GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại lễ khai giảng năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh Hùng |
Chính thức khởi đầu một thời kỳ mới trong cuộc đời của mỗi tân sinh viên, GS Minh nhắn nhủ quá khứ là hành trang, thôi thúc để vươn lên nhưng chớ sống chỉ bằng quá khứ, mà hãy nghĩ về tương lai và hành động để có tương lai tốt đẹp.
“Hãy biết nghĩ đến miếng cơm manh áo, nhưng thanh niên, sinh viên mà suốt ngày lầm lũi để hết tâm trí dồn vào cái ăn, cái mặc cho riêng mình thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược.
Hãy vượt thoát lên hoàn cảnh để làm những điều cao cả, xây những chí lớn cho đời. Công cha, nghĩa mẹ là nặng sâu, nhưng hãy nghĩ điều thiêng liêng hơn, đó là đất nước.
Giấc mơ xa không phải đi tìm mỏ vàng đào lên để bán, không phải chiêm bao để lười biếng trị vì. Giấc mơ xa phải từ đất, từ người, từ những nặng lòng với nỗi đau nghèo khó và đất nước của mình sao vẫn lắm khó khăn.
Đừng kỳ vọng vào sự may rủi để mang về hạnh phúc. Một thời rộ lên đi đào đá quý, một thời rộ lên vào núi tìm vàng, và xa hơn là một thời mong đổi đời vào rừng thiêng tìm trầm về bán… Những thứ quý giá đó liệu có mãi còn cho thế hệ tương lai?”, GS Minh chia sẻ.
Ông Minh chia sẻ bản thân cảm thấy xót xa, nặng trĩu lòng khi trong chuyến đi công tác các tỉnh miền núi mùa hè vừa qua, ông tiếp xúc với nhiều học sinh nhưng mong ước chỉ là tốt nghiệp phổ thông để tìm việc làm ở các khu công nghiệp, hay học thêm một thứ tiếng để đi bán hàng bên kia biên giới.
“Đến bao giờ, giấc mơ của những đứa trẻ vùng biên không phải dừng lại ở khu công nghiệp, ở chỗ bán hàng mà khát vọng đổi đời phải từ đất, từ rừng.
Cuộc đời ta cũng lớn lên từ đất, sao không gieo được vào lòng người giấc mơ biến đất cằn thành màu mỡ, biến đồi núi hoang vu thành những nương vườn trái chín sum suê”.
Ông Minh cho hay, các sinh viên cần trăn trở để hun đúc ý chí, chứ không phải trăn trở để buông xuôi. Không hiểu sâu xa, không có tình yêu thương sâu nặng với con người, quê hương, đất nước thì những ước mơ chỉ là huyễn hoặc mà thôi và làm sao có những khát vọng để thay đổi cuộc đời.
“Đến tuổi này, các em đừng mơ những giấc mơ đơn độc. Thành công của những ước mơ riêng tư cùng lắm thì thay đổi một phận đời, nhưng đất nước này cần biết bao những ước mơ cao cả để mai ngày hiện thân một dân tộc tự cường…Hãy mở toang cái đầu ra để đón những luồng suy nghĩ mới của thời đại. Sự vụn vặt, tiểu tiết trong tư duy cần loại bỏ ngay. Các em là công dân của thời đại hiện đại. Điều đau đáu là chúng ta vẫn để đất nước còn nghèo. Có khi nào trong khoảng nghĩ suy của các em vọng lên những điều trăn trở để dốc lòng cho một tương lai?”.
Nữ sinh sư phạm rạng rỡ ngày khai trường. |
GS Minh cho rằng, cần thấm thía sức mạnh ngày nay phải là sức mạnh trí tuệ và hiện thực hóa điều đó bằng một nền giáo dục tiến bộ được vận hành bằng những chủ nhân có đủ tài năng. Và chính các tân sinh là những chủ nhân đó.
“Có lẽ đâu đó còn có cách nhìn về nhà giáo một cách chưa đúng mực, chúng ta hãy bằng hành động và việc làm để thay đổi cách nhìn. Hãy nỗ lực để trở thành một người thầy đúng nghĩa. Đừng đòi hỏi sự thừa nhận khi chính chúng ta làm chưa tốt thiên chức của mình. Vì vậy, bền bỉ rèn luyện, nỗ lực học tập, trau dồi nghề nghiệp là tiền đề cho thành công tương lai”.
Ông Minh cũng bày tỏ không muốn các học trò quan niệm mình là “người lái đò trên bến vắng”, mà hãy là người của thời đại, người dẫn dắt trí tuệ và tâm hồn.
Tại buổi lễ, GS Minh cũng đại diện nhà trường trao tặng bằng khen cho các tân sinh viên là học sinh giỏi quốc tế, quốc gia và thủ khoa đầu vào năm 2019.
Thanh Hùng
- Sau khi trượt Trường ĐH Đồng Nai do trường xác định điểm chuẩn cao, Nguyễn Minh Quân cho hay đã được Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận vào học.
