Tuy có giá thành chưa tới 1 triệu đồng, Jelly Doux mang đến cho người mua một sản phẩm với tổng cộng 12 màu sắc tùy chọn. Đây là điều tưởng chừng như chỉ có ở những mẫu tai nghe custom trị giá hàng chục triệu đồng.
Tai nghe Joinhandmade luôn được đánh giá cao bởi sự tỉ mỉ đến từ bàn tay chăm chút của người nghệ nhân. Ở thời điểm hiện tại, khá đáng tiếc khi những chiếc tai nghe Jelly của thương hiệu này đã không còn xuất hiện trên thị trường.
Notes Audio NT.100
Năm 2014 có lẽ là khoảng thời gian vàng của những chiếc tai nghe Made in Việt Nam. Bên cạnh Joinhandmade, thị trường tai nghe Việt còn có dự góp mặt của thương hiệu Notes Audio với dòng sản phẩm đầu tay NT.100.
Theo lời nhà sản xuất, dự án Notes Audio NT.100 được phát triển trong 3 năm, với hy vọng mang đến một sản phẩm có thiết kế đẹp, đơn giản và cao cấp.
Nhiều người từng thích thú với vẻ ngoài chiếc tai nghe NT.100 của Notes Audio. |
Ấn tượng ban đầu là vẻ ngoài có phần cứng cáp, nam tính và chắc chắn. NT.100 có cách đóng hộp đơn giản, với màu sắc gợi cho người dùng cảm giác cổ điển và thân thiện với môi trường. Chiếc túi đựng kèm theo tai nghe cũng để lại ấn tượng tốt bởi sự tiện dụng.
So với 2 mẫu tai nghe ra đời cùng thời điểm là Jelly Ear và Jelly Galaxy của Joinhandmade, NT.100 được đánh giá cao hơn một chút về chất lượng âm thanh. Tiếp sau NT.100, thương hiệu Notes Audio vẫn tồn tại đến ngày nay và tiếp tục cho ra đời thêm nhiều dòng sản phẩm đồ chơi âm thanh độc đáo.
Tai nghe Soranik
Đây là tên gọi chung khi nói tới những chiếc tai nghe do Soranik sản xuất. Khác với những cái tên đã giới thiệu ở trên, sản phẩm của Soranik không hướng tới đối tượng bình dân mà nhắm vào một phân khúc cao hơn.
Nhà sản xuất Việt Nam này chuyên tạo ra những chiếc tai nghe custom, được chế tác dành riêng cho từng người sử dụng. Đây là loại tai nghe được đo đạc, thiết kế sao cho vừa khít với tai từng người dùng để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất.
Những chiếc tai nghe custom của Soranik luôn nổi tiếng về sự đắt đỏ. |
Phương châm trong thiết kế thiết bị âm thanh của Soranik là đạt được tính kĩ thuật cao, hướng tới sự chính xác, nhưng vẫn mang lại cảm xúc và nét đẹp cho những nốt nhạc.
Với phong cách khác biệt như vậy, các khách hàng của Soranik chủ yếu là giới chơi âm thanh, nghệ sĩ hay những người làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc, biểu diễn. Giá của những chiếc tai nghe Soranik cũng rất đắt đỏ, từ vài triệu đồng với dòng phổ thông cho tới cả vài chục triệu đồng.
Tai nghe Bkav AirB Pro
Khoảng 1 tháng trở lại đây, giới công nghệ trong nước đang dồn sự chú ý về AirB Pro. Đây là mẫu tai nghe không dây đầu tiên do Bkav mở bán.
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, AirB Pro là mẫu tai nghe chống ồn chủ động với khả năng loại bỏ âm thanh từ môi trường bên ngoài. Người dùng có thể sử dụng liên tục trong 5 giờ với tai nghe rời và 18 giờ khi kèm với đốc sạc.
Mẫu tai nghe Bluetooth này được tích hợp khả năng chống nước theo tiêu chuẩn IP45 và tương thích với cả 2 hệ điều hành Android và iOS. Bkav AirB Pro có giá 2,9 triệu đồng.
