Những bài thuốc chữa táo bón cho người già hiệu quả nhất
- Táo bón là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, vì các cơ quan trong cơ thể của họ cũng bị già hóa theo thời gian. Chính vì vậy nếu dùng thuốc tây chữa trị táo bón cho người già thì sẽ không mang lại hiệu quả tuyệt đối bằng các sản phẩm tự nhiên.
Mẹo hay chữa táo bón chỉ 3 ngày, bệnh trĩ chỉ 6 ngày là khỏi
Chất xơ tự nhiên “thổi bay” chứng táo bón ở trẻ
Các bài thuốc chữa trị bệnh táo bón hiệu quả
Người ta vẫn thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy trước khi bị bệnh,có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước,hoặc xoa bụng hay dùng bài thuốc sau:
Bài thuốc thứ nhất: Mật ong 25ml, vừng đen 20g. Vừng đen co vào giã dập cùng mật ong, thêm 150ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. sau khi chín chia hai lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền bảy ngày.
Bài thuốc thứ hai: Đậu xanh 40g, đường đỏ 30g. Đậu xanh để cả vỏ giã và dập cùng với đường đỏ, cho vào nồi thêm 350ml nước đun sôi kỹ. Khi nhừ chia hai lần ăn trong ngày và ăn liền bảy ngày.
Bài thuốc thứ ba: Hoa kim ngân 30g, mật ong 20ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ rồi chắt lấy 150ml, cho mật ong vào quấy đều chia ba lần uống trong ngày, cần uống liền từ 7-10 ngày, để nhằm đảm bảo hiệu quả trị bệnh táo bón được tốt nhất.
Bài thuốc thứ tư: Cà rốt 50g, mật ong 25ml. Cà rốt rửa sạch, cho xay nhỏ, thêm vào mật ong và 150ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia hai lần, ăn lúc đói, ăn liền bảy ngày.
Bài thuốc thứ năm: Đậu đen 50g, mật ong 25ml. Đậu đen ninh nhừ, thêm mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.
Bài thuốc thứ sáu: Hà thủ ô 150g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, và giã nhỏ. Khi cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia thành hai lần, uống với nước sôi để nguội.
Bài thuốc thứ bảy: Khoai lang 50g, mía đỏ 60g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch sau đó xay nhỏ; mía ép lấy nước. Cho hai thứ này trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia hai lần ăn trong ngày và ăn liên tục từ 5-7 ngày.
Trên đây là bảy bài thuốc dân gian điều trị bệnh táo bón rất hiệu quả và an toàn. Các nguyên liệu của thuốc hoàn toàn gần gũi và xung quanh chúng ta có rất nhiều. Chính vì việc tìm kiếm và chế biến các bài thuốc này hết sức đơn giản. Chỉ cần chăm chỉ một chút là bệnh táo bón hoàn toàn có thể đươc loại bỏ. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình, vẫn đặc biệt cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của gia đình.
Dương Uyên(tổng hợp).
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Gresik United vs Persibo, 15h00 ngày 28/1: Khách thất thế
Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly - tác giả cuốn sách "Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ" (giữa) tại toạ đàm. Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ(minh hoạ: Tạ Huy Long)là cuốn truyện tranh bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỷ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Tại toạ đàm, các diễn giả trao đổi câu chuyện xoay quanh hành trình sáng tạo và phát triển, phổ biến chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, kể từ khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes lần đầu đặt chân tới Việt Nam từ 400 năm trước (1624) và giá trị của các loại văn tự được ghi nhận trong sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly hiện đang làm việc tại khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, niềm vui và hạnh phúc đối với một nhà nghiên cứu là được chia sẻ những hiểu biết khiêm tốn của mình với độc giả.
"Tôi cũng đã trải qua một hành trình dài đi tìm tài liệu trong các văn khố ở Lisbon, Vatican, Roma, Madrid, Avila, Paris, Lyon, Hà Nội với mong muốn phác thảo lại một cách trọn vẹn nhất có thể về lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919).
Chữ Quốc ngữ mà các bạn đang dùng không phải là sản phẩm sáng tạo duy nhất của các thừa sai người nước ngoài. Vào giữa thế kỷ 19, các vị linh mục người Pháp đã tìm ra con đường lên Kon Tum và cũng bắt tay vào học tiếng nói của người Jrai, Bahnar, Xê Đăng... Họ cũng tạo ra chữ viết hệ Latinh cho khoảng chục ngôn ngữ tại Tây Nguyên", TS. Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ.
Theo bà Ly, ngày nay có nhiều hỗ trợ về ngôn ngữ, cách đây 400 năm, những nhà truyền giáo không có gì ngoài các ký tự. Hiện tại, chúng ta được thụ hưởng nhiều giá trị của tiền nhân nên phải biết để giữ gìn và tri ân.
"Thời kỳ đầu trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã học cùng người bản xứ, còn người Việt chỉnh cách phát âm cho các thừa sai. Sau này, các thừa sai dạy chữ viết hệ Latinh cho các thầy giảng người Việt và chính họ là những người gìn giữ, chỉnh lý chữ Quốc ngữ", bà Ly chia sẻ.
PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết, việc xã hội sử dụng chữ Nôm đầu triều Lý là dấu mốc cho sự phát triển của dân tộc, ca dao hò vè thời Nho giáo, Phật giáo đều dùng chữ Nôm. Khi giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam, họ cũng học chữ Nôm trước và có chữ Nôm Công giáo.
