Anh Phi (Quận 1, TP.HCM) thường đi tập thể dục buổi sáng và chỉ mang mỗi chiếc smartphone, không mang tiền. Khi cần mua nước hay ăn sáng thì có thể ghé các cửa hàng tiện lợi để mua hàng. Hầu như tất cả cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven, Circle K, Family Mart, MiniStop, B’s Mart,... đều có thanh toán bằng QR Code.
“Mua một chai nước hay một quả chuối vào buổi sáng bằng ứng dụng sẽ đỡ phiền toái nhân viên phải thối tiền, mình mua cũng không ngại, và cũng không cần phải mang tiền mặt”, anh Phi nói.
Tại cửa hàng Lotteria bên trong một trung tâm mua sắm ở Tân Phú (TP.HCM), một nhân viên tại đây cho biết xu hướng khách hàng quét mã QR để thanh toán ngày một nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ. Người này cũng cho biết các ví thường có chương trình khuyến mãi khi thanh toán bằng QR Code.
Thanh toán bằng QR Code khởi đầu từ các quán cà phê, cửa hàng tiện lợi. Đến nay, hình thức này bắt đầu vào các siêu thị, nhà hàng, quán ăn nhanh, quán ăn truyền thống, và ngay cả trên các trang thương mại điện tử. Đa dạng dịch vụ như vậy giúp thúc đẩy người dùng sử dụng phương thức thanh toán tiện ích này.
Hiện nay, để thanh toán QR Code, người dùng có thể sử dụng ví điện tử hay ứng dụng ngân hàng để quét mã. Tất cả các ví điện tử và hơn 18 ứng dụng ngân hàng hiện nay đều có chức năng thanh toán QR Code. Thậm chí các ứng dụng đa dịch vụ như Shopee (liên kết với ví AirPay), Grab (liên kết Moca) cũng có thể dùng để quét thanh toán.
Khi thanh toán QR Code, người dùng không cần tiết lộ thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng, đồng thời không phải tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thu ngân như khi dùng thẻ thanh toán hay tiền mặt. Việc này hạn chế một phần việc lộ thông tin hay hạn chế lây lan dịch bệnh trong giai đoạn hiện tại.
Khảo sát của Visa hồi tháng 5 tại Việt Nam cho thấy 84% người dùng cảm thấy thông tin cá nhân của họ được bảo đảm an toàn khi thanh toán qua điện thoại di động.
Lượt thanh toán không tiếp xúc trên điện thoại di động, mã QR, và thương mại điện tử năm 2019 đều tăng so với năm 2018 đã chứng minh mức độ tín nhiệm cao từ phía người tiêu dùng. Cụ thể, 82% người dùng sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động ít nhất một lần một tuần.
Mặc dù tăng trưởng tốt, tỷ lệ thanh toán tại quầy vẫn xếp sau các thanh toán phổ biến hơn như nạp tiền điện thoại/mua thẻ cào, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền - theo nghiên cứu của Cimigo công bố hồi tháng 3/2020.
Trong Sách trắng của IDC, do NTT Data (Nhật Bản) tài trợ, phát hành hồi tháng 4/2020 cho thấy thanh toán qua di động vượt lên hơn phương thức dùng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tại khu vực châu Á. Cụ thể, năm 2019 dân châu Á chi khoảng 25 nghìn tỷ USD qua thẻ, nhưng chi tới 51 nghìn tỷ cho thanh toán di động - đứng đầu các phương thức thanh toán số.
Sách trắng này đánh giá Việt Nam có tỷ lệ lắp đặt các thiết bị POS trong các cửa hàng truyền thống còn thấp, do đó làm giảm tỷ lệ thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên IDC đánh giá Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng thanh toán kỹ thuật số mạnh mẽ khi thói quen mua hàng thương mại điện tử tăng lên và nhiều thiết bị POS quẹt thẻ được triển khai.
Do hạn chế về máy POS, thanh toán bằng QR Code đang trở thành xu hướng mới tiết kiệm hơn. Chủ điểm bán chỉ việc mở một tài khoản ngân hàng liên kết ví, sau đó trưng bày QR Code ngay tại quầy để khách quét mã, không cần trang bị máy POS. QR Code đặc biệt thích hợp tại các điểm bán quy mô nhỏ và vừa.
Sách trắng của IDC đánh giá Trung Quốc dẫn đầu khu vực và trên toàn cầu về thanh toán di động trong cuộc đua hướng tới một xã hội không tiền mặt. Trong đó, thanh toán QR Code tại quốc gia này cực kỳ phổ biến. Chẳng hạn WeChat có tỷ lệ chấp nhận lên đến 93% ở các thành phố lớn. Do đó người dân có thể quét QR Code để thanh toán ở gần như tất cả cửa hàng lớn nhỏ, siêu thị hay chợ trên đường phố. Thậm chí người xin ăn cũng có QR Code để khách qua đường bố thí.
