Anh Dương Anh Vũ bên bộ bàn ghề từ lốp do anh tái chế
Chia sẻ với phóng viên, anh Vũ kể nơi anh ở có rất nhiều lốp xe đã qua sử dụng, một số người dân thường hay mang đi đốt để tiêu hủy. Thấy việc này gây ô nhiễm môi trường nên anh Vũ đã dành thời gian nghiên cứu, tái chế những chiếc lốp thành những bộ bàn ghế.
“Nơi tôi ở là một vùng quê có khí hậu trong lành, cây cối xanh tốt quanh năm. Tuy nhiên, ở địa phương có những điểm tập kết lốp xe cũ cao như núi, trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi; nếu đốt thì cũng gây ô nhiễm môi trường, nên tôi đã nảy ra ý tưởng tái chế những chiếc lốp cũ thành sản phẩm có thể sử dụng được, như bàn, ghế, xích đu,…
Những chiếc lốp cũ được thu gom
Tự mày mò nghiên cứu, tìm hiểu, rồi tự cắt, thiết kế những chiếc lốp phế liệu thành các mẫu bàn ghế lạ mắt. Ý tưởng đã có từ lâu nhưng, vài tháng nay tôi mới chính thức bắt tay vào thực hiện” - anh Vũ chia sẻ.
Theo anh Vũ, một bộ bàn ghế được tạo thành từ khoảng 70 lốp xe đạp; chân ghế hoàn toàn được làm bằng lốp xe cộng lực lại nên rất chắc chắn. Sản phẩm khi hoàn thiện có thể chịu lực tới 250kg mà không cần thêm khung sắt.
Song, để hoàn thiện một bộ bàn ghế thì việc gom các loại lốp xe từ xe đạp, xe máy đến lốp xe ô tô mất khá nhiều thời gian. Đặc biệt, lốp xe đạp hiện khá ít người sử dụng nên phải đi nhiều vùng quê để gom.
Những chiếc ghế hoàn chỉnh qua nhiều công đoạn thiết kế, thi công, sơn,...
Anh Vũ cho hay, vì làm việc này với mục đích bảo vệ môi trường nên trong quá trình thi công việc cắt lốp mà không đốt cháy, gây khói, mùi là một việc không dễ dàng. Trong khi trên thị trường chưa cung cấp loại máy chuyên dụng có thể cắt đứt lốp và vành thép bên trong.
Dành thêm thời gian cho việc này, hiện anh Vũ đã tự chế ra loại lưỡi dao có thể đáp ứng các tiêu chí trên.
Được biết, để thực hiện ý tưởng của mình, anh đã thuê hơn chục người dân địa phương thiết kế và thi công những bộ bàn ghế, xích đu... thật độc đáo, ấn tượng.
Nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau
Những bộ bàn ghế gồm bàn tròn, bàn chữ nhật có mặt kính hoặc mặt gỗ. Mỗi chiếc ghế đều có lưng tựa, tay vịn được chế tác hoàn toàn tinh xảo từ lốp xe.
Từ chân ghế, chân bàn đến lưng ghế, mặt ghế đều được bện lại từ những sợi cao su. Các bộ phận, chi tiết được kết nối chắc chắn bằng ốc vít, inox và thép. Vết rãnh vốn có trên bề mặt vỏ xe tạo nên những đường nét hoa văn rất đặc thù, lạ mắt.
Kết hợp với các màu sơn đã phối nên những bộ bàn ghế bóng bẩy, bắt mắt; chiếc ghế ngồi vào vừa vặn, lại có độ đàn hồi bởi chất liệu cao su nên khá thoải mái.
Những chiếc ghế được làm từ lốp khá chắc chắn, độ bền cao
Anh Vũ nói, không có loại ghế nào có thể êm hơn chiếc ghế làm từ lốp xe này. Hơn nữa, độ chịu được nắng mưa của loại bàn ghế này là vô địch, dù để ngoài trời nắng mưa ròng rã cũng không ảnh hưởng gì.
Và cả những xích đu xinh xắn
Để thỏa mãn đam mê, ngoài bàn ghế, xích đu, anh Vũ cho hay sắp tới sẽ làm thêm các sản phẩm khác từ lốp như bể cá cảnh, ghế nằm thư giãn...
Xích đu được làm từ lốp tái chế với kiểu dáng lạ mắt
Sau nhiều tháng triển khai, hiện xưởng của anh Vũ đang sản xuất khá đều. Để đảm bảo độ chính xác và thẩm mĩ, anh Vũ đã thiết kế ra các loại khuôn cho từng mẫu ghế, công nhân chỉ việc theo khuôn đó ráp lên thành bộ bàn ghế.
Hiện sản phẩm hoàn thiện, anh dành tặng cho bạn bè, người thân. Cũng vì số lượng chưa nhiều, nên anh chưa có kế hoạch bán ra thị trường.