" alt=""/>“Sinh viên mà suốt ngày để hết tâm trí vào cái ăn, cái mặc thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược”Con đáp ứng thuốc
Bé Huỳnh Thanh Tùng (5 tuổi ở trọ tại 363/10/9 KP 4 đường Ấp Mới, P Bình TRị Đông A, quận Bình Tân) bị bệnh bướu nguyên bào thần kinh đang rất cần tiền chữa bệnh.
Bé Huỳnh Thanh Tùng đang điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM. |
Hơn một năm qua, gia đình anh Huỳnh Văn Chánh và chị Nguyên Thị Huỳnh Như đã phải chạy đôn, chạy đáo vay mượn ngược xuôi để chữa bệnh cho con. Thậm chí, hai vợ chồng phải bỏ quê Trà Vinh lên TP.HCM thuê nhà làm mướn chữa bệnh cho con.
Cách đây 1 năm, gia đình phát hiện bé Tùng bị sốt liên tục, đau ngực uống thuốc hoài không hết. Sau ít ngày tự điều trị ở nhà, bé không những không bớt mà càng yếu đi, thậm chí không thể tự đi được.
Quá lo lắng, anh Chánh, chị Như đưa con đến bệnh viện điều trị 3 ngày. Tại đây kết luận bé bị bệnh u nguyên bào thần kinh của các bác sĩ khiến gia đình chết lặng. Để có thể tiếp tục theo dõi, bé được chuyển qua BV Ung Bướu TP.HCM.
Sau hơn một năm cùng con sống ở bệnh viện, gia đình anh Chánh và chị Như đã lâm vào cảnh khó khăn kiệt quệ. Bé Tùng hiện đang đáp ứng với thuốc điều trị nhưng ngặt nỗi gia đình chị Như gần như không còn khả năng đáp ứng tiền chữa bệnh
Cha mẹ nghèo khóc ròng nhìn con bệnh
Dù hai vợ chồng anh Chánh và chị Như mới chỉ có một đứa con duy nhất nhưng do công việc thu nhập thấp, chữa bệnh cho con lâu dài nên họ gặp khó khăn.
Lúc trước, khi bé Tùng còn khỏe mạnh, hai vợ chồng làm ở quê cuộc sống cũng chỉ đủ ăn nhưng không vắng tiếng cười. Từ ngày con bệnh, cả hai vợ chồng không thể đi làm thường xuyên, buộc phải thay phiên nhau nghỉ làm chăm sóc con cái. Kinh tế trong nhà cũng vì thế mà trở nên khánh kiệt.
Để kiếm thêm tiền cho con chữa bệnh, vợ chồng anh Chánh rời quê hương lên TP. Hồ Chí Minh làm ăn, cũng tiện cho mỗi lần bé được “nghỉ phép” về nhà. Anh Chánh đi phụ hồ, chị Như chăm con ở bệnh viện. Vào những lúc con ở nhà, chị cũng gắng kiếm việc gì đó để làm thêm.
Cuộc sống xa nhà, cộng thêm tính cách thật thà chân chất của người lao động, anh Chánh, chị Như gặp vô vàn khó khăn. Tiền nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt phí cứ chồng chất, đồng lương còm cõi của anh Chánh không đủ để chữa bệnh cho con.
“Vợ chồng chúng tôi chuyển lên ở trọ là tiện cho cháu đi về đỡ mất tiền xe. Nhưng mà lên đây cũng áp lực đủ thứ, một mình chồng phải lo đủ thứ tiền. Lúc con được về em cũng tranh thủ làm thêm nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Giờ thật sự chúng em bế tắc, người nhà hai bên cũng khó khăn, chỉ giúp được chút đỉnh thời gian đầu. Lúc nào cũng hỏi hết chỗ nọ đến chỗ kia vay tiền mà cũng không được”, chị Như tấm tức khóc.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Huỳnh Văn Chánh (363/10/9 khu phố 4, đường Ấp Mới, P Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP HCM) ĐT: 0163 45 41 438 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ Mã số 2016.210 (bé Huỳnh Thanh Tùng ở TP HCM) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 102010002381523 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
Saka kiến tạo cho Lingard mở tỷ số với cú dứt điểm chân trái trong vòng cấm |
|
Sang hiệp hai, Harry Kane vào sân và nhân đôi cách biệt trên chấm 11m |
|
Lingard chói sáng với bàn thắng thứ ba đẹp mắt từ ngoài vòng cấm |
|
Buyako Saka là người ghi bàn chốt hạ cho tuyển Anh |
Tuyển Anh thắng giòn giã 4-0 |
Kết quả loạt trận đêm qua, rạng sáng nay |
* Đăng Khôi
Cầu thủ xuất sắc nhất UEFA Jorginho đá hỏng quả 11m khiến Italy bị Thụy Sĩ cầm hòa không bàn thắng, ở lượt trận thứ 5 bảng C Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu.
" alt=""/>Kết quả Anh 4