"Lịch sử đa dạng hơn chúng ta nghĩ. Di sản chữ Quốc ngữ Công giáo và chữ Nôm Công giáo rất phong phú. Sinh mệnh của văn tự gắn liền với thể chế chính trị. Chữ Quốc ngữ được chọn chính thức cũng vì sinh mệnh của đất nước. Công cụ quan trọng thời đó là bình dân học vụ. Sinh mệnh văn tự liên quan đến ý thức hệ, mục đích chính là chống lại phong kiến", PGS.TS Trần Trọng Dương nhận định.
Thông qua cuộc tọa đàm, NXB Kim Đồng mong muốn độc giả trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt, thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.
Những bí mật trong lịch sử chữ Quốc ngữ và sự thú vị của tiếng ViệtNhân dịp ra mắt hai cuốn sách 'Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659' và 'Tiếng Việt ân tình', Thái Hà Books tổ chức buổi giao lưu 'Lịch sử chữ Quốc ngữ và tiếng Việt' tại Phố Sách Hà Nội." alt="Những điều thú vị về hành trình ra đời chữ Quốc ngữ của Việt Nam" />- Ngày 23/1 tại Hà Nội, BTC Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" năm 2019 tổ chức họp báo công bố chương trình chi tiết. Theo đó, Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" năm 2019 sẽ diễn ra trong thời gian từ 14 – 20/2 (tức từ ngày 10-16 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại Bắc Giang.
Chương trình do Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Lễ rước tượng Phật (từ chốn tổ Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng - Tây Yên Tử), Lễ cầu quốc thái dân an, khai mạc triển lãm trưng bày giới thiệu không gian văn hóa, Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử, ra mắt cuốn sách "Di tích danh thắng vùng Tây Yên Tử", trưng bày và giới thiệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương đã được UNESCO vinh danh.
Chùa Đồng, ngôi chùa đặc biệt nằm ở giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Cùng với đó là các hoạt động: Lễ khánh thành chùa Thượng, Hội trại văn hóa du lịch, khai hội, lễ khánh thành giai đoạn I Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, hội thảo liên kết tour du lịch Tây Yên Tử gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn, lễ khánh thành đền Hạ, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn lần thứ III năm 2019.
Thông qua Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" 2019, tỉnh Bắc Giang muốn giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế các giá trị văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch, đặc biệt là không gian văn hóa - phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử; đồng thời tạo mối liên kết phát triển bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh lân cận.
Trước câu hỏi của báo chí về việc phân chia Tây Yên Tử và Đông Yên Tử và đâu cũng tuyên truyền là bên này chính, bên kia phụ khiến cho nhiều phật tử khó phân biệt?, ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang cho hay: Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều ôm gọn vùng Đông Bắc, sườn Đông Yên Tử chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Trước kia chưa phân chia tỉnh thì không có khái niệm Tây Yên Tử, Đông Yên Tử, những ngôi chùa có quanh khu vực núi Yên Tử bao gồm cả Bắc Giang và Quảng Ninh,..
Theo tư liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thì từ xa xưa, vua Trần Nhân Tông chọn con đường lên Yên Tử chính là từ chùa Vĩnh Nghiêm - nơi trung chuyển Thăng Long và Yên Tử. Trước khi lên núi cũng từ chùa Vĩnh Nghiêm đi và sau khi xuống núi cũng xuống chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm như trở thành Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam thời nhà Trần.
Quần thể phía Tây Yên Tử - con đường lên đỉnh chùa Đồng. Con đường đi lên Yên Tử là con đường dốc núi, lên đỉnh Đông là con đường ngắn nhất. Địa hình cũng thuận lợi vì không có cây cao, có thú dữ, có tầm nhìn rộng. Theo tự nhiên dọc đường lên từ phía Đông lại có cây trái có thể làm lương thực được như rừng trúc, rừng hạt rẻ. Con đường tu hành bắt đầu từ chân núi lên cao dần cao dần và hiện tại chính là Chùa Đồng.
Sau này khi Phật giáo phát triển, chùa và tháp hiện hữu khắp Đông và Tây Yên Tử. Các phế tích còn lại được khảo cổ từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Yên Tử, cứ cách khoảng 7km lại có một ngôi chùa. Đó là điểm dừng chân, điểm tu của các nhà tu hành.
Phía Đông Yên Tử là nơi dốc ít, về lâu dài việc khôi phục các chùa ở dưới chân núi gặp thuận lợi hơn phía Tây vì phía này có quá nhiều rừng rậm, độ dốc quá cao. Sau này có điều kiện khai quật khảo cổ học, phía Đông Yên Tử có 7 ngôi chùa, và cứ ứng với 1 ngôi chùa bên Đông thì có 1 ngôi chùa bên Tây.
"Tôi nói như vậy để báo chí hình dung không gian Phật giáo Yên Tử trải rộng sườn Đông Tây Yên Tử chứ không phải bên nào chính, bên nào phụ. Chỉ đơn giản là kinh tế của Quảng Ninh tốt nên có nhiều cơ hội phát triển, khôi phục các di tích hơn Bắc Giang. Phật Hoàng là của toàn dân không của riêng ai", ông Lê Ánh Dương chia sẻ.
Theo ông Lê Ánh Dương, mong muốn của Bắc Giang là khôi phục lại con đường lên núi Yên Tử bằng đường đi bộ bởi rừng nguyên sinh còn rất nhiều, đẹp vô cùng. "Nếu chúng ta đi bộ như thế, cứ 7km lại có chùa dừng chân, ngồi thiền, ăn chay, cảm nhận được núi non hùng vĩ thì sẽ thấu hiểu được các nhà tu hành ngày xưa đã tìm đến con đường Phật pháp như thế nào. Từ Vĩnh Nghiêm đi Yên Tử, đây mới là con đường Phật giáo, đây mới là sản phẩm du lịch mà chúng tôi muốn hướng tới. May mắn nhờ khảo cổ, con đường này đang hiển lộ rất rõ ràng, chúng tôi cần thời gian để nghiên cứu bài bản hơn", ông Lê Ánh Dương thông tin.