Nhiều người đã tìm đến nhà anh Vũ để học hỏi kinh nghiệm
Nhiều người sau khi chiêm ngưỡng sản phẩm đã tìm đến nhà tham quan, học hỏi kinh nghiệm để về làm theo. Anh Vũ cũng sẵn sàng chia sẻ, vì theo anh đây là một việc làm tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và cũng mong sẽ bán được sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường
“Trước mắt, tôi làm việc này với mục đích tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương, góp phần bảo vệ môi trường; sau này nếu sản phẩm bán được, có tiền thì tôi sẽ dùng để mua thuốc, khám chữa bệnh cho người nghèo”, anh Vũ chia sẻ.

Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích
Qua bàn tay của ông Lĩnh (74 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), rác thải trở thành món đồ hữu ích.
" alt="Tiếc thứ bỏ đi, người đàn ông tái chế thành “hàng độc” ai cũng thích"/>
Tiếc thứ bỏ đi, người đàn ông tái chế thành “hàng độc” ai cũng thích
Cuộc trốn chạy đến miền đất hứaGần 6 năm trước, lá thư tình chứa đầy yêu thương và nghị lực của cô gái Trần Thị Lý (SN 1992, Ninh Bình) gửi cho người yêu Hoàng Anh (SN 1993, Thanh Hóa) đã lấy đi không ít nước mắt của khán thính giả chương trình "365 Ngày hạnh phúc" trên VOV.
Họ đã viết lên một bản tình ca đẹp đẽ, thay vì chìm đắm trong tiêu cực và bi quan.
“Lần đầu tiên em về nhà anh, mẹ anh đã nói với em rằng: “Cô không muốn cháu khổ, cháu còn trẻ, gia đình cô sẽ cố chăm sóc Hoàng Anh đến ngày nào còn có thể”.
Em đã nghĩ đến việc anh có thể không sống được lâu nữa. Nhưng chính sợ rằng mình không còn được gặp nhau bao lâu nữa mà em quyết định nhận lời yêu anh.
Một mình một chiếc xe lăn, trốn gia đình, tự loay hoay đi mấy trăm cây số lên Hà Nội. Em cũng không biết mình sẽ lo cho anh thế nào. Em cũng chỉ là một đứa con gái không lành lặn” (trích đoạn thư Lý viết cho Hoàng Anh).
Nội dung giản dị nhưng mang cả tấm chân tình đã truyền cảm hứng đến nhiều người. Bởi hai nhân vật chính đều là người khuyết tật.
 |
Hoàng Anh và Trần Lý xuất hiện trong "Điều ước thứ 7". |
Lý kể, cô không may mất một chân sau vụ tai nạn từ năm 2 tuổi. Ngày nhỏ cô ham học, hàng ngày tự mình vượt quãng đường 3km đến lớp bằng cách nhảy lò cò.
Hoàng Anh mắc bệnh viêm đa rễ đa thần kinh, mọi việc sinh hoạt phải phụ thuộc vào xe lăn. Người mang trọng bệnh nhưng Hoàng Anh rất vui tính và lạc quan. Nụ cười luôn thường trực trên môi.
Họ ở hai tỉnh khác nhau nhưng có nhân duyên gặp gỡ khi tham gia một diễn đàn dành cho người khuyết tật trên mạng xã hội Facebook. Lý và Hoàng Anh thường xuyên thư từ qua điện thoại và mạng xã hội.
Ngày mới quen nhau, Lý đang đổ vỡ về mặt tình cảm với người cũ. Hoàng Anh đã dành cho cô lời động viên, giúp cô vượt qua khủng hoảng.
Hai tâm hồn đồng điệu nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Một tuần sau ngày gặp mặt, Lý nhận lời yêu và bắt xe về Thanh Hóa thăm Hoàng Anh.
Cô được bạn trai giới thiệu với người thân. Ngay tối hôm đó, mẹ Hoàng Anh đã gặp riêng Lý, khuyên cô nên chấm dứt mối quan hệ với con trai mình.
Người mẹ này không muốn cô gái trẻ phải đánh mất tương lai. Vì sức khỏe con trai bà ngày một suy yếu. Sau một đêm khóc hết nước mắt, Lý rời Thanh Hóa sớm và định từ bỏ mối tình vừa nhen nhóm. Bẵng đi vài hôm, cô bất ngờ khi Hoàng Anh bắt xe ra Hà Nội tìm mình.
 |
Hoàng Anh thay cho Lý chiếc chân giả đã cũ. |
Đến giờ, Lý vẫn nói với chồng, cuộc trốn chạy năm đó của anh là “cuộc trốn chạy đến miền đất hứa”. Bởi, ở đây họ đã cùng nhau nhìn về một phía và xây đắp tương lai.
Lý bộc bạch, từ giây phút đón Hoàng Anh ở bến xe, cô nguyện cả cuộc đời còn lại yêu thương và chăm sóc anh. Người thường đi lại còn vất vả mà Hoàng Anh phải lên xuống 2 chuyến xe mới đến nơi. “Anh cho biết, đã trốn gia đình đến sống với tôi”, Lý nhớ lại.
Hai mảnh đời khiếm khuyết mưu sinh khắp thủ đô. Nhiều lần, họ phải tá túc tại một trung tâm cho người khuyết tật.