Sau điện thoại di động, Bkav giờ đây chuyển sang cả mảng tai nghe không dây. |
Dù chưa chính thức ra mắt, thế nhưng người dùng đang nghĩ về AirB Pro với những câu chuyện lùm xùm sau hậu trường nhiều hơn là chính sản phẩm này. Thậm chí, một chuỗi bán lẻ lớn đã tuyên bố không hợp tác với Bkav do những vấn đề liên quan đến việc làm video đánh giá mẫu tai nghe mới.
Những tranh cãi xung quanh mẫu tai nghe của Bkav khiến cộng đồng mạng ngày càng chú ý tới AirB Pro. Cũng vì thế, người dùng đang háo hức chờ đợi ngày ra mắt chính thức của AirB Pro để có thêm những góc nhìn mới về dòng sản phẩm này.
Trọng Đạt
Theo đại diện Bkav, đây là những chiếc tai nghe không dây do chính hãng này chủ động trong việc sản xuất, thiết kế.
" alt=""/>Những mẫu tai nghe Make in Vietnam từng khiến dân tình 'phát sốt'Trình diễn nhiều sản phẩm giải pháp cho chuyển đổi số
Tại triển lãm này, Viettel xây dựng một không gian ảo với Platform 3D, công nghệ 100% Make in Việt Nam được các kỹ sư Viettel tùy biến, mang đến một hành trình trải nghiệm đầu tiên cho công dân số.
Với sứ mệnh “Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số”, các giải pháp của Viettel được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống, lấy người dân làm trung tâm tạo dựng nên một không gian trải nghiệm công nghệ trọn vẹn; lắng nghe và phục vụ từng nhu cầu khác biệt của người dân.
Gian hàng Viettel bao gồm 8 Hệ sinh thái số: Chính phủ số, Y tế số, Giáo dục số, Doanh nghiệp số, Gia đình số, Giao thông số, Hạ tầng số & Hệ thống an ninh bảo mật; Tài chính số Logistic & Thương mại điện tử. Tại đây, mỗi khách tham quan sẽ là những công dân số, trải nghiệm trực tiếp hành trình từ khi sinh ra đến khi trưởng thành trong một xã hội số thông minh.
Ngoài ra, tại gian hàng của Viettel còn có tính năng “Live tour - tham quan trực tiếp”, góp phần tạo ra một “thế giới phẳng”, giúp khách hàng tại bất kỳ nơi đâu trên thế giới đều có thể kết nối, tham quan gian hàng và trao đổi trực tiếp với đội ngũ nhân viên Viettel mà không gặp trở ngại về mặt không gian.
Viettel đem đến nhiều giải pháp tại Triển lãm Thế giới số 2021. |
Tại sự kiện Triển lãm Thế giới số 2021, VNPT cũng đem đến nhiều giải pháp nổi bật phục vụ cho giáo dục, y tế, giải trí… Cụ thể, VNPT đã trình diễn ứng dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa VnCare trên điện thoại thông minh. Đây được coi như giải pháp khám bệnh online hiệu quả, giải quyết bài toán quá tải tại các bệnh viện, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người bệnh cũng như cơ sở y tế. Ứng dụng VNCare được trang bị các công nghệ hàng đầu hiện nay như: Chat, Gọi điện, thu âm, Tổ chức họp từ xa... nhằm đáp ứng nhu cầu tương tác cao giữa bệnh nhân và bác sĩ. Theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn, đánh giá tình trạng bệnh trực tiếp qua ứng dụng, giúp bệnh nhân đưa ra quyết định và chỉ đến viện khi thật sự cần thiết, tránh khả năng bị lây nhiễm chéo từ các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây cao.
Ngoài ra, VNPT cũng giới thiệu hệ sinh thái vnEdu giúp các em học sinh, giáo viên vùng xa tiếp cận học trực tuyến với kho tri thức dùng chung một cách nhanh chóng. Giải pháp này đã triển khai cho hơn 31.000 trường học trên 63 tỉnh/thành phố với 800.000 giáo viên và 8 triệu học sinh/sinh viên.
Gian hàng của CMC thể hiện điểm nhấn ở các mảng: Điện toán đám mây, bảo mật, chuyển đổi số và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng. Các sản phẩm, dịch vụ mà CMC trưng bày khẳng định vị thế công ty giải pháp số toàn cầu. Trong đó, có nhóm giải pháp công nghệ Điện toán đám mây của CMC Telecom với những ứng dụng công nghệ đám mây hàng đầu Việt Nam, đã đạt giải thưởng của tạp chí IBM.
