nhỏ nhoi trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go này”, Trường nói.
Hãy giữ vững tinh thần Hà Ngọc Trường cho biết: “Covid-19 rất nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan mà phải tuyệt đối tuân thủ công tác phòng dịch. Chúng ta cần uống nhiều nước, uống viên Vitamin C, tập thể dục hàng ngày, ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe. Khi nhiễm bệnh, phải điều trị, người bệnh không nên bi quan mà hãy lạc quan, giữ vững tinh thần chúng ta sẽ vượt qua đại dịch”. |
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Người lính bế cụ bà F0: 'Má đừng ngại, cứ ôm lấy con'
Bế cụ bà dương tính với Sars-CoV-2 không mặc đồ bảo hộ từ tầng 4 ra xe, anh lính biên phòng liên tục động viên người bệnh. Anh nhắn nhủ: “Má đừng ngại, cứ ôm lấy con”.
" alt=""/>Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid
Anh làm ăn thất bát, không có đủ tài chính để lo cho gia đình nên bị vợ coi thường, dẫn đến ly hôn. Từ đó anh lao vào tập trung cho chuyện làm ăn, sau nhiều khó khăn cũng gây dựng được cơ đồ, có 2 xưởng sửa chữa ô tô do anh làm chủ và cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng nữa.Khi đã ổn định sự nghiệp anh mới thấm cảnh cô đơn nên muốn tìm một người phụ nữ để cùng xây dựng gia đình. Anh nhắm một bà mẹ đơn thân, đã có 2 đứa con, tự chủ tốt về tài chính, nhìn vào mọi điều kiện đều rất thích hợp để lấy làm vợ. Ngặt một nỗi, cô ấy lại không đồng ý lấy anh.
Người đàn ông này tỏ ra khá bực bội, tự hỏi "đàn bà con gái lại 2 đứa con rồi, nếu không phải người từng lỡ dở như tôi thì ai sẽ rước mà cô ấy còn làm cao", "Một đời chồng, hai con rồi, mà gặp người đàn ông chăm chỉ làm nên như tôi còn chê là lý làm sao?".
Suy nghĩ của anh này khiến bạn đọc nổi giận. Nhiều người đã vào để lại bình luận, phân tích cho anh hiểu anh sai ở đâu, lý do nào không thể nhận được sự đồng ý kết hôn của người mẹ đơn thân đó.
|
|
- "Chị ấy không lấy anh là đúng rồi, lấy một người không tôn trọng mình thậm chí còn khinh thường mình thì lấy về để làm gì. Anh đọc lại lời văn anh viết xem, em thấy anh đang khinh thường chị ấy đấy", bạn đọc Kaneki nhận xét.
- "Bạn chủ quan và ngộ nhận quá, tôi thấy bạn đang xúc phạm cô ấy đấy, hôn nhân phải bắt đầu từ tình yêu, nếu bạn muốn cô ấy chấp nhận bạn thì phải thể hiện thành ý và kiên trì đến lúc nào con tim người ta rung động. Cô ấy đã một lần đổ vỡ, cũng như bạn bây giờ cô ấy như "chim sợ cành cong". Những điều kiện bạn đưa ra đúng là cô ấy không cần, tôi thấy cô ấy là người tự trọng, tự chủ về kinh tế và đang có hai con trai như thế là quá đủ, phụ nữ họ không dễ gì đánh đổi. Khuyên bạn: Nếu thấy cô ấy đáng yêu và đáng tin thì hãy kiên nhẫn và chân tình, có thể rất lâu đấy!", bạn đọc Họ Hà.
- "Trong tư tưởng của mình đã không coi trọng cô ấy thì việc gì cô ấy phải coi trọng mình. Đừng tưởng với từng ấy của cải mà cô ấy đã xiêu lòng, về với mình lại bị coi thường thà cô ấy sống một mình nuôi con còn sướng gấp vạn lần lấy một ông chồng như tác giả. Làm đàn ông tốt muốn lấy người ta làm vợ điều đầu tiên phải trân trọng và có tình cảm chứ như vậy thì sống cô đơn cả đời cho dù ngồi trên đống tiền", bạn đọc Phạm Quang Việt bình luận.
