HLV Hector Souto của Indonesia từng có thời gian dài làm việc tại Việt Nam (Ảnh: PSSI).
Sau khi rời Việt Nam, vị HLV người Tây Ban Nha sang Indonesia, dẫn dắt CLB Binang Timur Surabaya. Ông giúp đội này vô địch futsal Indonesia các năm 2021 và 2022. Cũng trong thời gian này, đội Binang Timur Surabaya của HLV Hector Souto vô địch giải các CLB futsal Đông Nam Á.
Nhờ những dấu ấn nói trên, tháng 8 vừa rồi, HLV Hector Souto được Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) bổ nhiệm vào ghế HLV trưởng đội tuyển futsal Indonesia, với mục tiêu là tham dự Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á và giải vô địch Đông Nam Á.
Do Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á đã bị hủy bỏ, nên trong năm nay, HLV Hector Souto và đội tuyển Indonesia chỉ còn một nhiệm vụ là "săn" ngôi vô địch giải đấu khu vực.
Do từng là HLV thể lực, nên ông Hector Souto biết cách giúp các cầu thủ Indonesia thi đấu rất dẻo dai, không ngại va chạm. Đây cũng là một trong những điểm mạnh nhất của đội futsal xứ sở vạn đảo.
Ngoài ra, ông Hector Souto không xa lạ với các trợ lý HLV ở đội tuyển futsal Việt Nam hiện nay như Huỳnh Tấn Quốc và Nguyễn Tuấn Anh. Vị HLV trưởng đội tuyển Indonesia còn hiểu rõ đội trưởng Phạm Đức Hòa của đội tuyển futsal Việt Nam.
Ngày ông Hector Souto còn làm trợ lý cho HLV Bruno Garcia tại đội tuyển futsal Việt Nam, Phạm Đức Hòa mới chỉ là cầu thủ trẻ nhiều triển vọng.
Ngày đó, lựa chọn số một ở vị trí Fixo (tương tự như vị trí trung vệ thòng trong môn bóng đá sân cỏ 11 người) của đội tuyển futsal Việt Nam là cựu cầu thủ Trần Văn Vũ, chứ chưa phải là Phạm Đức Hòa.
*Trận chung kết giải vô địch futsal Đông Nam Á 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia sẽ diễn ra lúc 18h00 hôm nay, tại Nhà thi đấu thuộc trung tâm thương mại Terminal 21, ở Korat (Thái Lan). Dân trí sẽ tường thuật trực tuyến trận đấu này.
" alt=""/>Đội tuyển futsal Việt Nam tái ngộ cố nhân trong trận chung kết Đông Nam ÁHaaland quá khổ so với chiếc giường thông thường trong phòng điều trị của Man City (Ảnh: The Sun).
Thậm chí, cầu thủ người Na Uy phải nằm điều trị với đôi chân lọt hẳn ra bên ngoài chiếc giường. Chính vì điều đó, Man "xanh" đã phải đặt chiếc giường cỡ lớn dành riêng cho Haaland, để cầu thủ này có thể điều trị chấn thương với điều kiện tốt nhất.
Nói về điều này, Kyle Walker chia sẻ hài hước: "Haaland thực sự to lớn. Chúng tôi đặt biệt danh cho cậu ấy là đô vật. Man City phải đặt riêng chiếc giường cỡ lớn cho Haaland ở trong phòng điều trị. Cậu ấy không nằm vừa chiếc giường thông thường".
Để duy trì thể trạng, Haaland từng tiết lộ, anh có chế độ ăn kiêng dành riêng cho tim và gan. Cầu thủ này chỉ uống nước thông qua hệ thống lọc rất phức tạp. Mỗi ngày, Haaland tiêu thụ tới 6.000 calo. Đổi lại, cầu thủ này có cường độ vận động rất lớn.
Ngoài sân cỏ, tiền đạo người Na Uy được biết đến là cầu thủ trầm tính. Anh rất thích thiền. Haaland còn có kiểu ăn mừng bàn thắng mô phỏng tư thế thiền.
Bên cạnh đó, Haaland học tập C.Ronaldo khi có chế độ ăn uống và ngủ nghỉ rất nghiêm ngặt. Cầu thủ sinh năm 2000 có thể dành hàng giờ trong phòng tập và xông hơi và luôn đảm bảo đúng giờ giấc đi ngủ. HLV Pep Guardiola từng rất ấn tượng với sự chuyên nghiệp của cậu học trò.