Tình Lê
" alt="Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" /> Các nghệ sĩ tham gia chương trình. Ngay phần mở đầu, khán giả được đắm mình trong sự lãng mạn, dịu dàng mà ca khúc Nguyệt Cađem lại. Chương trình bày tỏ sự đồng cảm, tinh thần tương thân tương ái đối với những đồng bào gặp khó khăn vì bão lũ thông qua các ca khúc: Lũ đêm, Nủ ơi, Bão… được trình bày bởi các giọng ca: Đông Hùng, Nam Tước, Y Garia Enuol cùng dàn nhạc Dòng thời gian, vũ đoàn Hà Nội trẻ.
Đặc biệt, trong đêm nhạc xuất hiện bài hát Nủ ơilà sáng tác của Nam Tước phổ thơ Lưu Trọng Văn. Tác phẩm tái hiện sự xót xa, đau đớn của những người ở lại khi chứng kiến 9 em bé tử vong vì trận sạt lở kinh hoàng tại làng Nủ, Lào Cai vừa qua.
Không ít khán giả đã rơi nước mắt vì những ca từ da diết, đầy cảm xúc mà Nam Tước gửi gắm trong Nủ ơi. Nam ca sĩ cho biết, nỗi xót xa đau đớn mà anh thể hiện trong ca khúc được góp nhặt từ chính trải nghiệm của anh khi chứng kiến cảnh đồng bào oằn mình trong đợt bão lũ vừa qua.
Sau các ca khúc mang đầy cảm xúc dữ dội, day dứt về bão lũ, chương trình đem đến cho khán giả những tình cảm nhẹ nhàng, trong trẻo về ký ức đêm trăng thanh bình thời thơ ấu. Qua một số sáng tác bất hủ về ánh trăng như: Trăng sáng quê tôi, Biết đâu nguồn cội, Thằng Cuội, Lệ đá, Ca dao em và tôi, Trăng rơi bên hồ…khán giả tìm lại được sự tươi vui, niềm hy vọng và sự thiết tha với cuộc sống bình dị.
Những người làm chương trình và tập thể nghệ sĩ mong muốn dùng nghệ thuật âm nhạc là nhịp cầu giao cảm kết nối để muôn triệu trái tim cùng chung tay lan tỏa tinh thần tương thân tương ái phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Các nghệ sĩ tham gia chương trình Vì những mùa trăng an bình rất xúc động, ca sĩ Bảo Yến, Nam Tước, Y Garia cùng nhiều nghệ sĩ đã gửi gắm đến quỹ thiện nguyện của Đài Hà Nội ngay trên sân khấu nhiều món quà ý nghĩa.
Cũng thông qua đêm nhạc, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát tâm ủng hộ tiền mặt và hiện vật hỗ trợ đồng bào. Cụ thể, chương trình đã thu về hơn 2 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hiện vật, nhân lực để trợ giúp bà con các vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Toàn bộ số tiền nhận được từ việc quyên góp trong chương trình sẽ được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương trực tiếp xây dựng điểm học tập cộng đồng an toàn cho trẻ em ở những địa điểm như làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và một số điểm bị sạt lở, lũ lụt khác của các tỉnh miền núi và trung du. Đồng thời, triển khai hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân các vùng chịu ảnh hưởng của bão lụt.
Khán giả xúc động khi nghe ca khúc "Nủ ơi":
Đỗ Lê
MC Thời sự khóc nghẹn khi dẫn bản tin về thảm cảnh ở Làng Nủ, Lào CaiTrong Bản tin đặc biệt phát trên VTC Now tối 12/9, MC Thời sự Quỳnh Như đã khóc nghẹn, phải dừng dẫn trong vòng 10 giây để trấn tĩnh lại khi đang dẫn trực tiếp." alt="Khán giả rơi nước mắt xúc động khi nghe bài hát 'Nủ ơi' của Nam Tước" />
Ảnh, Clip: An An, BTCNguyên liệu
Gạo dẻo: 2 chén cơm
Cà rốt: Một củ
Rong biển rắc cơm: Một gói
Thịt nguội hoặc xúc xích
Dăm bông
Gia vị: muối, dầu mè, mayonnaise
Cách làm
Bước 1:Sơ chế nguyên liệu
Vo sạch gạo, đong lượng nước phù hợp với loại gạo mà bạn sử dụng rồi đem nấu chín. Khi cơm chín thì xới cơm cho ra tô cho nguội bớt.
Rửa sạch cà rốt, luộc chín và thái hạt lựu.
Xúc xích rán qua, thái hạt lựu.
Bước 2:Nắm cơm
Trộn đều hỗn hợp gồm một muỗng cà phê muối, 50 g rong biển rắc cơm và mayonnaise. Đổ hỗn hợp này vào tô cơm đã nấu chín rồi đảo đều cho hòa quyện.
Tiếp theo, cho phần nguyên liệu đã cắt nhỏ và tiếp tục trộn nhanh tay để cơm giữ được độ ấm.
Khi trộn đều cơm với các nguyên liệu, bạn nên dùng thìa và găng tay ni lông. Thoa đều tay bằng vài giọt dầu mè để chống dính, sau đó lấy khoảng 2 thìa nhỏ cơm rồi nắn thành hình tam giác hoặc hình tròn.