Hải Đăng
Số liệu cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh ở nữ giới, đồng thời người lớn tuổi cũng tăng cường thanh toán kỹ thuật số.
" alt=""/>Nở rộ các dịch vụ thanh toán QR Code tại quầyThừa nước đục thả câu
Thị trường địa ốc tại TP.HCM những tháng cuối năm 2016 nhộn nhịp hẳn lên khi hàng loạt chủ đầu tư bước vào cuộc đua giới thiệu dự án mới, từ phân khúc nhà ở giá rẻ đến căn hộ cao cấp. Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã công bố danh sách 60 dự án được phép bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai trên điạ bàn tính đến cuối tháng 11/2016. Đây có thể coi là một kênh để người mua nhà biết được đâu là những dự án có pháp lý rõ ràng.
Ngoài 60 dự án được phép mở bán mà Sở Xây dựng công bố chi tiết, vẫn còn hàng loạt cái tên chưa hội đủ điều kiện vẫn ào ạt giới thiệu ra thi trường, với chiêu lách luật quen thuộc của chủ đầu tư là “chỉ nhận đặt cọc giữ chỗ chứ chưa mua bán”.
Dự án Opal Riverside của Đất Xanh chưa đủ điều kiện mở bán nhưng hiện đã huy động vốn của khách hàng bằng hình thức đặt cọc giữ chỗ. |
Như hai dự án “đắt như tôm tươi” của Tập đoàn Đất Xanh là Opal Riverside và Opal Garden ở Q.Thủ Đức. Dù không có trong danh sách 60 dự án Sở Xây dựng công bố nhưng cách đây vài tháng Đất Xanh đã nhận tiền đặt cọc giữ chỗ của khách hàng. Một môi giới cho biết, hiện giá mua lại căn hộ tại hai dự án này đã đội lên hàng chục triệu đồng, thậm chí có căn chênh lệch cả trăm triệu đồng.
Nhân viên phụ trách truyền thông của Đất Xanh cho biết, Sở Xây dựng TP.HCM vừa kết thúc đợt thanh tra, đồng thời khẳng định công ty vẫn chưa có hoạt động mua bán nào ở hai dự án này. Theo tìm hiểu của PV Infonet, hiện hai dự án Opal Riverside và Opal Garden vẫn đang trong quá trình thi công phần móng.
Cũng chưa đủ điều kiện bán, song thông tin hơn 200 căn hộ của dự án khu phức hợp căn hộ Prosper Plaza ở Q.12 được Công ty CP đầu tư và dịch vụ Đất Xanh Miền Nam được "giữ chỗ" trong đợt công bố ngày 4/12 thật sự đang tạo ra cơn sốt. Đại diện Đất Xanh Miền Nam cho biết hiện dự án này đang chuẩn bị thi công và công ty chỉ nhận tiền đặt cọc giữ chỗ của mỗi khách hàng là 20 triệu đồng.
Rủi ro cho người mua nhà
Chuyện chủ đầu tư “lách luật” bằng phương thức chỉ nhận tiền đặt cọc giữ chỗ chứ chưa chính thức mua bán đã tồn tại từ lâu và thực tế cho thấy điều này khiến người mua chịu rủi ro, bởi khi trót xuống tiền thì “cuộc chơi” đã vào tay chủ đầu tư.
Trường hợp nhiều khách hàng bị công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (Nam Rạch Chiếc) “giam” tiền đặt cọc giữ chỗ để mua căn hộ dự án Palm City ở Q.2 cách đây chưa lâu là ví dụ.
Khách hàng N.V.C (ngụ Q.Bình Thạnh) phản ánh ông đóng 50 triệu đồng cho công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (Nam Rạch Chiếc) để giữ chỗ mua căn hộ ở dự án Palm City và được nhân viên môi giới hứa tới tháng 10/2016 sẽ được chọn căn hộ. Điều kiện nếu khách hàng không mua sẽ được hoàn trả tiền đặt cọc giữ chỗ trong vòng 7 - 10 ngày.
Đến lúc đi bốc thăm chọn căn hộ, ông C. được báo căn hộ diện tích nhỏ như dự tính ban đầu ông đặt mua đã “cháy hàng”, chỉ còn những căn diện tích lớn. Thấy không phù hợp với nhu cầu, ông C. đòi lại tiền cọc thì Nam Rạch Chiếc thoái thác lại cho công ty nước ngoài.