Trong mùa giải này, Haaland vẫn thi đấu vô cùng xuất sắc. Cầu thủ này đã ghi 11 bàn thắng sau 11 trận ra sân ở giải Ngoại hạng Anh. Tính trên mọi đấu trường, chân sút người Na Uy đã ghi 13 bàn sau 14 trận ra sân cho The Citizens.
" alt=""/>Haaland gặp rắc rối vì thân hình quá khổ, Man City có biện pháp đặc biệtCác VĐV Việt Nam hầu như không có khả năng giành huy chương tại Olympic (Ảnh: Getty).
Cộng cả hai kỳ SEA Games diễn ra trong 2 năm liên tiếp, thể thao Việt Nam giành được tổng cộng 801 huy chương. Tuy nhiên, gần hàng ngàn huy chương đấy không có ý nghĩa gì đối với đấu trường Olympic.
Những môn thi đấu liên quan đến thông số kỹ thuật gồm điền kinh, bơi, bắn súng, các thông số của chúng ta vẫn còn ở quá xa so với đấu trường Olympic.
Trong khi đó, những môn mang tính chất cảm tính (chấm điểm), như những màn biểu diễn ở các môn võ (karatedo, vovinam, wushu) vốn không xuất hiện tại Thế vận hội.
Ở các môn như lặn, pencak silat, cờ, khiêu vũ thể thao, bóng ném, kurash, thể hình, E-sport gần như là những môn không thể xuất hiện tại Olympic trong tương lai gần.
Việc đầu tư dàn trải như trên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lực, thời gian và cả sự tập trung của thể thao Việt Nam, khiến chúng ta càng dễ mất phương hướng.
Điều trớ trêu là những môn này lại giúp đoàn thể thao Việt Nam gom rất nhiều HCV ở hai kỳ SEA Games gần nhất, góp công rất lớn giúp chúng ta bỏ xa phần còn lại của Đông Nam Á ở các kỳ đại hội thể thao khu vực, nhưng lại không giúp được gì cho thể thao Việt Nam ở các kỳ Olympic.
Nhìn sang các đoàn thể thao khác ở Đông Nam Á, Philippines chỉ giành được 52 HCV tại SEA Games năm 2022, họ chỉ đứng hạng 4, bị Việt Nam bỏ rất xa trên bảng tổng sắp huy chương. Đến SEA Games 2023, Philippines tụt xuống hạng 5, với 58 HCV, tiếp tục bị đoàn thể thao Việt Nam bỏ xa trên bảng xếp hạng.
Tuy nhiên, ở Olympic Tokyo 2020, Philippines giành được một HCV, 2 huy chương bạc (HCB) và một huy chương đồng (HCĐ), đứng thứ 50 toàn đoàn, dẫn đầu Đông Nam Á tại Thế vận hội.
Đến Olympic Paris 2024, Philippines hiện có 2 HCV và 2 HCĐ, xếp hạng 29 toàn đoàn (tính đến hết buổi sáng 10/8), tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á.
Thua kém toàn diện nền thể thao Đông Nam Á ở Olympic 2024
Indonesia tại SEA Games năm 2022 chỉ giành được 69 HCV, xếp hạng 3, bị Việt Nam bỏ xa. Đến SEA Games 2023, Indonesia có 87 HCV, tiếp tục không so sánh được với thể thao Việt Nam ở Đông Nam Á vận hội.
Nhưng ra đấu trường Olympic, Indonesia giành được 1 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ tại Tokyo 2020, xếp hạng 55 toàn đoàn, thứ nhì Đông Nam Á tại Thế vận hội. Ở Paris 2024, họ giành được 2 HCV và một HCĐ, xếp 32 toàn đoàn, tiếp tục đứng nhì Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.
Ngoài cầu lông luôn đảm bảo được huy chương cho Indonesia ở các kỳ Olympic khác nhau, họ còn có môn cử tạ rất mạnh. Eko Yuli Irawan (HCB Olympic Rio 2016 và Tokyo 2020) vừa hụt huy chương ở hạng cân 61kg nam ngày hôm trước, thì ngày hôm sau Rizki Juniansyah đã giành HCV cho cử tạ Indonesia ở hạng cân 73kg nam.
