Nằm ở số 50 phố Hàng Vải, đoạn giao với Phùng Hưng, quán phở bò 30 năm tuổi thu hút sự chú ý của nhiều người bởi sự đông đúc, tấp nập khách vào ra. Với lượng bán từ 1.000 đến 1.600 bát mỗi ngày, phở Khôi gây thương nhớ cho du khách bởi hương vị nước dùng ngọt thanh mà vẫn đậm đà, và với từng miếng thịt tươi ngon, chất lượng.
Nhắc đến phở Khôi, thực khách thường sẽ nghĩ ngay đến phở lõi và gầu giòn. Đây cũng là những loại làm nên thương hiệu của quán. Ở đây, thịt lõi được thái mỏng, trần thật nhanh qua nước dùng, vừa giữ được độ giòn mà vẫn mềm ngọt, đậm vị bò. Còn món gầu lại có màu vàng đẹp mắt, ăn giòn sần sật, chắc thịt nhưng không hề dai. Tất cả đều nhờ bí quyết riêng rất cầu kỳ của quán.
" alt=""/>Quán phở Hà Nội 30 năm ngày nào cũng đông kín, khách ăn hoài không chánThời điểm căn nhà của ông T. được cấp GPXD thì TP.Thủ Đức chưa được thành lập, đến nay vẫn đang xây dựng dở dang. Ông T. lo lắng liệu sau khi thành lập TP.Thủ Đức thì GPXD nhà ở của ông có còn hiệu lực và có bắt buộc phải xin điều chỉnh hay không?
Công trình, nhà ở tại các đơn vị hành chính mới thành lập nếu có nhu cầu sẽ được điều chỉnh GPXD. |
Về vấn đề này, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có hướng dẫn liên quan đến việc điều chỉnh, chỉnh lý biến động trên GPXD công trình, nhà ở của tổ chức, cá nhân tại các đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc các quận vừa được sắp xếp và TP.Thủ Đức mới thành lập.
Các đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc các quận tại TP.HCM được sắp xếp lại gồm: Q.3 (thành lập P.Võ Thị Sáu trên cơ sở nhập toàn bộ P.6, P.7 và P.8); Q.4 (nhập toàn bộ P.5 vào P.2, nhập toàn bộ P.12 vào P.13);
Q.5 (nhập toàn bộ P.15 vào P.12); Q.10 (nhập toàn bộ P.3 vào P.2); Q.Phú Nhuận (nhập toàn bộ P.12 vào P.11, nhập toàn bộ P.14 vào P.13). Ngoài ra, TP.Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức, với 34 phường.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã/phường tại các quận và thành lập TP.Thủ Đức, các cơ quan cấp GPXD thực hiện việc điều chỉnh, chỉnh lý biến động trên GPXD công trình và nhà ở theo 2 trường hợp.
Với hồ sơ chưa cấp GPXD, khi cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD ghi tên địa chỉ xây dựng công trình và địa chỉ tổ chức, cá nhân theo đơn vị hành chính mới.
Còn với GPXD đã được cấp, nếu chủ công trình có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền ban hành phụ lục điều chỉnh, chỉnh lý biến động GPXD với nội dung xác nhận địa chỉ xây dựng công trình và địa chỉ chủ công trình theo đơn vị hành chính mới. Thời hạn cấp GPXD điều chỉnh không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận yêu cầu.
Nếu chủ công trình không có nhu cầu điều chỉnh GPXD, cấp thẩm quyền có chức năng giải quyết các thủ tục hành chính tiếp theo có trách nhiệm cập nhật đơn vị hành chính mới và không được yêu cầu chủ công trình phải điều chỉnh GPXD.
Sau khi phản ánh một căn nhà tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM vi phạm xây dựng, một nữ cán bộ Nhà nước đã bị tạt chất bẩn trong đêm. Sở Xây dựng TP.HCM chính thức thông tin về vụ việc.
