Công Phượng là một trong bảy gương mặt của bóng đá được đề cử. Cụ thể, ngoài Công Phượng còn có đương kim Quả bóng vàng Việt Nam Anh Đức, Văn Quyết, Thành Lương. Cầu thủ nữ có thủ môn Kiều Trinh, Minh Nguyệt và Huỳnh Như.
Trong danh sách bầu chọn các VĐV tiêu biểu toàn quốc năm nay, Ánh Viên chính là gương mặt được đánh giá cao nhất.
Ánh Viên khó có đối thủ ở cuộc bình chọn danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc 2015 |
Điểm nhấn của Ánh Viên trong năm 2015 chính là thành tích giành tới 8 HCV tại SEA Games 28. Điều đáng nói, cả 8 HCV này của nữ kình ngư người Cần Thơ đều phá kỷ lục đại hội. Đó là điều mà ngay cả tay bơi huyền thoại Joseph Schooling của Singapre cũng không thể làm được.
8 HCV, 8 kỷ lục SEA Games đã mang về cho Ánh Viên hơn 1 tỷ đồng tiền thưởng, cùng nhiều giải thưởng giá trị. Quan trọng hơn, VĐV người Cần Thơ đã chính thức đoạt 3 vé tham dự Olympic 2016. Đây là một kỳ tích của bơi lội Việt Nam. Sau khi đạt thành tích vô cùng ấn tượng tại Sea Games 28, Ánh Viên được đề xuất thăng hàm từ Đại úy lên Thiếu tá.
Ở đấu trường thế giới, Ánh Viên tạo nên cơn địa chấn khi giành tấm HCĐ và HCB ở chặng 1 cúp bơi lội thế giới. Tại chặng 2 ở Paris, Ánh Viên tiếp tục giành thêm 1 tấm HCB nội dung 400m hỗn hợp cá nhân.
Đầu tháng 10, Ánh Viên đoạt HCĐ nội dung 800m tự do tại Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới. Sau đó 2 ngày, cô đoạt HCV, phá kỷ lục đại hội ở nội dung 200m hỗn hợp.
Ngoài những thành tích trên, Ánh Viên còn giành tới 16 HCV để giúp TP HCM đứng nhất toàn đoàn tại giải VĐQG 2015.
Với những thành tích này, mới đây, trang tin tức bơi nổi tiếng của Mỹ Swimswam đã bầu Nguyễn Thị Ánh Viên là một trong 5 kình ngư nữ hay nhất châu Á 2015. Swimswam là trang tin tức bơi lội hàng đầu của Mỹ. Hàng năm, họ đều vinh danh những VĐV bơi thi đấu xuất sắc trên toàn thế giới. Ngoài Ánh Viên, top 5 kình ngư hay nhất châu Á còn có Kanako Watanabe, Natsumi Hoshi, Zang Yufei và Fu Yuanhui.
Ngoài Ánh Viên, những gương mặt như: Vương Thị Huyền, Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Lý Hoàng Nam (quần vợt)… cũng được đánh giá cao ở cuộc bình chọn danh hiệu VĐV tiêu biểu năm nay.
Theo kế hoạch, chiều mai (12/1), BTC sẽ tiến hành cuộc bầu chọn danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc đồng loạt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Bằng Lăng
Ánh Viên lọt top 15 đề cử sự kiện tiêu biểu 2015" alt=""/>Ánh Viên, Công Phượng được đề cử VĐV tiêu biểu 2015
Chia sẻ tại sự kiện hướng nghiệp với chủ đề “Ra quyết định có trách nhiệm trong lựa chọn nghề nghiệp” được tổ chức bởi Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), chuyên viên hướng nghiệp Phạm Thuỳ Chi - nhà sản xuất các chương trình dành cho thanh thiếu niên của VTV7 khẳng định, hướng nghiệp không thể diễn ra chỉ trong một ngày mà đó là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi một kế hoạch cùng các bước thực hiện rõ ràng.
