Theo nhà thơ Đặng Huy Giang, nếu không có bản lĩnh, chắc chắn ở thời kỳ đổi mới, Liên Xô cũ sẽ không có tiểu thuyết Trái tim chó, Những đứa con phố Arbat, tập thơ Sợi dây thần kinhcủa Bulgakov, Rybakob, Vyxotxki và một số tác phẩm khác mới được công bố và thừa nhận. Những tác phẩm này vẫn được các tác giả viết trước đó, ở thời kỳ có nhiều thứ bị cấm kỵ và trói buộc.
"Có một thời, không ít nhà thơ bỏ sở trường, chạy theo sở đoản. Vốn viết thơ tình rất hay, nhưng lại xoay ra viết thơ sản xuất, chiến đấu... cho hợp thời. Rồi thơ sản xuất, chiến đấu... cũng chẳng đâu vào đâu và trở nên bất cập. Ấy là sự xa rời mình nên không thể trở thành mình. Ấy là sự tự đánh mất mình và đương nhiên trở thành người viết không có bản lĩnh…", nhà thơ Đặng Huy Giang thẳng thắn nêu quan điểm.
Ông chốt lại: "Nên nhớ, bản lĩnh của người viết chỉ được tôn cao nếu như người viết thực sự có tài".
Trong khi đó, quan điểm của Nguyễn Bình Phương về bản lĩnh của nhà thơ lại là: "Khả năng biết khước từ cái cũ, lối mòn và biết khước từ với những gì không phù hợp với chính mình như số đông, tính thời thượng".
Ở khía cạnh khác, ông quan niệm bản lĩnh là khả năng biết chấp nhận cái khác. Có bản lĩnh mới tạo nên bản sắc mà nhất là trong thời đại hiện nay, trí tuệ nhân tạo bắt đầu len lỏi và làm thay con người thì việc nhà thơ có bản sắc là điều vô cùng quan trọng.
Bản lĩnh phụ thuộc vào vốn sống và tài chính
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, bản lĩnh là điều không thể dễ dàng có ngay được đối với người cầm bút, đó là một phẩm chất đặc biệt phải mài giũa, trui rèn, thử thách qua thời gian.
"Ở một góc nhìn sâu xa hơn, bản lĩnh của người viết còn phụ thuộc vào vốn sống, vào chính tài năng và năng lượng sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Nếu thiếu hai yếu tố này, bản lĩnh ấy khó mà thành công trên con đường đầy khó khăn, gian truân, thử thách của thi ca đích thực", nhà thơ Nguyễn Việt Chiến bày tỏ.
Đồng quan điểm, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng cho rằng, bản lĩnh nhà thơ nằm ở sự kiên định, bền bỉ với các sáng tác tiếp theo của mình, ở nỗ lực đẩy đi xa hơn những thể nghiệm để tạo ra cách diễn đạt khác, làm nên sự phong phú trong cách hình dung và truyền tải tinh thần của sự vật, con người, những diễn biến trong đời sống được nhắc đến trong ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ giao tiếp thông thường.
Khẳng định việc bám rễ vào văn hóa của dân tộc mình để sáng tác thơ ca sẽ tạo ra bản sắc riêng, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường) cho biết đã lựa chọn nói và viết bằng tiếng nói hồn cốt của người Mường, sáng tạo nên những giá trị mới, làm giàu vốn ngôn ngữ truyền thống trong tác phẩm. Do đó, phần lớn các bài thơ của chị đều nói bằng tiếng Mường nhưng phát triển ở tầm cao bằng các giá trị học thuật nghề nghiệp. Các bài thơ ấy đã mang tính thời đại, thoát ra khỏi những giá trị dân gian ban đầu mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Bất chấp mưa lạnh, nhiều người vẫn đổ về dự khai mạc Ngày thơ Việt NamDù thời tiết không thuận lợi, trời mưa và lạnh song những người yêu thơ vẫn đến Hoàng thành Thăng Long, đi trên con đường thơ để đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay về dân tộc." alt=""/>Bản lĩnh nhà thơ là tự trọng trong sáng tạoNguyễn Trọng Tài sinh năm 1978 tại Thái Nguyên. Là một cái tên nổi bật trong lớp họa sĩ đương đại, anh có rất nhiều triển lãm từ năm 2003 đến nay. Các tác phẩm của anh cũng có mặt trong những bộ sưu tập của các gallery uy tín trong và ngoài nước.