Dù vậy, những khó khăn chồng chất không thể quật ngã tình yêu họ dành cho nhau. Cứ thế, tình yêu như bông hoa nảy nở giữa bạt ngàn sỏi đá.
Lý xin làm thuê với thu nhập 2 triệu/tháng. Số tiền ít ỏi, cô dành một phần ăn uống, còn lại gom góp cho Hoàng Anh học nghề tin học.
Lý thuê trọ bên Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), còn Hoàng Anh thuê trọ ở trung tâm. Giây phút hạnh phúc nhất là Lý bắt xe buýt đến thăm người yêu vào cuối tuần.
 |
Tình yêu đã giúp họ vượt qua những khó khăn. |
Tháng ngày đã cũ cô viết: “Nhiều người bảo anh lợi dụng em, hỏi rằng anh có xứng đáng để em nai lưng ra chịu khổ chịu nhục như thế không. Nhưng em chưa bao giờ dao động.
Em cảm thấy mình may mắn vì có anh. Anh làm cho em vui, cho em hiểu được giá trị của tình yêu”,(trích thư Lý viết cho Hoàng Anh).
Qua một năm đầu cùng vật lộn với cơm áo, họ bắt đầu kiếm ra tiền và để dành được khoản nho nhỏ. Mỗi tháng, Hoàng Anh được người ta trả cho mức lương 3,5 triệu.
Trong khi Hoàng Anh muốn dành tiền tiết kiệm, mua cho Lý chiếc chân giả và làm đám cưới với cô, Lý lại muốn dùng tiền tích cóp cho anh đi chữa bệnh.
Sau này, chương trình “Điều ước thứ 7” đã giúp họ thực hiện được mong muốn. Trên sân khấu, Hoàng Anh có cơ hội được cầu hôn Lý trong sự chúc phúc của tất cả mọi người.
Gia đình nhỏ, hạnh phúc to
Sau ngày được Hoàng Anh cầu hôn trên sân khấu, Lý rạng rỡ trong chiếc váy cô dâu về nhà chồng. Đám cưới đơn giản nhưng vẫn đủ thủ tục.
Ngày cưới, Lý cầm bó hoa cô dâu, đứng đằng sau đẩy xe cho chồng. Ánh mắt họ lấp lánh niềm vui. Hạnh phúc như vỡ òa với gia đình nhỏ khi Lý có bầu, sinh được cậu con trai giống bố như đúc.
 |
Ảnh cưới của vợ chồng Lý. |
Mặc dù sức khỏe yếu nhưng Hoàng Anh chưa bao giờ ỉ lại vào người khác. Vợ sinh con, anh học cách ẵm bồng sao cho an toàn. Việc chăm sóc sản phụ và em bé, anh mày mò học trên mạng.
“Giờ, anh chăm và dạy dỗ con rất khéo. Chúng tôi chưa lúc nào cãi nhau. Ngày mai chẳng biết ra sao nên mỗi ngày trôi qua, chúng tôi cố gắng sống thật vui vẻ và ý nghĩa”, Lý bộc bạch.
Lý kể, lúc cả hai còn ở Hà Nội, mỗi lần ốm cô bắt xe buýt sang cho Hoàng Anh “chăm” vì anh không tiện đi lại. Ngày Lý mang thai, Hoàng Anh tự pha sữa, mát-xa chân cho vợ…
“Anh ấy không nề hà bất kể việc gì. Tôi bị thiếu can-xi, bác sĩ khuyên nên ăn cua đồng. Ông xã tay yếu nhưng cặm cụi ngồi mấy tiếng làm cua ”, Lý nhớ lại.
 |
Giây phút hai bố con đoàn tụ. |
Hiện nay, mẹ con Lý sống ở Thanh Hóa cùng nhà nội. Hoàng Anh ra Hà Nội làm.
“Vì cuộc sống nên vợ chồng tôi chấp nhận cảnh sống xa nhau. Ngoài đấy, anh Hoàng Anh có công việc ổn định, có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn”, Lý tâm sự.
Mỗi tháng một lần, Hoàng Anh lại về thăm vợ con. Lý mở cửa hàng tạp hóa bán tại nhà, kinh doanh đồ chơi online. Thu nhập hai vợ chồng chỉ đủ trang trải những vấn đề thiết yếu của cuộc sống.
Tuy vậy, gia đình nhỏ của họ luôn ngập tràn tiếng cười. Cậu con trai đầu lòng lanh lợi và hay cười nói. Đó là trái ngọt mà Lý và Hoàng Anh đã vun đắp bằng cuộc đời mình.
 |
Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. |

Người phụ nữ thành triệu phú nhờ nghề mai mối hôn nhân cho nhà giàu
Gần 20 năm qua, Anisa Hassan đã mai mối hôn nhân thành công cho 500 người giàu có là các bác sĩ, triệu phú, CEO, luật sư.
" alt="Chuyện tình của chàng trai ngồi xe lăn và cuộc trốn chạy đến miền đất hứa"/>
Chuyện tình của chàng trai ngồi xe lăn và cuộc trốn chạy đến miền đất hứa