“Gen Z” là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ bùng nổ, sớm hiểu rõ sở thích của bản thân cũng như nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sớm hơn so với thế hệ trước. Tuy nhiên, chị Thuỳ Chi cho rằng: “Nếu các bạn chỉ quyết định nghề nghiệp dựa trên đam mê, hay suy nghĩ một chút về trường này, trường khác… mà không dựa trên tổng quan thì rất khó để đưa ra được quyết định đúng đắn”.
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp đòi hỏi một kế hoạch với các bước thực hiện rõ ràng và cần được thực hiện từ sớm |
Trong hành trình lựa chọn nghề nghiệp, học sinh cũng cần chủ động tìm cơ hội trải nghiệm ngành học và công việc thực tế. Ngay từ những năm cấp 3, học sinh có thể tham gia các dự án hoạt động ngoại khoá, các lớp học thử tại trường đại học, những buổi tham quan văn phòng, hội thảo hướng nghiệp, kiến tập tại các vị trí công việc mình yêu thích… Đây chính là cơ hội để học sinh tìm hiểu chi tiết về quy trình công việc, đồng thời là “phép thử” để các bạn nhìn nhận: “Liệu thực tế công việc này có đúng như mong đợi của mình hay không?”, “Mình có còn muốn tiếp tục theo đuổi nghề này không?”…
Sau những trải nghiệm đó, học sinh có thể cân nhắc, đánh giá, sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai.
Nghề nghiệp có thể hết “hot”, nhưng kỹ năng luôn cần thiết
Cũng tại sự kiện, diễn giả Phạm Thuỳ Chi gợi ý 5 bước giúp bạn trẻ lựa chọn nghề nghiệp, đó là: thấu hiểu bản thân - chọn nghề không sai - khám phá và trải nghiệm các lựa chọn - đánh giá các lựa chọn - đưa ra phương án tốt nhất.
Từ việc nắm bắt được sở thích, năng lực học tập, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp… học sinh có thể khoanh vùng được nhóm nghề nghiệp phù hợp. Chị Thuỳ Chi chia sẻ: “Không có một nghề nào đúng hoàn toàn với mỗi cá nhân. Thay vì giới hạn bản thân chỉ với 1 lựa chọn duy nhất, các bạn hãy lên kế hoạch an toàn cho một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình”.
Học sinh nên có những bản kế hoạch nghề nghiệp an toàn, dự phòng và kế hoạch đột phá cho bản thân |
Bên cạnh đó, nắm bắt được xu hướng ngành nghề và sự thay đổi của môi trường làm việc là điều cần thiết, nhưng học sinh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào điều đó để chọn nghề nghiệp. Trong một thế giới đầy biến động, nghề nghiệp luôn có chiều hướng thay đổi. Vì vậy học sinh cần đầu tư vào bản thân, trau dồi năng lực và kỹ năng để thích nghi linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
BUV đồng hành cùng thế hệ trẻ
Sự kiện chủ đề “Ra quyết định có trách nhiệm trong lựa chọn nghề nghiệp” nằm trong chuỗi chương trình hoạt động hướng nghiệp “Hey Gen Z, Shine Your Own Way - Thành công theo cách riêng của bạn” dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc do BUV triển khai, với mong muốn đồng hành cùng thế hệ trẻ trên hành trình định hướng và xây dựng sự nghiệp.
Chương trình có nhiều hoạt động trải nghiệm và thông tin bổ ích. Học sinh tham gia được hướng nghiệp cùng chuyên gia để nắm được cách nhận biết: sở thích, đam mê, điểm mạnh yếu của bản thân và xác định các lĩnh vực phù hợp. Chương trình cũng mang đến thông tin về một số ngành nghề cụ thể, xu hướng việc làm và nhu cầu của thị trường lao động, cơ hội và lộ trình nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp… thông qua các buổi toạ đàm có các chuyên gia, chuyên gia tuyển dụng, cựu sinh viên.