" alt=""/>Nhà đang xây ở TP.Thủ Đức có phải điều chỉnh giấy phép xây dựng?Ngày 23/9/2021 tại Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Viettel công bố chính thức khai trương mạng 5G, trở thành nhà mạng đầu tiên triển khai công nghệ này tại đây.
Như vậy, với sứ mạng tiên phong kiến tạo xã hội số, Viettel đã và đang quyết tâm xây dựng mạng lưới 5G một cách nhanh nhất, chất lượng nhất, đáp ứng hạ tầng viễn thông tốt nhất để đẩy nhanh công cuộc số hóa và mục tiêu hình thành xã hội số ở Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Hoàng Văn Khiêm, Giám đốc Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, cách đây gần 6 năm, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh đầu tiên trên cả nước khai trương thử nghiệm dịch vụ 4G của Viettel và ngày hôm nay Viettel là nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ 5G trên địa bàn đưa Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời là tỉnh/thành phố thứ 8 trên cả nước có sóng 5G.
Đây là bước đi quan trọng của Viettel trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kiến tạo môi trường sống, kinh doanh số tại đây. Cũng tại sự kiện, ông Trần Văn Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định, một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình hành động chuyển đổi số của tỉnh đặt ra đến năm 2025 là phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh, Internet, hướng đến tỷ lệ điện thoại thông minh/100 dân đạt 100%. Sự kiện khai trương mạng 5G tại Bà Rịa - Vũng Tàu đánh dấu mốc quan trọng và góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Ông Trần Văn Tuấn nhấn mạnh, việc phát triển, phủ sóng mạng 5G Viettel không những tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án chính quyền số, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tạo điều kiện thuận lợi để phổ cập sử dụng Internet chất lượng cao, giá rẻ, qua đó góp phần đẩy nhanh phát triển xã hội số.
Trước đó, 3 tập đoàn Viettel, Ericsson và Qualcomm thực hiện đo kiểm tại Viettel Innovation Lab. Theo đó, nhà mạng đã thử nghiệm và thiết lập thành công tốc độ truyền dữ liệu 5G đạt hơn 4,7Gb/giây. Tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có, giúp nhà mạng trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất Châu Á.
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho rằng, Việt Nam nằm trong top các quốc gia đi đầu về triển khai sớm 5G. Đây là hạ tầng số quan trọng giúp Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, Việt Nam cần cả mạng 4G và 5G. Một mặt, Việt Nam vẫn cần tập trung mở rộng 4G vì mạng 4G có tương lai sáng chứ không bị mất đi, thậm chí nó sẽ tồn tại trong vòng 10-15 năm nữa. Trong đại dịch Covid -19, chúng ta thấy rằng 4G đã phát huy hiệu quả trong làm việc từ xa, học tập từ xa, giáo dục từ xa và có nhiều người tiếp tục sử dụng 4G nhiều năm nữa. Tuy nhiên, 5G sẽ bổ sung thêm cho 4G ở phương diện trải nghiệm mạng phong phú hơn, nhiều dịch vụ di động băng rộng hơn, chất lượng mạng tốt hơn thông qua độ trễ thấp hơn.
“Dịch vụ 5G không chỉ là kết nối giữa người với người mà nó còn là giữa các thiết bị IoT. Như vậy, 5G sẽ đẩy mật độ kết nối thuê bao tăng lên rất nhiều lần so với mạng 4G khi nó được triển khai cho các đô thị thông minh, nhà máy thông minh… Hơn nữa, 5G không chỉ hỗ trợ người dùng cá nhân mà còn dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực để triển khai công nghiệp 4.0. Khi có nhiều doanh nghiệp sử dụng 5G sẽ tạo ra được nhiều việc làm và tăng cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam”, ông Denis Brunetti nói.
Hiện Viettel đã khai trương mạng 5G tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Thừa Thiên - Huế và đặt mục tiêu sớm mở rộng phạm vi mạng 5G ra 15 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thái Khang
Tốc độ truyền dữ liệu 5G trong một thử nghiệm vừa thực hiện tại Việt Nam đạt tốc độ 4,7Gb/giây, cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp 2 lần tốc độ 5G hiện có.
" alt=""/>Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu