Geely Jiaji có động cơ xăng tăng áp 1.8L cho công suất 181 mã lực và mô-men xoắn cực đại đạt 300 Nm. Đây là động cơ được tạo ra bởi Geely và Volvo kết hợp cùng nhau. Công suất cực đại của loại động cơ thứ hai là 174 mã lực và mô-men xoắn cực đại đạt 255 Nm.
Đuôi xe có sự vuông vức của dòng SUV kết hợp bộ mâm 18 inch tăng thêm vẻ bề thế cho Geely |
Do có chiều dài cơ sở là 2.805 mm nên khoang hành khách của Geely Jiaji tương đối thỏa mái cho người sử dụng. Nội thất xe được bố trí nhằm tạo cảm giác thư giản thỏa mái nhất dành cho hành khách.
Màn hình giải trí nằm giữa bộ phận tap lô xe tích hợp cùng các nút bấm chức năng tiện nghi khác |
Sự sang trọng, tinh tế được gia tăng khi cửa sổ trời toàn cảnh panorama xuất hiện trên mẫu xe giá 345 triệu đồng này |
Đặc biệt, ở lựa chọn nội thất theo cấu hình ghế 2+2+2, hàng ghế giữa có chức năng ngã ngửa ra sau và đây là tính năng thương gia ở trên option này. Đồng thời, sự sang trọng thể hiện trên mẫu Geely này chính là bộ phận cửa sổ trời panorama.
Với tông màu đen làm chủ đạo của nội thất xe, cụm vô lăng, táp lô và tất cả các hàng ghế đều được phủ màu sơn đen huyền bí. Màn hình giải trí có kích thước 12,3 inch nằm giữa xe được kết hợp hệ thống GKUI.
Không những tiện nghi, giá cả mềm mà trên Geely Jiaji 2019 còn được chú ý bởi độ tiêu hao nhiên liệu rất thấp. Cụ thể, với 100 km đường đi thì chiếc xe này sẽ chỉ tiêu hao khoảng 1,6 lít nhiên liệu.
Sự an toàn cho hành khách đã được hãng ô tô Trung Quốc chú trọng đến khi lắp đặt những tính năng an toàn như hỗ trợ đỗ xe tự động, phát hiện người đi bộ cắt ngang, hỗ trợ chuyển làn, phát hiện điểm cảnh báo mù, cảnh báo va chạm phía sau…
Trường An
Trung Quốc vốn nổi tiếng là “thiên đường hàng nhái”. Kể cả những sản phẩm công nghệ cao, đầu tư nhiều vốn như ô tô cũng không ngoại lệ.
" alt=""/>Mẫu xe Trung Quốc có giá chỉ bằng một nửa Toyota InnovaMỗi tuần, hơn 450.000 cá thể muỗi đực đã được biến đổi gen được thả vào đàn muỗi. Những con muỗi này đã được sửa đổi gen để khiến cho khả năng sinh sản giảm hẳn so với muỗi tự nhiên. Mục tiêu của thí nghiệm này là tìm ra câu trả lời liệu các nhà khoa học có thể giảm dần số lượng đàn muỗi hay không.
Theo tính toán ban đầu, những cá thể lai giữa muỗi biến đổi gen và muỗi tự nhiên sẽ không thể tồn tại cho đến tuổi sinh sản. Bằng cách liên tục thả muỗi biến đổi gen, các nhà khoa học cho rằng số lượng muỗi sẽ giảm dần. Điều này đã xảy ra, nhưng lại có hậu quả mà họ không ngờ đến.
Thời gian đầu, một số khu vực nhỏ được thử nghiệm có số lượng muỗi giảm tới 85%. Về lý thuyết, cá thể lai không thể sinh sản, do vậy gen biến đổi sẽ không di truyền cho các thế hệ sau.
Tuy nhiên, sau một thời gian các kết quả đã đảo ngược. Số lượng muỗi tăng trở lại, và gen bị biến đổi bắt đầu di truyền ra đàn muỗi. Theo New Atlas, các cá thể lai trong thực tế có khả năng tồn tại tốt hơn các nhà khoa học dự đoán và có thể sống tới tuổi sinh sản.
"Về lý thuyết gen không thể truyền cho muỗi trong tự nhiên, bởi các cá thể lai không sinh sản. Tuy nhiên trong thực tế điều đó đã xảy ra", ông Jeffrey Powell, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Số lượng muỗi tuy giảm trong thời gian đầu, nhưng tăng trở lại sau khoảng 18 tháng. Các nhà nghiên cứu cho rằng cá thể muỗi cái đã nhận biết được muỗi đực bị biến đổi gien và tránh giao phối với chúng.
Quần thể muỗi giờ đây có tới 3 loại giống khác nhau: muỗi tự nhiên, muỗi có biến đổi gen theo giống từ Cuba và Mexico, hai loại muỗi được sử dụng để thử nghiệm. Theo New Atlas, việc nguồn gen đa dạng có thể khiến đàn muỗi ở đây chống chịu tốt hơn các nỗ lực diệt muỗi trong tương lai.
Các nhà khoa học khẳng định điều này không làm ảnh hưởng tới các nguy cơ về bệnh truyền nhiễm.
"Đáng lo nhất là những kết quả chúng ta không tính toán được. Nếu dựa hoàn toàn trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chúng ta có thể tính toán được hệ quả từ việc thả muỗi biến đổi gen. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tế như của chúng tôi nên được làm thường xuyên hơn để kiểm nghiệm kết quả thực tế và lý thuyết", ông Powell nhận xét.
Theo Zing
" alt=""/>Nỗ lực tận diệt loài muỗi vừa thất bại vì chúng quá khôn