Điểm nổi bật nhất trong các tác phẩm của Nguyễn Trọng Tài không nằm ở chất liệu hay kích thước, mà ở những vòng xoay không ngừng từ ballet. Cái duyên với ballet của anh đến vô cùng tự nhiên. Trong lúc tìm tòi tư liệu cho bài thi tốt nghiệp, Nguyễn Trọng Tài có khoảng 3 tháng đi thực tế tại trường Múa Việt Nam. Bài tốt nghiệp cũng chính là tác phẩm đầu tiên của anh về đề tài ballet, mở đầu cho những sáng tạo mềm mại đầy cuốn hút sau này.
Mỗi họa sĩ thường có một chủ đề yêu thích, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp của mình. Với những họa sĩ thành danh, tên tuổi của họ sẽ gắn liền với chủ đề đó, như Hoàng Phượng Vỹ với sự thơ ngây, Nguyễn Minh Phước chịu ảnh hưởng Phật giáo, Nguyễn Quang Minh gắn liền với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Đối với Nguyễn Trọng Tài, anh dành phần lớn sự nghiệp cầm cọ của mình cho những nữ vũ công ballet và bộ môn nghệ thuật quý phái này.
Ballet nổi tiếng với sự chuyển động tinh tế nhưng không kém phần mãnh liệt. Mỗi tác phẩm lại mang trong mình những câu chuyện, và người vũ công sẽ dùng hết tài năng, tâm huyết để truyền tải chúng đến với khán giả. Sự đam mê này có lẽ đã phù phép tâm trí của Nguyễn Trọng Tài, giúp anh thành công khi đưa nét đẹp của dáng hình ballet lên tấm toan của mình.
Không chú trọng sử dụng quá nhiều màu sắc trong các tác phẩm, Nguyễn Trọng Tài tập trung thể hiện sự kết nối vô hình nhưng mạnh mẽ của những nữ vũ công với không gian xung quanh. Cùng là những cá thể sống vì nghệ thuật, anh thấu hiểu sự cống hiến của các vũ công. Bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào, dù là ballet hay hội họa, không bao giờ là con đường dễ dàng với những người theo đuổi nó. Qua nét cọ của mình, Nguyễn Trọng Tài mong muốn người xem có thể cảm nhận được tình yêu cháy bỏng trong từng bước chân của người nghệ sĩ.
Nguyễn Trọng Tài không dừng lại ở việc kể câu chuyện về đam mê nghệ thuật cháy bỏng. Với chủ thể xuyên suốt là các nữ vũ công, tác phẩm của anh thổi một làn gió nhẹ nhàng và kiêu sa lẩn khuất trong những tầng váy tutu đặc trưng. Mỗi bức tranh kể các mẩu chuyện nhỏ không đầu không cuối, lúc trên sân khấu, khi là cuộc nói chuyện trong giờ nghỉ giải lao, hay giữa những buổi luyện tập căng thẳng.
Những vũ công thanh thoát đưa cánh tay mềm mại đến trước mắt người yêu nghệ thuật, dẫn dắt họ vào một chiều không gian phi trọng lượng. Bóng hình của sự mềm mại, mong manh chiếm lấy toàn khung tranh, khiến người xem không khỏi rung động trước vẻ đẹp thoát tục của người nghệ sĩ.