Đại diện cho các mẹ đơn thân, bạn đọc Nguyễn Huyền cũng đưa ra ý kiến:
"Nghe anh nói thì tôi hiểu, có vẻ như trong đầu anh đang nghĩ tất cả phụ nữ cứ giơ tiền ra thì họ sẽ theo anh, nhưng chính anh cũng thấy đối với trường hợp của cô mẹ đơn thân này anh đã sai. Bản thân tôi là mẹ đơn thân và cũng làm chủ một doanh nghiệp, không phụ thuộc vào ai, tôi hiểu tâm lý bạn ấy. Nếu tôi là bạn ấy thì tôi cũng đuổi anh như vậy. Anh nên hiểu chúng tôi, đàn ông các anh có được sự nghiệp đã khó, phụ nữ đơn thân chúng tôi có được càng khó hơn, và khi chúng tôi có được như vậy chúng tôi là người mạnh mẽ, không muốn sống dựa dẫm. Lần đầu gặp anh mang tiền ra khoe ai chẳng khó chịu, vì về bản chất cô ấy không có nhu cầu cần tiền của anh, cô ấy cần một người chồng tốt với mình, một người cha tốt với con mình.
Nếu anh nghĩ tất cả phụ nữ trên đời này đều lấy chồng vì tiền, hết tiền thì bỏ giống vợ cũ của anh thì chắc anh không hợp với cô này. Tốt nhất anh tìm đối tượng phù hợp với anh, và tất nhiên anh cũng không bao giờ có được hạnh phúc...".
Đa số đều đồng ý rằng tác giả bài tâm sự chọn lấy mẹ đơn thân nhưng lại chưa hiểu về phụ nữ đơn thân, thậm chí là coi thường phụ nữ. Trong xã hội hiện nay, việc làm bố, làm mẹ đơn thân đã trở nên quá bình thường. Hôn nhân cũng là một trong những lựa chọn của đời người, chọn sai thì chọn lại, làm sai thì làm lại, chẳng ai còn giữ cái nhìn khắt khe với phụ nữ đã qua một lần đò, hay cổ hủ dán mác họ là những người đàn bà đáng thương không còn cửa có được hạnh phúc mới như tác giả bài tâm sự.
Phụ nữ làm mẹ đơn thân, bản thân họ đã được tôi luyện để trở thành người mạnh mẽ hơn những phụ nữ khác rất nhiều, lại thêm là người có thể tự chủ về tài chính, tự lo được cho mình và các con, thì tiêu chuẩn chọn chồng của họ, nếu có, nhất định không phải một ông chồng để mà dựa dẫm về tài chính. Cái họ cần là người đàn ông biết trân trọng vợ, sống tình cảm, chân thành, thực lòng yêu thương họ và yêu cả các con của họ như con của chính mình.
Nghe thì đơn giản vậy nhưng để làm được không hề dễ. Một người đàn ông từng tổn thương vì bị coi khinh không có tiền, lại đi vào vết xe cũ, mang tiền ra làm giá với người anh ta muốn cưới làm vợ, coi phụ nữ đã qua một đời chồng, có hai con là "thứ không ai thèm rước" thì sẽ không bao giờ làm được đâu. Muốn có hạnh phúc mới, anh ta trước hết phải thay đổi được từ cách nghĩ của chính mình về hôn nhân hạnh phúc.
Theo Dân Trí
Vợ xin thêm tiền chi tiêu, chồng định mắng thì nghẹn ngào khi nhìn xuống chân cô
Nhìn chân vợ như thế, Hùng nghẹn lời không thể thốt ra được câu nào thêm.
" alt=""/>Tưởng mình cao thượng mới chịu lấy mẹ đơn thân, tẽn tò khi bị từ chối thẳng