Làm tương tự như trên đến khi hết các nguyên liệu còn lại.
Theo Zing
Cách làm bò bít tết mềm ngon ngọt đúng vị như ngoài hàng
Bò bít tết là món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu cách làm bò bít tết đơn giản tại nhà mà ngon đúng điệu như nhà hàng tại đây." alt="Cách làm cơm nắm rong biển nhanh gọn cho bữa trưa" />Ước tính hơn 1.000 tỷ con ve sầu sẽ chui lên khỏi lòng đất trên 16 tiểu bang khắp nước Mỹ. (Ảnh cắt từ clip) "Đó là nơi hội tụ của những sinh vật chưa từng thấy ở Mỹ kể từ lúc Thomas Jefferson làm tổng thống (giai đoạn những năm 1803) và sẽ không xảy ra điều này cho tới năm 2245. Sự xuất hiện hiếm hoi của các loài côn trùng mà một số chuyên gia vẫn gọi là ve sầu ngày tận thế", tờ New York Timesbình luận.
"Không ai sống hiện nay được thấy điều kỳ diệu này xảy ra thêm lần nữa", nhà côn trùng học người Mỹ Floyd W. Shockley nhận định.
Trong khi đó, Tiến sĩ Jonathan Larson đến từ Đại học Kentucky (Mỹ) cho rằng rất hiếm khi được chứng kiến sự xuất hiện của 2 loài ve sầu quy mô lớn như vậy. Theo ông, đây là một trong những loài côn trùng thú vị nhất nước Mỹ.
Sự trỗi dậy của hàng nghìn tỷ con ve sầu
Trên thế giới hiện có khoảng 2.500 loài ve sầu thuộc cả vùng ôn đới và nhiệt đới. Loài ve sầu ở Mỹ xuất hiện định kỳ gồm 7 loài. Chúng dành phần lớn thời gian sống trong lòng đất dưới dạng nhộng và ăn nhựa từ rễ cây.
Sau 13 đến 17 năm sống ở môi trường lòng đất thiếu ánh sáng, loài côn trùng này đào hang lên mặt đất bằng chân trước rồi chúng biến đổi thành ve sầu trưởng thành. Những con đực tạo ra âm thanh ầm ĩ để thu hút bạn tình. Sau khi cặp ve sầu giao phối xong, con cái sẽ kiếm khe hở trong cành cây để đẻ trứng vào trong.
Tiếp đó, những con nhộng mới nở sẽ chui vào lòng đất, đào hang sâu để lặp lại chu kỳ. Nhóm ve sầu Brood XIII có chu kỳ 17 năm và nhóm Brood XIX lặp lại chu kỳ 13 năm. Chúng xuất hiện trùng lặp ở khu vực phía bắc Illinois và phía đông Iowa.
Cảnh tượng hàng nghìn tỷ con ve sầu cùng đồng loạt chui lên khỏi mặt đất, xuất hiện ở 16 tiểu bang nước Mỹ, được các chuyên gia côn trùng học mô tả rất chi tiết.
"Có thể hình dung thế này cho dễ. Mỗi con ve sầu dài khoảng 2,5cm. Nếu tổng số 1.000 tỷ con sẽ đi được hơn 25,3 triệu km nếu chúng xếp nối tiếp với nhau. Quãng đường này có thể lên tới mặt trăng và quay trở lại 33 lần", Tiến sĩ Shockley mô tả.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu trong hoàn cảnh phù hợp với một số lượng cá thể lai giống thích hợp có khả năng tạo ra một đàn ve mới với chu kỳ mới. Và đây cũng là điều cực kỳ hiếm gặp.
Giới chuyên môn nhận định, nhiều khả năng ve sầu sẽ tích tụ ở những khoảng cây xanh đô thị gần nơi chúng chui lên. Sự kiện này sẽ kết thúc vào tháng 7 năm nay. Các nhà khoa học khuyến nghị, người dân nên để mặc đàn ve sầu bởi chúng không cắn, đốt người và không lây truyền bệnh tật.
"Chúng là loài có lợi cho hệ sinh thái. Ve sầu trưởng thành còn cung cấp thức ăn cho động vật ăn thịt. Sau khi chúng chết, xác ve trở thành nguồn dưỡng chất tốt cho đất", một chuyên gia phân tích.
Theo Dân Trí
Người phụ nữ có hơn 14.000 con, gần 20 năm làm chuyện lạ lùng trên sườn đồi
Không chỉ nhận 14.000 thai nhi xấu số trong nghĩa trang là con, người phụ nữ còn nguyện một đời làm công việc lạ lùng, ai nghe đến cũng phải rùng mình, sợ hãi." alt="Hơn 1.000 tỷ con ve sầu sắp chui lên khỏi lòng đất" />Đàng gái được nhận xét xinh đẹp, cao ráo. Ảnh chụp màn hình chương trình Về tình trường, Đức Trung từng có hai mối tình. Mối tình đầu tiên từ thời sinh viên. Quen được 6 tháng anh đã ngỏ lời cưới nhưng bị bạn gái từ chối. Sau khi ra trường và đi làm, anh có mối tình thứ hai. Tình cảm kéo dài hai năm nhưng không có kết quả vì khoảng cách địa lý xa xôi.
Giống đàng trai, đàng gái cũng có hai mối tình. Mối tình đầu từ thời học sinh. Mối tình thứ hai kéo dài vài năm nhưng không có kết quả vì cả hai không có tiếng nói chung và tình yêu chưa đủ lớn.
Đến chương trình Bạn muốn hẹn hò, Đức Trung hy vọng tìm được một người bạn gái ưa gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, biết quan tâm chăm sóc gia đình, hiền lành và dễ thương. Ngoài ra, anh không thích con gái xăm trổ, lười biếng và lăng nhăng.