Ngoài ra, BUV còn tổ chức hoạt động hướng nghiệp cá nhân, giúp học sinh trực tiếp trải nghiệm lớp học thử chuyên ngành và môi trường đại học, giao lưu với giảng viên, sinh viên tại BUV. Đặc biệt, hướng nghiệp chuyên sâu 1-1 sẽ giải đáp trực tiếp các câu hỏi của học sinh về xác định sở thích, năng lực và ngành nghề mơ ước.
Mặc dù sở hữu những đặc điểm chung của thế hệ, nhưng mỗi cá nhân “gen Z” vẫn có tính cách và nhu cầu khác nhau. Đó là điều BUV luôn coi trọng trong quá trình hướng nghiệp, để có cách tiếp cận phù hợp, tránh “gắn nhãn” các bạn học sinh đều giống nhau.
Chia sẻ về vấn đề này, đại diện BUV cho biết: “Chúng tôi tích hợp các ứng dụng, nền tảng công nghệ trong các hoạt động tương tác; hướng dẫn các bạn cách để tìm kiếm và sàng lọc nguồn tin đáng tin cậy trong hàng triệu thông tin trên Google; động viên các bạn nói ra chính kiến của mình; lắng nghe với tư duy và thái độ cởi mở để các bạn cảm nhận được sự tôn trọng từ BUV. Tuy nhiên, việc này chỉ mang tính tham khảo ban đầu trong công tác chuẩn bị. Sau đó, chúng tôi sẽ điều chỉnh phù hợp theo thực tế tiếp xúc với từng cá nhân và nhóm bạn trẻ khác nhau”.
Trên hành trình tìm kiếm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, BUV luôn nỗ lực đồng hành cùng các bạn trẻ thông qua những những hoạt động trải nghiệm và lối tiếp cận phù hợp; nhằm hỗ trợ các bạn đưa ra quyết định về lĩnh vực mà mình thực sự muốn theo đuổi, đem lại cho các bạn những trải nghiệm tốt nhất khi theo học tại môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế.
Thu Hằng
" alt=""/>Chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, ‘gen Z’ tự tin thành công theo cách riêngTruyền thông Thái Lan cho biết, phán quyết kể trên bắt nguồn từ năm 2022, khi Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Thái Lan cáo buộc bà Yingluck và 4 nhân vật khác không tuân thủ quy trình đấu thầu trong một hợp đồng chính phủ trị giá 250 triệu Baht (khoảng 6,7 triệu USD).
Quyết định của Tòa án Tối cao cũng đánh dấu diễn biến pháp lý thuận lợi tiếp theo cho em gái của ông Thaksin. Vào tháng 12/2023, bà Yingluck đã được xóa bỏ cáo buộc lạm dụng quyền lực liên quan đến vấn đề thuyên chuyển nhân sự năm 2011.
Tuy đã được tuyên trắng án trong 2 cáo buộc, nhưng bà Yingluck vẫn đang phải đối mặt với án phạt 5 năm tù vì thiếu trách nhiệm trong một chương trình hỗ trợ gạo, gây ra thiệt hại 500 tỷ Baht.
Chương trình của bà Yingluck cho phép chính phủ thu mua lúa gạo từ nông dân với giá cao hơn 50% so với thị trường. Dù được nông dân ủng hộ, nhưng chính sách này cũng khiến chính phủ Thái Lan thiệt hại lớn về mặt kinh tế.
Trong các phát biểu trước đó, bà Yingluck khẳng định mình chỉ chịu trách nhiệm về chính sách, không trực tiếp quản lý chương trình. Bà cũng phủ nhận cáo buộc lơ là trách nhiệm.
Bà Yingluck Shinawatra (56 tuổi) hiện vẫn đang sống lưu vong ở nước ngoài sau khi rời khỏi Thái Lan kể từ tháng 8/2017.
>> Đọc tin tức quốc tế trên báo VietNamNet