Sự mập mờ về tính pháp lý ở dự án Palm City khiến khách hàng không biết đơn vị nào mới thật sự là chủ đầu tư dự án. Theo thông tin quảng bá, chủ đầu tư dự án Palm City là công ty Keppel Land (Singapore) và liên minh Tiến Phước – Trần Thái. Tuy nhiên khi nhận đặt cọc giữ chỗ của khách hàng thì Nam Rạch Chiếc lại sắm vai là chủ đầu tư (!?).
Theo chuyên gia BĐS Nguyễn Hữu Vinh, thị trường hiện nay có không ít chủ đầu tư “bán lúa non”, tức dự án chưa đủ điều kiện như chưa có ngân hàng bảo lãnh, chưa đóng tiền sử dụng đất hay giấy phép xây dựng nhưng vẫn mở bán, thu tiền trước của khách hàng. Họ “lách” bằng cách không chính thức mở bán mà thông qua những buổi công bố, ra mắt dự án để thu tiền đặt cọc giữ chỗ của khách hàng.
Ông Nguyễn Hữu Vinh phân tích, rủi ro cho người mua ở đây đến từ yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Như chuyện chủ đầu tư cố tình tạo “sốt ảo” để nâng giá bán hay do chi phí đầu tư tăng, biến động thị trường nên chủ đầu tư tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đẩy phần thiệt về phía người mua.
..." alt=""/>Nở rộ bán nhà kiểu 'đặt cọc giữ chỗ', rủi ro khó lường
Không gian luôn mang dáng vóc của tâm hồn chủ nhân. Chủ nhân của ngôi nhà này là một người có tâm hồn lãng mạn, yêu vẻ đẹp bình yên, thanh cảnh của đồng quê, tự tại và dịu dàng của bóng núi chập chờn, của cánh đồng man mác... Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngôi nhà cấp 4 được xây dựng khá đơn giản về kiến trúc nhưng lại mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi cho mọi người khi sống trong nhà. Không gian tiếp khách Nơi tiếp khách của gia đình được bố trí đơn giản với bảng màu trung tính. Tất cả được sử dụng màu của thảm trải sàn làm màu nhấn, cũng là màu "tăng nhiệt" cho không gian nhỏ. Với hệ thống cửa trượt kính, không gian phòng khách như rộng và thoáng hơn. Màu ghi xám được chọn để đặt sofa, mang lại nét đẹp tự nhiên nhất cho căn phòng. Thêm vào đó, thảm trải sàn và bàn trà bằng gốc cây giúp cho căn phòng nhỏ thêm ấm cúng, sum vầy. Dù ngồi ở bất kỳ góc nào, mọi người cũng có thể ngắm nhìn thiên nhiên xung quanh. Một màu xanh cây cỏ, rực rỡ của hoa lá in trên cửa kính đủ để căn phòng nhỏ được hài hòa và cân bằng với thiên nhiên. Phong cảnh bên ngoài ngôi nhà luôn là yếu tố tuyệt vời tạo cho không gian nét đẹp đầy tinh tế và lãng mạn. Những góc nhỏ xinh bên trong nhà cũng luôn đong đầy ánh nắng vàng, gió mơn man thổi và hương hoa đồng nội. Những gam màu của đồng quê, dịu dàng đầy ấn tượng như kem, ghi, màu gỗ hay màu vàng của rơm được kết hợp một cách hài hòa, giúp cho mọi góc nhỏ đều toát lên vẻ đẹp bình yên và lãng mạn. Không gian nấu nướng Căn phòng bếp được bố trí phía trong, thích hợp để bố trí các khu vực chức năng cần thiết như nơi nấu nướng, nơi cất trữ đồ, nơi rửa đồ và chuẩn bị đồ ăn. Góc bếp nhiều ánh sáng và được ngăn cách với các khu vực khác bằng cửa kính để giảm mùi và tiếng ồn khi nấu nướng. Nơi ăn uống Góc nhỏ ăn uống được bố trí ngay cạnh phòng khách, nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. Bàn ăn được đặt gọn vào một góc nhỏ, đủ để tạo nên một không gian đầy thơ mộng và ấn tượng, giúp cho mọi người cảm nhận được nét bình yên của không gian trong nhà và không khí trong lành, xanh mát bên ngoài. Không gian nghỉ ngơi Để mang đến không khí bình yên, tĩnh lặng và đặc biệt riêng tư, phòng ngủ được bố trí trên tầng áp mái. Không gian nghỉ ngơi chiếm diện tích vừa phải và được trang trí với gam màu trung tính, giúp cho căn phòng như đẹp hơn và bình yên hơn. Chút nhấn nhá dịu dàng từ rèm cửa trắng bên khung cửa kính và điểm nhấn từ giường ngủ, mang lại cho căn phòng vẻ đẹp đầy ấn tượng. TheoEm Đẹp " alt=""/>Nhà cấp 4 đẹp ngất ngây nhờ trang trí theo phong cách đồng quê
|