Cuộc tấn công vào hệ thống Vietnam Airlines là dạng tấn công có chủ đích
Vào khoảng 16h ngày 29/7/2016, trang mạng của của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại địa chỉ vietnamairlines.com bị hacker tấn công chiếm quyền kiểm soát, bị thay đổi giao diện, trang chủ website hiển thị thông điệp công kích. Đặc biệt, dữ liệu của khoảng 410.000 khách hàng là hội viên chương trình Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines đã bị hacker đánh cắp và công bố trên mạng. Cùng thời điểm chiều ngày 29/7, tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhiều màn hình hiển thị thông tin đã bị chiếm quyền điều khiển, các loa phát thanh tại hai sân bay này cũng phát thông tin “lạ”.
Nhận định về vụ hacker tấn công vào hệ thống thông tin hàng không chiều ngày 29/7/2016, TS.Hoàng Xuân Dậu, Trưởng bộ môn An toàn thông tin (ATTT), Khoa CNTT, Học viện Công nghệ BCVT - một trong 8 trường được Thủ tướng Chính phủ chỉ định là cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT theo Đề án 99 (“Đề án phát triển nhân lực an ninh, an toàn thông tin đến năm 2020”) cho biết: “Qua những thông tin tôi có được, tôi cho rằng đây là một vụ việc mất ATTT cực kỳ nghiêm trọng. Đến mức mà hacker đã xâm nhập được khá sâu vào hệ thống của doanh nghiệp, điều khiển được cả hệ thống màn hình hiển thị các chuyến bay cũng như các loa phát thanh tại sân bay. Chỉ khi nào tin tặc xâm nhập được sâu vào mạng nội bộ của doanh nghiệp thì mới có thể thực hiện được những việc này”.
TS Hoàng Xuân Dậu cũng cho biết thêm: “Nếu sự cố thông thường thì hacker chỉ đánh cắp hoặc xóa hoặc thay đổi được một vài thông tin dữ liệu. Còn trường hợp này, hacker đã can thiệp được cả vào thiết bị phân cứng là vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Ngoài ra, vụ việc còn xảy ra tại hệ thống thông tin ở 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, cho thấy chắc chắn cuộc tấn công này không phải là việc ngày một ngày hay, mà rõ ràng đối tượng tấn công phải có thời gian chuẩn bị cho đợt tấn công khá lâu”.
Theo TS Dậu, đánh giá sơ bộ từ những thông tin có được, ông cho rằng cuộc tấn công vào hệ thống thông tin hàng không vừa qua là dạng tấn công có chủ đích, là một cuộc tấn công tinh vi, phức tạp, được chuẩn bị trong một thời gian dài. “Ở góc độ chuyên môn, tôi cũng không tin lắm với ý kiến trả lời trên phương tiện thông tin đại chúng của ông Trưởng phòng CNTT của Vietnam Airlines nói rằng sự việc mới xảy ra một ngày trước đây”, TS Dậu chia sẻ.
Mặc dù sự cố này chưa đe dọa trực tiếp đến an toàn bay song TS. Hoàng Xuân Dậu chỉ rõ đây là vấn đề mà Vietnam Airlines cần phải quan tâm: “Qua sự việc nghiêm trọng này, tôi cho rằng, Vietnam Airlines cũng như các cơ quan, đơn vị có liên quan cần tiến hành rà soát thật kỹ lưỡng hệ thống mạng, tìm các điểm yếu cũng như các vấn đề; đồng thời qua đó cần đánh giá nghiêm túc, đề ra và thực hiện các biện pháp cần thiết để gia cố, đảm bảo an toàn cho hệ thống”.
Nói về việc dữ liệu của khoảng 410.000 khách hàng là hội viên chương trình Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines bị hacker đánh cắp và công bố, TS.Hoàng Xuân Dậu đánh giá đây là một thiệt hại lớn cả hữu hình và vô hình. Ông cũng cho hay: “Vietnam Airlines đã để xảy ra việc lộ một lượng lớn thông tin cá nhân của khách hàng. Hiện các khách hàng của Vietnam Airlines chưa có kiện cáo gì. Song về nguyên tắc, anh làm như thế nếu ở các nước phát triển là hãng phải đền bù một số lượng tiền không nhỏ. Mặc dù việc này ở Việt Nam ta chưa có tiền lệ nhưng thực sự đây là một vụ rò rỉ thông tin khách hàng với số lượng đáng kể và cũng là vấn đề mà sau này Vietnam Airlines phải xem xét để có các biện pháp đảm bảo an toàn thế nào nhằm bảo vệ thông tin khách hàng, gồm cả thông tin cá nhân và những thông tin giao dịch, thanh toán của họ”.
Không những khẳng định sự nhất trí cao với ý kiến của một chuyên gia cho rằng, sự cố an ninh mạng vừa xảy ra với hệ thống thông tin hàng không là một “hồi chuông cảnh báo” với vấn đề đảm bảo ATTT tại Việt Nam, TS.Hoàng Xuân Dậu còn nhấn mạnh vụ việc này thực sự là “hồi chuông dài” cảnh báo thực tế vẫn còn nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn chưa quan tâm đúng mức, vẫn rất chủ quan trong công tác đảm bảo ATTT.