Trong trường phái hội họa Ấn tượng, Edgar Degas nổi tiếng với các tác phẩm về ballet và những vũ công trong chiếc váy tutu trắng muốt. Từng nét cọ chuyển động để lại dấu ấn đậm nét trong trái tim và tâm trí của công chúng yêu nghệ thuật. Gần 200 năm sau, các tác phẩm của ông vẫn là biểu tượng hoàn hảo cho sự kết hợp giữa hội họa và ballet.
Ở Việt Nam, mặc dù bộ môn này chưa thu hút sự chú ý từ công chúng, nhưng không ai có thể phủ nhận sức hấp dẫn mà ballet mang lại. Là một người hâm mộ nhiệt thành, Nguyễn Trọng Tài cuốn nét cọ của mình theo từng nhịp điệu, từng hơi thở của ballet, từ đó đem lại cho những người yêu nghệ thuật một trải nghiệm đặc biệt, đầy gợi cảm và nữ tính.
Nữ họa sĩ đổi đời nhờ bức tự họa sang chảnhTamara de Lempicka trở nên nổi tiếng khi nữ họa sĩ người Ba Lan vẽ mình đang ngồi trong chiếc xe đua màu xanh lá." alt=""/>Họa sĩ Nguyễn Trọng Tài và vòng xoay của balletỞ tiết mục mở màn Trời sinh một cặp, Ngọc Hồ cùng đội trưởng Uyên Linh đã mang đến ca khúc Tiếng trống Paranưng của vùng đất "tháp nắng" Ninh Thuận. Uyên Linh mặc trang phục dân tộc "mời gọi" chàng trai thủ đô Ngọc Hồ cùng hòa mình vào bản sắc của địa phương mình. Giám khảo Nguyễn Hải Phong hài lòng từ cách dàn dựng, trang phục, vũ công khiến cho tiết mục tạo ra sự nhịp nhàng và rộn ràng. |
Giám khảo Bạch Tuyết cho rằng: “Tiết mục này chúng ta nghe nó vui nhưng để lắng lại thì hơi khó”. Nhạc sĩ Huy Tuấn cho rằng bản phối thành công dùng tiếng trống Paranưng cùng sự bè phối ăn ý đến từ cặp đôi. Kết quả, Ngọc Hồ nhận được 2 số điểm 9,5 đến từ giám khảo khách mời Bạch Tuyết và Nguyễn Hải Phong. |
Lựa chọn ca khúc ''Bà tôi'' để trình diễn, Diệp Bảo Ngọc được Quốc Thiên điều chỉnh quãng giọng cho phù hợp với bài hát giúp cô dễ dàng cảm nhạc, thể hiện được hình ảnh một người bà cả đời tảo tần, hết lòng hy sinh vì con cháu. |
NSND Bạch Tuyết không chỉ khen ngợi mà còn bổ sung thêm yếu tố sáng tạo và ví von đây như là “vở nhạc kịch” đầy giá trị. Nhạc sĩ Huy Tuấn từng cho rằng với cách hát giản dị, mộc mạc, Diệp Bảo Ngọc trở thành “điểm sáng” trong chương trình. Với tiết mục này, Diệp Bảo Ngọc xuất sắc mang về cho mình hai điểm 10 đến từ cặp đôi giám khảo khách mời.
