Trong thông tin chia sẻ với ICTnews chiều ngày 21/4, ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu y tế, Cục CNTT, Bộ Y tế cho biết, đã có hơn 1,6 triệu người dân được cấp “Hộ chiếu vắc xin”. Người dân có thể tra “Hộ chiếu vắc xin” trên các ứng dụng PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Hùng, Cục CNTT dự kiến tham mưu với Bộ Y tế việc sửa Quyết định 5772 năm 2021 về biểu mẫu và quy trình cấp “Hộ chiếu vắc xin”. Theo đó, biểu mẫu hộ chiếu không thay đổi, nhưng quy trình có điều chỉnh nhỏ, đó là việc đóng gói QRCode: trước đây đóng gói số lượng mũi tiêm, sắp tới chỉ đóng gói mũi tiêm cuối cùng.
Theo hướng dẫn trước đó của Bộ Y tế, người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được cấp “Hộ chiếu vắc xin” mà không phải thực hiện thêm thủ tục gì.
Đại diện Trung tâm Dữ liệu, Cục CNTT, Bộ Y tế cũng cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc cấp “Hộ chiếu vắc xin” cho người dân chính là “làm sạch” dữ liệu. Đến nay, vẫn còn thông tin của khoảng 41 triệu mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19 không có hoặc sai định dạng Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân, sai họ tên, ngày sinh và các thông tin khác khi đối chiếu dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Với những người dân bị sai thông tin, Bộ Y tế sẽ chưa cấp được “Hộ chiếu vắc xin”. Hệ thống chỉ cấp cho những người được xác thực thông tin đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đại diện Trung tâm Dữ liệu, Cục CNTT, Bộ Y tế khuyến nghị: Những người dân chưa được cấp “Hộ chiếu vắc xin” do thiếu hoặc sai thông tin, cần phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 tại địa chỉ tiemchungcovid19.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, chỉnh sửa.
Ngay từ giờ, người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng của mình trên các ứng dụng PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử. Bên cạnh đó, người dân có thể gọi điện đến tổng đài của Bộ Y tế theo số 19009095 để phản ánh và được tư vấn những vấn đề liên quan đến “Hộ chiếu vắc xin”.
Trước đó, cùng ngày 19/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành về việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19 và triển khai ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin”.
Cụ thể, với các địa phương, để kịp thời phục vụ cho việc đi lại, giao thương quốc tế của người dân, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao Tổ công tác Đề án 06 của địa phương chủ trì chỉ đạo thực hiện “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19, thời gian hoàn thành trước ngày 5/5.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ sỏ tiêm chủng trên địa bàn rà soát, xử lý dứt điểm phản ánh của người dân về thông tin tiêm chủng Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 và duy trì việc xử lý phản ánh theo hướng dẫn; thực hiện ký số toàn bộ đối tượng tiêm chủng đã được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo. Hai nội dung này, Bộ Y tế yêu cầu hoàn thành trước ngày 30/4.
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành, Bộ Y tế cũng đề nghị rà soát, xác thực, bổ sung thông tin sai lệch, còn thiếu của người dân trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, hoàn thành trước ngày 30/4.
Vân Anh
Hiện tại, sau khi người dùng cập nhật phiên bản mới của ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid, những người đã được Bộ Y tế cấp “Hộ chiếu vắc xin” sẽ có thông tin kèm mã QR hộ chiếu hiển thị trên ứng dụng.
" alt=""/>Hơn 1,6 triệu người dân Việt Nam đã có “Hộ chiếu vắc xin”Một số đồ dùng bằng điện nóng lên khi sử dụng là chuyện thường gặp, nhưng nếu ổ cắm có dấu hiệu này thì nên kiểm tra kỹ lưỡng. Khi ổ cắm bị lỏng, điện nặng tiêu tốn tăng cao sẽ chuyển thành nhiệt thải khiến cho ổ cắm nóng. Nếu phát hiện ổ cắm nóng, cần phải rút ra ngay lập tức rồi cắm lại một cách an toàn, tránh bị lỏng. Sau khi làm lại, ổ cắm vẫn nóng thì đừng nên chủ quan mà cần nhờ thợ kiểm tra.