Chi tiết này cho thấy cử tạ thuộc xứ sở vạn đảo mạnh thực thụ, có tính chiều sâu và có tính kế thừa rất cao (Rizki Juniansyah mới 21 tuổi). Họ được đầu tư bài bản từ nhiều năm qua, được chuẩn bị kế hoạch tấn công đấu trường Olympic chứ không phải "ăn may".
Thể thao Việt Nam không có những VĐV dạng này và cũng không có những kế hoạch phát triển nhân lực, không có kế hoạch phát triển môn mũi nhọn hướng đến đấu trường Olympic dạng này.
Bằng chứng là cũng trong môn cử tạ, niềm hy vọng hàng đầu của đội tuyển cử tạ Việt Nam, niềm hy vọng huy chương hàng đầu của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024 Trịnh Văn Vinh, vốn là VĐV bị cấm thi đấu từ năm 2019 - 2023, vì bị phát hiện dương tính với doping.
Thiếu mũi nhọn và thiếu định hướng ở sân chơi Olympic
Trong chừng ấy năm, chúng ta không tìm được người nào thay thế tốt hơn. Để rồi chúng ta tiếp tục đặt kỳ vọng huy chương vào Trịnh Văn Vinh ngay khi anh trở lại thi đấu hồi năm ngoái, dẫu biết rằng khoảng thời gian 4 năm bị cấm thi đấu chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến phong độ và cảm giác đứng trên sân chơi đỉnh cao của VĐV này.
Thể thao Việt Nam không có VĐV mũi nhọn, cũng không có môn thế mạnh ở đấu trường Olympic giống các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ như Thái Lan gần như đảm bảo được việc sẽ giành được HCV ở hạng cân 49kg nữ trong môn taekwondo, bởi họ sở hữu nữ võ sĩ Panipak Wongpattanakit bất khả chiến bại ở hạng cân này.
Thái Lan cũng đảm bảo sẽ luôn có huy chương ở các hạng cân nhẹ trong môn quyền anh: Janjaem Suwannapheng giành HCĐ ở hạng cân 66kg nữ.
Hiện tại, Thái Lan phát triển thêm môn cử tạ: Theerapong Silachai giành HCB hạng cân 61kg nam, Weeraphon Wichuma giành HCB hạng cân 73kg nam, Surodchana Khambao giành HCĐ hạng cân 49kg nữ và cầu lông: Kunlavut Vitidsarn giành HCB nội dung đơn nam.
Philippines phát triển thêm môn thể dục dụng cụ (TDDC), với Carlos Yulo đi vào lịch sử thể thao Đông Nam Á, khi là người đầu tiên trong khu vực này giành được 2 HCV trong cùng một kỳ Olympic, ở các nội dung bài biểu diễn trên sàn và nội dung nhảy chống nam.
Philippines bắt đầu tấn công vào môn điền kinh, với Obiena về thứ 4 ở nội dung nhảy sào nam. Anh này có cùng thành tích 5m90 với người giành HCĐ ở nội dung này, chỉ kém chỉ số phụ.
Điền kinh là môn "nữ hoàng", môn hấp dẫn nhất, khốc liệt nhất ở các kỳ Olympic, dám tấn công vào môn điền kinh cho thấy tham vọng của thể thao Philippines rất lớn.
Quay lại với thể thao Việt Nam, sau thất bại của Trịnh Văn Vinh trong môn cử tạ, của Trịnh Thu Vinh trong môn bắn súng, chúng ta có thể tìm thấy VĐV nào khác, có thể tìm thấy môn nào khác để hy vọng vào việc giành huy chương Olympic sau đây 4, 8 hay 12 năm là điều không dễ trả lời?
Thành tích của các đoàn thể thao Đông Nam Á ở Olympic Paris 2024 tính đến 16h00 ngày 10/8:
Philippines: 2 HCV, 2 HCĐ (hạng 29 ở Olympic 2024)
Indonesia: 2 HCV, 1 HCĐ (hạng 32)
Thái Lan: một HCV, 3 HCB, 2 HCĐ (hạng 37)
Malaysia: 2 HCĐ (hạng 78)
Singapore: 1 HCĐ (hạng 80)
" alt=""/>Thể thao Việt Nam cần học hỏi gì từ các quốc gia Đông Nam Á?