"Em muốn bạn trai cao từ 1m7 đến 1m75, nói nhiều hơn em một chút để hai đứa có thể trao đổi nhiều hơn. Nếu người ấy có tính hài hước thì càng tốt. Ngoài ra em không thích bạn trai hút thuốc.
Nếu đã yêu rồi, em sẽ không cố gắng để làm thay đổi bạn trai. Khi cảm thấy phù hợp, em sẽ tiến tới", Nhật Linh chia sẻ về mẫu bạn trai lý tưởng.
Vừa mở rào tình yêu, Đức Trung đã bị thu hút bởi vẻ ngoài xinh đẹp của Nhật Linh. Cả hai trao nhau món quà kỷ niệm và nói chuyện khá vui vẻ.
Đức Trung cho biết, bố mẹ anh đều đã “khuất núi”. Anh sống một mình nhưng đã có nhà cửa và đất đai, đều được bố mẹ sang tên. Anh hy vọng nếu hai người hợp nhau, Nhật Linh có thể theo anh về quê lập nghiệp.
Nhật Linh không bận tâm tới điều này và cho rằng, chỉ cần hai người có tình cảm thì ở đâu cũng được.
Nhật Linh hiện tiếp quản công việc kinh doanh tạp hóa của bố mẹ. Điều này khá hợp ý Đức Trung. Anh luôn mong người vợ sau này của mình sẽ mở một cửa hàng bán tạp hóa ở nhà, yên tâm lo nội trợ, việc kiếm tiền để anh lo. Bởi hiện anh có mặt tiền rất rộng, còn có 3.000m2 đất và nhà cửa.
Chia sẻ điều này Đức Trung khiến 2 MC và đàng gái hết sức ưng ý.
Thấy cả hai tâm đầu ý hợp, MC Quyền Linh khuyên hai người đến gần nhau hơn để chia sẻ quan điểm về tình yêu, hôn nhân. Cả hai cho rằng, nếu hai người hợp nhau thì thời gian không quá quan trọng, có thể tiến tới hôn nhân khi tình cảm chín muồi.
Trước khi ngồi vào ghế để bấm nút, Nhật Linh còn gửi lời cảm ơn chương trình đã ghép đôi một người rất phù hợp với mình.
Sau 3 tiếng đếm của MC, đèn trái tim phát sáng, đánh dấu chặng đường mới của Nhật Linh và Đức Trung. Hai MC gửi lời chúc phúc, mong cặp đôi sớm báo tin vui.
Định 'cưa đổ' rồi bỏ, anh chàng bất ngờ cưới được vợ giống người yêu cũ 99%
Chia sẻ tại chương trình "Vợ chồng son", Quang Khánh cho biết người vợ hiện tại của anh giống người yêu cũ 99%." alt="Cô chủ bán tạp hóa vừa gặp đã ưng anh chàng có 3.000m2 đất tại Bạn muốn hẹn hò" />
- ·Nhận định, soi kèo Shams Azar FC vs Chadormalou Ardakan, 19h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
- ·Nỗi niềm của nữ họa sĩ vẽ khỏa thân chính mình
- ·Cắt ớt không rát tay và những mẹo thái gọt rau củ thần tốc
- ·Người Nhật có cách chiên cá đơn giản mà ăn ngon 'hết cỡ'
- ·Nhận định, soi kèo Bali United vs Borneo, 19h00 ngày 28/1: Sức ép ngàn cân
- ·7 mẹo sử dụng dao chuyên nghiệp trong nhà bếp
- ·Khách 'quét sạch' 17 tấn sầu riêng trong 8 giờ khiến lễ hội đóng cửa sớm
- ·Bộ Văn hoá lên tiếng quanh thông tin chùa Ba Vàng 'gọi vong'
- ·Nhận định, soi kèo Namdhari vs Sreenidi Deccan, 14h30 ngày 28/1: Cửa trên thất thế
- ·Cách làm trà vải mát lim giải nhiệt ngày hè oi nóng
Các tranh được trưng bày trong triển lãm. 6 họa sĩ đều hoạt động tại Hà Nội. Việc đưa tác phẩm vào TPHCM là cách để họ tiếp cận với công chúng yêu nghệ thuật phía Nam, đồng thời học hỏi, giao lưu cùng các đồng nghiệp.
Theo ban tổ chức, Trạm được hiểu là các tác phẩm của mỗi họa sĩ được kết nối với nhau như một toa tàu. Mỗi khán giả sẽ ngắm một chuyến tàu (tác phẩm), sau đó hồi tưởng hình ảnh thị giác và sự va chạm của cảm xúc nghệ thuật trước khi nó biến mất.
Mỗi họa sĩ đều có bút pháp, phong cách cá nhân riêng. Họ có cái tôi, chất nghệ sĩ và cả máu "điên" để tung tẩy thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật của mình.
Bụt (hay Phật) với tư thế tĩnh qua góc nhìn mới lạ của họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng. Họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng mang đến loạt tranh có tên Bụt. Anh vẽ Bụt (hay Phật) với cảm nhận cá nhân thú vị. Phật của anh với góc nhìn ngược từ trên xuống, tạo nên hình khối. Những tác phẩm mang gam màu tươi sáng, bắt mắt, đường nét mềm mại.