Đèn bị nhấp nháy
Một hệ thống điện vận hành trơn tru sẽ không có dấu hiệu bất thường kể cả đèn chiếu sáng nhấp nháy. Nếu đèn nhấp nháy có thể là dấu hiệu cho thấy dây dẫn bị lỏng. Chủ nhà cần kiểm tra xem có bao nhiêu đèn bị nháy.
Nếu như chỉ có một đèn gặp vấn đề này nguyên nhân do dây điện. Nhưng nếu số lượng đèn nháy nhiều hơn có thể do mạch điện đang gặp vấn đề. Do đó, bạn cần xem xét hộp cầu dao hoặc nhờ thợ sửa chữa điện kiểm tra cho chắc chắn.
Ổ điện bung khỏi tường
Sau khi hoàn tất lắp đặt, các ổ điện phải gắn chặt vào tường. Nếu như gia chủ nhìn thấy ổ điện lỏng lẻo là dấu hiệu không tốt, biểu hiện nguy cơ mất an toàn. Khi ổ điện không gắn chặt có thể gây phóng điện, đoản mạch dẫn tới hỏa hoạn, thậm chí chạm vào có thể gây điện giật.
Với các gia đình có trẻ em phải chú ý đến vấn đề này nhằm tránh tai nạn đáng tiếc. Hiện nay, trên thị trường có bán dụng cụ bịt ổ điện giúp đảm bảo an toàn cho bé. Thông thường trẻ nhỏ không ý thức được sự nguy hiểm nên sẽ thò các loại bút, que sắt, đinh vào thử dẫn đến hậu quả thương tâm nếu không được phát hiện.
Có chuột trong nhà
Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng chuột là nỗi ám ảnh với con người. Chúng chui rúc ở khắp nơi từ xó nhà, cống rãnh, bãi rác dẫn đến mang nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, nếu nhìn thấy chuột "tung tăng" trong nhà không loại trừ khả năng loài này sẽ gặm nhấm đường dây điện hay dây của các thiết bị điện. Các dây bị chuột gặm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây điện giật khi cầm vào. Do đó, nếu thấy chuột trong nhà, bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để sớm phát hiện các vấn đề bất thường.
Dùng dây điện không đảm bảo
Hồi những năm 1960, hệ thống dây điện sử dụng nhôm là phổ biến có thể do sự thiếu hụt nguyên liệu đồng. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát thực hiện ở Mỹ cho thấy, dùng dây nhôm có thể dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn. Quá trình oxy hóa nhôm quá nóng là nguy cơ dẫn đến cháy nổ.
Các loại dây cáp điện kém chất lượng thường được làm từ đồng nhiều tạp chất, đường kính sợi nhỏ, thiếu số sợi nên tiêu tốn điện năng sử dụng, ngoài ra khả năng chịu tải kém có thể dẫn đến quá tải và cháy nổ.
Xung quanh nhà có mùi khét
Mùi khét xuất hiện trong nhà là dấu hiệu không ổn, cần kiểm tra hệ thống điện ngay. Đôi khi nguyên nhân do nướng bánh hay nấu món gì đó quá lâu, nhưng nếu như không phải vì các lý do này thì mùi khét có thể xuất phát từ đường dây điện trong nhà.
Mùi khét phát ra do dây điện nóng lên quá mức làm chảy lớp vỏ nhựa bên ngoài. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hỏa hoạn. Thực tế rất nhiều vụ cháy nổ đã xảy ra xuất phát từ một chi tiết nhỏ trên đường dây bị nóng quá mức, cháy âm ỉ lan ra cả hệ thống điện trong nhà.
Kim Ngân (Theo Brightside)
Trong số các sai lầm khi mua nhà thì mua quá túi tiền và khả năng chi trả được xem là nghiêm trọng nhất.
" alt=""/>Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với hệ thống điện trong nhàCâu trả lời của ngườiphụ nữ quyền lực cũng “tuyệt vời” không kém khi bà đáp lại: Đó chính là tình yêu.