" alt=""/>Từ vụ Vietnam Airlines bị hacker tấn công đến chuyện chột dạ lo “vá víu” hệ thốngPhát biểu tại buổi họp báo ra mắt các mẫu điện thoại Motorola mới, đại diện Lenovo – công ty đã mua lại bộ phận sản xuất di động của Motorola - cho biết thị trường Việt Nam có khoảng 10 triệu hộ dân ở mức sống trung lưu, nên là một yếu tố quan trọng cho thị trường smartphone phát triển. Dẫn số liệu nghiên cứu độc lập, đại diện Lenovo cho biết thị trường smartphone Việt Nam hiện nay có khoảng 14 triệu chiếc, và sẽ tăng lên 18 triệu chiếc trong năm 2016. Trở lại Việt Nam lần này, Motorola mang đến thông điệp Hello Moto (Xin chào, Moto), khẩu hiệu đã được Motorola dùng nhiều trước đây. Trong 5 mẫu smartphone giới thiệu lần này, đại diện Lenovo cho biết Moto G là chiếc smartphone thành công nhất của Motorola.
Trong các điện thoại được Motorola tung ra thị trường, Motorola X Style là chiếc điện thoại cao cấp nhất với màn hình 5,7 inch, pin 3.000mAh, camera chính 21MP quay video 4K. Máy sử dụng vi xử lý 6 nhân Qualcomm Snapdragon 808 tốc độ 1,8GHz, RAM 3GB. Máy được bán giá 13.290.000 đồng.
Moto X Play được thiết kế chống thấm nước, camera 21MP, màn hình 5,5 inch độ phân giải 1080p, vi xử lý 4 nhân tốc độ 1,7GHz. Moto X Play được bán giá 8.190.000 đồng.
" alt=""/>Motorola trở lại thị trường VN, giới thiệu 5 smartphone mớiCó độ dày chỉ 6,6 mm, Vivo X6 Plus sẽ được bán ra với ba màu sắc gồm bạc, vàng gold, và vàng hồng (Rose Gold). Màn hình 5,7 inch Super Amoled cho độ phân giải 1080p mật độ điểm ảnh 386 ppi. Máy chạy hệ điều hành Android 5.1 Lollipop với giao diện người dùng "Funtouch OS" do Vivo tùy biến.
Vivo X6 Plus được trang bị RAM lên tới 4 GB, tuy nhiên, chip xử lý thì không phải model cao cấp, chỉ là chip MediaTek MT6752 với 8 nhân Cortex-A53 tốc độ 1,7 GHz và nhân đồ họa Mali-T760. Máy cũng được trang bị bộ nhớ trong cao, lên tới 64 GB và có tùy chọn bộ nhớ cao hơn nữa.
Cả hai smartphone mới của Vivo đều có phiên bản 2 SIM, tuy nhiên, khe cắm SIM thứ hai có thể nhận cả thẻ microSD. Nhờ đó, trong trường hợp không cần dùng tới 2 SIM nhưng muốn mở rộng bộ nhớ, bạn có thể tận dụng khe cắm này (lưu ý rằng bạn không thể đồng thời vừa dùng 2 SIM vừa dùng thẻ nhớ ngoài). Vivo trang bị cho máy cảm biến vân tay ở mặt sau có khả năng mở khóa điện thoại trong 0,4 giây.
Về camera, Vivo X6 Plus dùng camera sau 13 MP có khả năng tự động lấy nét theo pha, khẩu độ f/2.2, trong khi đó camera trước cho độ phân giải 8 MP. Người dùng chỉ cần 0,6 giây để mở ứng dụng chụp ảnh, còn thời gian khóa nét chỉ 0,2 giây. Phablet của Vivo còn có chip âm thanh Yamaha Hi-Fi cùng amp chuyên dụng. Máy dùng pin 3.000 mAh hỗ trợ công nghệ sạc nhanh. Vivo X6Plus bắt đầu được bán tại Trung Quốc từ ngày 7/12 với giá khoảng 500 USD.
Vivo X6
Vivo X6 có màn hình 5,2 inch Super AMOLED độ phân giải 1080p (424 ppi). So với các máy có màn hình tương đương, Vivo X6 không phải là quá nhỏ gọn với kích thước 147,9 x 73,8 x 6,6 mm (dài x rộng x dày). Tuy vậy, trọng lượng của smartphone này khá vừa phải với 135,5 gram.
X6 cũng có 4 GB RAM và chip xử lý giống X6 Plus, tuy nhiên, bộ nhớ lưu trữ bị cắt giảm còn 32 GB. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách tận dụng khe cắm SIM thứ hai như đã nói ở trên. Thân máy được làm từ hợp kim nhôm - Magiê, trong khi thiết kế angten đôi giúp người dùng dùng mạng ổn định hơn.
" alt=""/>Vivo tung bộ đôi smartphone thiết kế kim loại, RAM 4 GB