"Tôi luôn giữ cho mình một niềm tin và suy nghĩ về nghệ thuật, đó là: không lặp lại của ai,
không lặp lại chính mình. Mỗi tác phẩm là một đời sống riêng biệt, mỗi cá nhân nghệ sĩ nếu
có thể hãy nỗ lực là một tài năng, một số phận và một thế giới riêng biệt", anh nói.Nhà thờ là nguồn cảm hứng cho họa sĩ Lê Bá Cầu. Họa sĩ Lê Bá Cầu bị mê hoặc bởi những nhà thờ. Anh choáng ngợp khi đứng trước các thánh đường, bởi sự uy nghi và nét đẹp nó mang lại. Những sự mờ ảo, đôi lúc cuồn cuộn của kiến trúc cũng giống như tâm và trí của chính mỗi người.
Tranh của họa sĩ Minh Tâm rực rỡ màu sắc. Lê Thị Minh Tâm là họa sĩ nữ duy nhất tham gia triển lãm. Chia sẻ với VietNamNet,chị cho biết mang đến 5 tác phẩm tranh khổ lớn, cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân, nàng tiên... Các nhân vật qua cái nhìn của chị có sự đặc biệt về ngoại hình, thậm chí lạ lẫm.
Trong đó, 2 tranh vẽ tiên nữ khác hoàn toàn với quan niệm dân gian trước nay. Họa sĩ cho rằng mỗi người sẽ có cách thể hiện khác nhau. Sự vượt thoát này còn mang ý nghĩa thỏa mãn đam mê cá nhân, còn khán giả có quyền lựa chọn tác phẩm phù hợp để thưởng thức.
Họa sĩ Nguyễn Phan Bách kết nối thiên nhiên qua tranh. Họa sĩ Nguyễn Phan Bách miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên với cấu trúc, góc nhìn lạ mắt. Trong khi đó, họa sĩ Nguyễn Hiển thể hiện những dấu vết thời gian, sự hưng thịnh suy tàn, sự níu giữ những giá trị tốt đẹp… Còn họa sĩ Nguyễn Hữu Thông cho rằng anh lưu lại cảm xúc và gửi đi những thông điệp nhỏ qua các bức tranh của mình.
Họa sĩ Hữu Thông lưu lại cảm xúc và gửi đi những thông điệp nhỏ qua tranh. Ông Nguyễn Thiều Kiên - Giám đốc bảo tàng - mong muốn tạo sân chơi cho các họa sĩ, đồng thời giới thiệu đến đại chúng những tác phẩm chất lượng. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về ngành hội họa.
Đơn cử với triển lãm Trạm, các tác phẩm trưng bày phần lớn là trừu tượng. Thể loại này được nhận xét khó cảm với số đông, bởi phụ thuộc vào cảm xúc, góc nhìn người xem.
2 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Hiển tại triển lãm. "Các tác phẩm thể loại này có giá trị cao nhưng khó tiếp cận được công chúng. Bảo tàng là nơi để mọi người cùng giao lưu, học hỏi, chia sẻ và cùng nhau đón nhận những bức tranh", ông nói. Ông Kiên dự kiến đều đặn mỗi tháng sẽ tổ chức 1 hoạt động giúp bảo tàng thu hút khách và cũng là cách tôn vinh, gìn giữ văn hóa - mỹ thuật.
Ảnh: NVCC
Vẻ đẹp văn hóa dân gian trong tranh của họa sĩ Trương Đình HuyTừ nhỏ đã được rong ruổi theo cha tới các vùng quê đậm hồn Việt nên hoạ sĩ Trương Đình Huy rất tâm đắc với đề tài văn hóa dân gian, anh vẽ tựa như một làn điệu đồng dao." alt="Ngắm Bụt, tiên đầy khác lạ qua góc nhìn của họa sĩ đương đại" />Trên con đường Nguyễn Thượng Hiền (đoạn qua quận 3, TPHCM) tấp nập xe cộ, căn nhà 2 tầng có chiều ngang chừng 1,5m của bà Trương Thị Cúc (SN 1950) nằm lọt thỏm giữa dãy nhà mặt phố.
Dù quanh khu này, nhà cửa đều có phần chật hẹp, song nhà của bà Cúc khiến nhiều người đi đường chú ý, tò mò. Nhiều người đặt câu hỏi với diện tích nhỏ hẹp như vậy, làm thế nào người trong nhà có thể sinh hoạt, nghỉ ngơi?
Chia sẻ với phóng viên, bà Cúc cho biết căn nhà này là người quen cho bà ở từ sau năm 1975. Đến nay, chủ căn nhà đã qua đời. Căn nhà hiện khá cũ kĩ, 2 tầng trên được gia đình bà "vá chằng vá đụp" để có chỗ tránh nắng tránh mưa.
Từ ngoài đường nhìn vào cũng có thể thấy được toàn bộ bên trong nhà bà Cúc bởi chiều dọc căn nhà cũng chỉ khoảng 2m. Thứ chiếm diện tích lớn nhất có lẽ là nhà vệ sinh, đây cũng chính là khu vực duy nhất bà Cúc sử dụng hằng ngày.
"Tôi có 2 con trai (một người sinh năm 1985, một người sinh năm 1990), mỗi đứa ở một tầng. Trên đó chỉ vừa để nằm thôi chứ không làm được gì. Còn tôi ở ngoài sạp hoa quanh năm suốt tháng. Nhà chật chội như vậy, ngủ ngoài sạp thoải mái hơn", bà Cúc nói.
Bà Cúc cho biết thêm, chồng bà qua đời cách đây nhiều năm, lúc đó 2 con còn nhỏ và bà cũng trẻ, khỏe hơn. Giờ đây, các con đã lớn, bà lại bị đau chân, đau người nên không lên các tầng trên được.