|
Giám khảo Nguyễn Hải Phong khen về kỹ năng sản xuất âm nhạc của Thái Sơn. NSND Bạch Tuyết khẳng định cả hai đã “giới thiệu được đặc điểm rất tuyệt vời của truyền thống âm nhạc của một dân tộc anh em cùng sống với chúng ta''. Màn trình diễn mang về cho Thái Sơn hai điểm 10 đến từ cặp đôi giám khảo khách mời. |
Đỗ An mang đến ca khúc Dệt tầm gai kết hợp với bạn diễn Kim Nhã và diễn viên Thanh Thảo. Sự phối hợp ăn ý của bạn diễn Kim Nhã thông qua hình ảnh người phụ nữ muốn được giải thoát trong tình yêu cùng màn kết treo mình trên cao như giải phóng tâm hồn của diễn viên Thanh Thảo khiến tiết mục đầy đủ yếu tố tâm lý và lôi cuốn khán giả. |
Đỗ An chia sẻ cảnh trí luôn có diễn xuất của riêng nó và việc lấy cảm hứng từ vở nhạc kịch “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của Pháp, anh tái hiện một phần kỹ thuật của những cột đá di chuyển trên sân khấu. NSND Bạch Tuyết bày tỏ muốn chạy lên sân khấu ôm hôn Đỗ An vì bạn đã làm cho một yếu tố nhỏ của sân khấu Thế giới nó thành hiện thực trên sân khấu của Việt Nam. Tiết mục của anh nhận về 9.5 điểm từ giám khảo Nguyễn Hải Phong và điểm 10 tuyệt đối từ NSND Bạch Tuyết. |
Hữu Thanh Tùng lựa chọn trình diễn liên khúc Giọt sương bay lên - Ôi quê tôi, kể về một giấc mơ khi chàng trai có dịp ghé thăm nhà trưng bày về lụa Hà Đông trong tâm trạng tò mò và háo hức, và tình cờ gặp được cô gái thôn quê trong trang phục áo tứ thân. Giai điệu metal rock cùng chất giọng khỏe khoắn của Hữu Thanh Tùng bên cạnh giọng nữ nhẹ nhàng Ái Phương nhận được sự đánh giá cao từ giám khảo Nguyễn Hải Phong. |
Với giám khảo Bạch Tuyết thì tiết mục này có khá nhiều lỗi mắc phải. Giám khảo Huy Tuấn bày tỏ sự tiếc nuối về phần phối bè chưa trọn vẹn của cặp đôi. Tiết mục mang về số điểm 9,75 từ giám khảo Nguyễn Hải Phong và số điểm 9,5 từ giám khảo Bạch Tuyết. |
Ca khúc dân ca Bắc bộ Qua cầu gió bay được Hoàng Ku nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh phối lại hoàn toàn mới cùng đoạn rap viết riêng. Quốc Thiên hóa thân thành "người cha yêu con gái" phái binh đoàn sát thủ truy giết Hoàng Ku - chàng trai tìm mọi cách theo đuổi con gái mình. Tiết mục của cặp đôi mang đến cho khán giả nhiều tiếng cười bởi tính giải trí cao. |
NSND Bạch Tuyết nhận xét: “Đông, vui, hấp dẫn và bất ngờ”. Giám khảo Huy Tuấn phê bình đoạn bè phối của cả hai quá ít không giống với tiêu chí chương trình. Ca khúc giành về điểm 9.75 từ cả hai vị giám khảo khách mời. |
Ca sĩ Ngọc Khuê - trong vai trò khách mời - thể hiện lại bản mashup các ca khúc từng làm nên tên tuổi của mình gồm Chuồn chuồn ớt - Bên bờ ao nhà mình - Đá trông chồng. |
Kết thúc vòng thi thứ 6, bảng tổng sắp của các thí sinh có sự thay đổi. Theo đó, Thái Sơn có tổng điểm cao nhất 30,5 điểm (với 0,5 là điểm cộng dồn ở vòng thi tuần trước), thí sinh an toàn là Diệp Bảo Ngọc với 29,75 điểm và Đỗ An với 29,75 điểm (với 0,5 là điểm cộng dồn ở vòng thi tuần trước). 3 thí sinh còn lại vào top nguy hiểm nhưng Hữu Thanh Tùng là thí sinh ở lại, Hoàng Ku và Ngọc Hồ tạm biệt chương trình. |
Thanh Nhàn
Trong tập 3 của chương trình Trời sinh một cặp mùa 5, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương và ca sĩ Nam Khánh đã hết lời khen ngợi giọng hát và bản phối tiết mục dự thi của Đỗ An - ông xã người mẫu Lê Thúy.
" alt=""/>NSND Bạch Tuyết muốn ôm hôn ông xã điển trai của siêu mẫu Lê Thúy