Nhờ ghi dấu mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam, Siêu ứng dụng MoMo đã xuất sắc khi đạt 2/4 hạng mục của giải thưởng Make in Vietnam 2022, bao gồm giải Bạc hạng mục Chính phủ số và Top 10 sản phẩm công nghệ số xuất sắc hạng mục Kinh tế số.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp đồng sáng lập MoMo: “Nhắc đến MoMo, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến thanh toán. Tuy nhiên nếu một ứng dụng chỉ để thanh toán thì sẽ khó phát triển ở thị trường Việt Nam. Mà đó phải là một Siêu ứng dụng (Super App), cung cấp đa nền tảng, đa dịch vụ. MoMo hiện đã trở thành Super App, cung cấp gần như tất cả sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của người Việt. Khách hàng của MoMo có thể sử dụng ví điện tử cho tất cả hoạt động chuyển tiền, thanh toán, mua sắm các dịch vụ: ăn uống, đi lại, giải trí, du lịch, khách sạn, quyên góp và đặc biệt là các dịch vụ tài chính, bảo hiểm,… Ngay từ khi ra đời, MoMo mong muốn ứng dụng công nghệ giúp người dân tiếp cận dịch vụ tài chính đơn giản, dễ dàng với chi phí thấp nhất”.
Là công ty công nghệ, MoMo hiện có hơn 2.000 nhân sự, trong đó hơn một nửa là đội ngũ kỹ sư công nghệ và phát triển sản phẩm. Đây cũng là đội ngũ đứng đằng sau nhiều chương trình tương tác (ứng dụng gamification) như Lắc Xì, Học viện MoMo, Thành phố MoMo, QR Săn Vàng, QR Săn Kim cương,... cùng các sản phẩm đặc thù như Heo Đất MoMo, Ví Nhân Ái,... được hàng triệu người dùng yêu thích và sử dụng thường xuyên.
Ông Diệp chia sẻ thêm, trong năm đầu tiên đạt giải thưởng, MoMo rất vinh dự khi được gọi tên tại hai hạng mục lớn. Sinh ra với sứ mệnh thúc đẩy tài chính toàn diện và sự phát triển của nền kinh tế số, công ty luôn ý thức trách nhiệm trong việc đồng hành cùng chính phủ, địa phương nhằm tăng cường dịch vụ số, chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp. Giải thưởng này đã minh chứng cho những nỗ lực của công ty trong hành trình đó và là nguồn cổ vũ to lớn để công ty tiếp tục sứ mệnh dùng công nghệ giúp cuộc sống người Việt trở nên tốt đẹp hơn.
Đạt được thứ hạng cao tại giải thưởng Make in Viet Nam lần nữa đã khẳng định vị thế của siêu ứng dụng này trong việc tự chủ công nghệ, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ chưa từng có trên thị trường, hướng đến phục vụ số đông, những người yếu thế, góp phần bình đẳng hóa cơ hội tiếp cận tài chính cho người Việt ở mọi miền.
" alt=""/>Siêu ứng dụng ‘Make in Viet Nam’ giải bài toán thanh toán và chuyển đổi sốDự luật sẽ đưa các pháp nhân nói trên vào Danh sách Các công dân bị chỉ định trừng phạt đặc biệt (SDN) của Bộ Ngân khố Mỹ, đóng băng họ khỏi hệ thống tài chính Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc “kiên quyết phản đối” động thái này từ Mỹ. Tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Trung Quốc sau khi Mỹ giới thiệu dự luật.
Trước đây, các nhà lập pháp Mỹ đã cố chặn Huawei sử dụng ngân hàng Mỹ và đưa ra dự luật tương tự vào năm 2020 khi ông Donald Trump còn là Tổng thống.
Trong tuyên bố ngày 13/12, Thượng nghị sỹ Tom Cotton nói Mỹ đã đạt được các bước tiến lớn trong việc ngăn chặn Huawei thống trị 5G và “đánh cắp dữ liệu người Mỹ”. Ông cho rằng không thể cho phép Huawei truy cập dữ liệu của công dân và hệ thống quốc phòng nhạy cảm nhất đất nước.
Tháng trước, Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ áp dụng quy định cấm bán thiết bị viễn thông mới từ Huawei.
Trong khi đó, Bloomberg đưa tin, chính quyền ông Joe Biden chuẩn bị đưa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc – YMTC – cùng 35 công ty đồng hương vào danh sách đen thương mại, cấm mua linh kiện Mỹ. Một khi bị cho vào “sổ đen”, các nhà cung ứng Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt nếu muốn bán hàng cho họ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang tìm cách cấm TikTok khi giới thiệu dự luật “Anti-Social CCP”.
(Theo Reuters)
" alt=""/>Mỹ muốn cấm Huawei sử dụng ngân hàng trong nước