Mỗi ngày, bà đều quanh quẩn dưới nhà với 2 việc chính là tắm rửa và giặt quần áo. Sau đó, bà ra sạp bán hoa, rồi ăn ngủ ở đó luôn. Những đêm oi bức, bà Cúc nằm ghế bố giữa trời. Những ngày mưa, cũng chiếc ghế bố đó nhưng bà phải che chắn thêm để nằm cho khỏi ướt.
Bà Cúc nói, vì nhà quá chật nên việc nấu nướng rất khó khăn. Vì thế, hằng ngày, bà ăn cơm tiệm, các con cũng "tự lo lấy thân".
"Có miếng ăn, chỗ ở là may mắn rồi"
Bà Cúc quê ở Bến Tre, lên TPHCM mưu sinh từ khi còn rất trẻ. Bà bán hoa ven đường Nguyễn Thượng Hiền đã gần 50 năm, từ thuở còn là con gái đến khi lập gia đình, sinh con.
Sạp hoa của bà Cúc cách nhà chừng vài chục mét, thực tế chỉ là một khoảng nhỏ với vài loại hoa đặt trong thùng nhựa, xung quanh là bao bì, giỏ đựng, túi ni lông, thùng giấy, phế liệu...
Ngồi bên những chiếc giỏ hoa chất cao khỏi đầu, bà Cúc từ tốn nhặt lá cho mấy cành hoa hồng. Hoa của bà ít, không đa dạng, phong phú như nhiều hàng hoa khác. Bà bán hoa cũng rất rẻ, một bó hoa đồng tiền, thạch thảo hay hoa cúc chỉ có giá 10.000 đồng.
Bà Cúc nói bán hoa không có gì cực khổ, cứ nhặt hoa, cắm hoa rồi bán. Khi nào mệt thì bà nghỉ. Bán hết, bà lại đón xe ôm ra chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10, TPHCM) mang hoa về bán. Lấy hoa giá rẻ nên bà Cúc bán hoa cũng rẻ, chẳng có lời mấy.
Một vài người tấp vào lề, đưa mắt nhìn mấy thùng nhựa chứa hoa, bà Cúc liền niềm nở chào mời bằng giọng miền Tây chân chất: "Lựa đi cô, còn ít bông!". Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khách đến mua hoa của bà Cúc không nhiều.
Bà Cúc tâm sự: "Có hôm tôi bán được 100.000 đồng, có hôm được 50.000 đồng, có hôm không bán được gì luôn. Bao năm qua, tôi cứ bán như thế, lấy tiền ăn uống. Có ngày tôi ăn 3 bữa, có khi chỉ ăn 2 bữa, cứ thế sống qua ngày".
Chỉ khi nhắc đến 2 cậu con trai, giọng bà Cúc có phần chùng xuống. Bà chạnh lòng cho biết bản thân không lo được cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Một người con học hết lớp 12, một người chỉ học hết lớp 9.
Hai con của bà hiện đều chạy xe ôm công nghệ, có "đồng ra đồng vào" để tự lo lấy thân. Còn bà nhờ sạp hoa cũng sống được qua ngày, không dám cậy nhờ các con.
Bà Cúc nói thêm: "Ngày xưa, cuộc đời tôi gian truân hơn bây giờ nhiều. Giờ có cái ăn, cái mặc, tôi đã thấy may mắn, ổn định rồi. Có hôm, người ta qua lại còn cho đồ ăn không hết".
Khi được hỏi về ngày "trăm tuổi già", bà Cúc cười xòa, nói "tới đâu thì tính tới đó". Ở tuổi gần đất xa trời, nhìn lại cuộc đời mình, bà Cúc vẫn lạc quan: "Số khổ thì chịu chứ biết sao giờ?".
Theo Dân trí
Chuyện buồn ông lão vá xe, sớm tối ngủ lề đường Sài Gòn
Trải qua những thăng trầm năm tháng, nay tuổi đời cũng đã cao ngồi nhìn lại, tôi chẳng còn gì cả. Gia đình không, sự nghiệp không...
" alt="Người phụ nữ ở TPHCM gần 20 năm ngủ lề đường vì... nhà siêu mỏng" />5/5 thôn của xã đều có người đi lao động ở nước ngoài. Nhiều gia đình có 2-4 người đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường lao động chủ yếu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Âu,…
Gia đình bà Hoàng Thị Minh (51 tuổi, thôn Dũng) có 3 người con đi lao động ở Nhật Bản. Năm 2015, con trai đầu của bà là Lê Văn Sơn (31 tuổi), sang Nhật Bản làm thợ cơ khí, với mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.
Sau thời gian lao động ở xứ người, anh Sơn dành dụm được một số tiền lớn giúp gia đình xây dựng căn nhà 2 tầng khang trang. Năm 2020, anh tiếp tục lo chi phí cho em trai là Lê Văn Sỹ (28 tuổi) sang Nhật Bản làm việc.
Là kỹ sư vận hành máy, anh Sỹ không chỉ được công ty lo nơi ăn, chốn ở mà còn được trả mức lương gần 40 triệu đồng/tháng. Mới đây, anh Sỹ đã bảo lãnh đưa vợ con sang ở cùng.
"Thấy các con có cuộc sống tốt, thu nhập cao ở Nhật Bản tôi rất vui. Hy vọng công việc của các con thuận lợi, có kinh tế tốt để tương lai sau này bớt khổ, đủ điều kiện phụng dưỡng bố mẹ", bà Minh chia sẻ.
Ông Hoàng Công Tùng, Trưởng thôn Ngọc Trà 1, cho biết khoảng 20 năm trở lại đây, đi lao động ở nước ngoài trở thành nghề chủ lực của địa phương.