Đại diện CMC, ông Nguyễn Kim Cương - Giám đốc Khối cho biết: “Tham dự sự kiện, CMC mong muốn giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang dấu ấn riêng của Tập đoàn. Mang niềm tự hào Made by CMC đến với giới công nghệ trong và ngoài nước. Từ đó, cho thấy năng lực công nghệ của chúng tôi không thua kém đối thủ trên trường quốc tế. Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp Made by CMC cũng phù hợp với slogan ‘Make in Vietnam’ của Bộ TT&TT, nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt”.
CMC trình diễn công nghệ tại Triển lãm Thế giới số 2021. |
Tại Triển lãm Thế giới số 2021, FPT đã trình diễn nhiều giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu, giới thiệu giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). HoSE đã mang lại sự kỳ vọng và mong đợi của toàn xã hội, là vấn đề nóng được quan tâm đối với từng người dân, từng lĩnh vực kinh tế.
Bên cạnh đó, FPT giới thiệu trợ lý ảo akaBot tích hợp AI có khả năng mô phỏng thao tác của con người, thay thế những công việc lặp đi lặp lại, giúp giải phóng con người khỏi công việc nhàm chán, dành thời gian cho sáng tạo. akaBot cung cấp giải pháp tự động hóa thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, thúc đẩy tài chính toàn diện, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. akaBot còn là nền tảng tự động hoá giúp tối ưu vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số, tạo ra trạng thái miễn dịch số, dần hiện thức hóa giấc mơ đưa sản phẩm công nghệ Việt ra toàn cầu khi đã có mặt tại 13 quốc gia.
Các ứng dụng thương mại điện tử nhập cuộc
Đến với Triển lãm Thế giới số 2021, MoMo giới thiệu siêu ứng dụng (super app) với công nghệ nổi bật cung cấp nền tảng phát triển ứng dụng tích hợp cho phép các bên dễ dàng tạo ra các ứng dụng mini (miniapp) và ngay lập tức tiếp cận được với 25 triệu người dùng đang có của MoMo. Song song đó, nền tảng của siêu ứng dụng MoMo tích hợp đa dịch vụ người dùng có tiếp cận dịch vụ tài chính đơn giản, chi phí thấp. Hiện đã có hơn 25 triệu người dùng cùng hơn 30.000 đối tác của MoMo thực hiện hàng triệu giao dịch không tiền mặt mỗi ngày bao gồm chuyển tiền và thanh toán/mua sắm sản phẩm, dịch vụ.
Cùng với nhiều doanh nghiệp khác, VNPost đã giới thiệu giải pháp sàn thương mại điện tử Postmart.vn góp phần tạo ra trạng thái bình thường mới - “miễn dịch số” cho kinh tế xã hội. Sàn TMĐT PostMart kế thừa nền tảng công nghệ hạ tầng của Amazon Cloud và phát triển bởi các kỹ sư công nghệ của Bưu điện Việt Nam. Nền tảng website Postmart.vn với giao diện trải nghiệm người dùng thân thiện, được trang bị tính năng cập nhật realtime, livechat tương tác ngay tức thì với người mua, người bán. Khi người nông dân đang lo lắng về việc tiêu thụ nông sản trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, sàn Postmart.vn đã vào cuộc và là giải pháp đắc lực hỗ trợ cho bà con. Postmart với thế mạnh từ Bưu điện Việt Nam tới tận tuyến xã, có đủ nguồn lực tiếp cận các nông hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để tiêu thụ nông sản. Số lượng hộ dân được đưa lên sàn Postmart đến nay đạt gần 50.000.
Chia sẻ về Triển lãm Thế giới số 2021, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh: “Sự kiện này là cơ hội cho doanh nghiệp ICT Việt Nam quảng bá thương hiệu để mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng và đối tác từ 193 nước thành viên của ITU, đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập quan hệ đối tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới về viễn thông và CNTT”.
Thái Khang
Lấy chủ đề “Resilient Digital Viet Nam”, gian hàng quốc gia Việt Nam tại ITU Digital World 2021 đã thể hiện một quốc gia số kiên cường, thích ứng với mọi biến chuyển của thời đại, nhìn ra những điểm sáng để biến nguy thành cơ.
" alt=""/>Các đại gia công nghệ Việt trình diễn gì tại ITU Digital World?