Hiện thôn có hơn 100 lao động làm việc ở nước ngoài. Có tiền, nhiều hộ dân trong thôn xây nhà to, cửa rộng, sắm ô tô. Từ một vùng quê phổ biến là xe máy nhưng vài năm trở lại đây, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe hơi đậu lề đường, trong ngõ.
"Ở đây, biệt thự 3 tỷ đồng là bình thường. Ô tô thì chỉ thiếu xe sang, còn xe trên dưới 1 tỷ đồng không phải là của hiếm ở thôn này", ông Tùng cho hay.
Bí quyết "dùng tiền đẻ ra tiền"
Chia sẻ về bí quyết làm giàu của xã, bà Nguyễn Thị Liên, công chức Văn hóa - Xã hội xã Quảng Trung, cho biết mỗi năm có hàng trăm tỷ đồng từ nước ngoài gửi về.
Nguồn ngoại tệ giúp nhiều hộ trở nên khá giả. Bên cạnh nguồn thu nhập chính từ lao động nước ngoài, người dân ở xã Quảng Trung còn có bí quyết "dùng tiền đẻ ra tiền" bằng cách phát triển đa ngành nghề.
"Có tiền từ nước ngoài gửi về, bà con đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, tăng lợi nhuận", bà Liên nói.
Theo bà Liên, toàn xã có 117ha thuốc lào. Loại cây trồng này đang cho thu nhập ổn định 5-7 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, địa phương này còn có 26 mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi liên kết, có chỉ dẫn địa lý.
Xã Quảng Trung có khoảng 1.200 lao động tham gia các nghề như thợ nề, mộc và đi làm công ty xí nghiệp, mức thu nhập ổn định 6-8 triệu đồng/người/tháng. Các ngành nghề khác như cơ khí nhỏ, buôn bán hải sản,… được duy trì, phát triển ổn định, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
"Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của xã là 76 triệu đồng/người/năm. Riêng thôn Ngọc Trà 1 có mức thu nhập bình quân lên đến 80 triệu đồng", bà Liên nói.
Ông Nguyễn Đắc Huân, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương, cho biết, toàn huyện có gần 3.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Một số xã có lượng lao động ở nước ngoài cao như: Quảng Nham, Quảng Trung, Quảng Chính.
Theo ông Huân, nguồn thu từ lao động ở nước ngoài giúp đời sống người dân tại nhiều làng quê trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.
Theo Dân Trí
Cô thợ may kể chuyện vợ ôm váy cưới khóc trong phòng, chồng vội xé đơn ly hôn
Dù thành thạo may vá các loại trang phục nhưng nữ thợ may ở Đà Lạt chỉ thích may váy cưới. Những chiếc váy cưới do chị may đều mang một câu chuyện tình yêu cảm động." alt="Xã triệu phú ở quê nghèo, người dân mách nhau bí quyết 'tiền đẻ ra tiền'" />Ông Hong trôi dạt trên biển suốt 19 giờ đồng hồ. Ảnh: TVBS Thuyền trưởng tàu Wanli Princess 168 đã ngay lập tức ra lệnh thả phao cứu người. Ông Hong sau đó được đưa đến bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial.
Thông tin ban đầu từ cảnh sát, ông Hong là người dân Vạn Lý.
“Hôm qua, sau giờ làm, tầm khoảng 6, 7h, tôi cầm phao xuống biển để bơi giải nhiệt. Khi ngâm mình trong nước, tôi ngủ quên, lúc tỉnh dậy thì đã thấy mình trôi ra biển rồi!”, ông Hong cho biết.
Người đàn ông này đã lênh đênh trên biển suốt 19 giờ đồng hồ. May mắn thay, sau khi kiểm tra sức khỏe, ông Hong vẫn hoàn toàn bình thường và có thể tự về nhà ngay sau đó.
Nhiều cư dân mạng phải thốt lên: "Thật là kỳ lạ!", "Liệu chiếc phao bơi này có sức mạnh thần kỳ nào không? Thực sự nó có thể lênh đênh trên biển lâu như vậy mà vẫn đảm bảo an toàn sao?".
Ngủ quên trên mặt nước, người đàn ông say xỉn bị tưởng nhầm là xác nổiẤN ĐỘ - Sau khi nhận được tin báo của người dân về một thi thể nổi trên mặt ao, cảnh sát đã lập tức có mặt ở ngôi làng xảy ra sự việc. Nhưng bất ngờ đó lại là một người đàn ông còn sống, đang chợp mắt và nằm trên nước để giải nhiệt." alt="Đi tắm biển rồi 'ngủ quên', người đàn ông trôi dạt suốt 19 tiếng đồng hồ" />
- ·Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Inter Kashi, 17h00 ngày 28/1: Xa nhà là thất vọng
- ·Mitsubishi Xforce thể hiện sao trong bài đánh giá an toàn của ASEAN NCAP?
- ·Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý bị kỷ luật khiển trách
- ·Thí sinh Miss Grand International 2023 trình diễn áo dài với đôi cánh 5m
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Reims, 03h00 ngày 26/01: Củng cố ngôi đầu
- ·Hoa hậu Bảo Ngọc làm đại sứ Vietnam Phở Festival 2023
- ·Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguyên sơ của 'Cao nguyên đệ nhất động' Lùng Khuý
- ·Học trò Dương Khắc Linh 'tái xuất', tiết lộ quãng thời gian trầm cảm
- ·Soi kèo phạt góc Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1
- ·NSƯT Kiều Minh Hiếu thay NSND Xuân Bắc điều hành Nhà hát Kịch Việt Nam