Nhận định, soi kèo Junior vs Deportes Tolima, 08h30 ngày 5/12: Không còn đường lùi


相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Dortmund vs Mainz, 22h30 ngày 30/3: Thất vọng chủ nhà -
Tình tiết kẹt súng gây sốc trong vụ ám sát CEO UnitedHealthcareCảnh sát đang hành động nhanh chóng nhưng thủ phạm vẫn chưa bị bắt giữ. Ảnh: New York Times.
Sau khi Giám đốc điều hành (CEO) của UnitedHealthcare Brian Thompson bị bắn chết bên ngoài một khách sạn ở Manhattan vào sáng 4/12 trong một "cuộc tấn công có chủ đích táo bạo", manh mối này đến manh mối khác nhanh chóng xuất hiện.
Nhiều manh mối
CNN đưa tin video giám sát dường như cho thấy kẻ nổ súng rời khỏi một ga tàu điện ngầm gần đó lúc 6h15 sáng 4/12 và mua hai thanh năng lượng, cũng như một chai nước, tại một cửa hàng Starbucks gần đó.
Vài phút sau, nghi phạm, mặc áo khoác nâu, đeo khẩu trang tối màu, đeo ba lô màu xám, được camera an ninh ghi lại khi đi lại gần một cửa hàng bán đồ ăn nhẹ và, khoảng 6h30 sáng, dường như đang sử dụng điện thoại.
Khoảng nửa giờ sau khi người này rời khỏi tàu điện ngầm, video giám sát cho thấy anh ta đi bộ đến khách sạn nơi ông Thompson đang đến để tham dự hội nghị đầu tư thường niên của United, và đợi bên ngoài.
Nghi phạm tiếp cận Thompson từ phía sau và nổ súng, sau đó đến gần hơn và tiếp tục bắn. Súng dường như bị kẹt, kẻ tấn công dừng lại để thông súng và tiếp tục bắn, hành động vẫn rất táo tợn. Kẻ nổ súng băng qua đường, lẻn vào một con hẻm và nhảy lên một chiếc xe đạp điện. Sau đó, hắn đi về phía bắc hướng đến Central Park (Công viên Trung tâm).
Khi cảnh sát lục soát hiện trường và mở rộng nỗ lực tìm kiếm, vô số bằng chứng đã xuất hiện.
Các nguồn tin cảnh sát nói với tờ New York Post rằng những viên đạn được sử dụng trong vụ tấn công dường như được khắc các từ "từ chối", "trì hoãn". Những từ này gợi nhớ cuốn sách về ngành bảo hiểm năm 2010 mang tên Delay, Deny, Defend: Why Insurance Companies Don't Pay Claims and What You Can Do About It (tạm dịch: Trì hoãn, từ chối, bảo vệ: Tại sao các công ty bảo hiểm không trả tiền bồi thường và bạn có thể làm gì), làm dấy lên câu hỏi hỏi liệu vụ nổ súng này có liên quan đến sự chỉ trích ngành bảo hiểm y tế hay không.
Hình ảnh do Sở cảnh sát New York (NYDP) công bố về "một người đáng ngờ đang bị truy nã để thẩm vấn". Ảnh: NYDP.
Cảnh sát được cho là đã phát hiện ra một chai nước và điện thoại di động trong con hẻm mà kẻ nổ súng chạy trốn.
Manh mối tốt nhất tới nay có thể là hostel (nhà trọ) ở Upper West Side, với nhiều hình ảnh được video giám sát ghi lại. Trong hình ảnh từ video giám sát, nghi phạm hạ khẩu trang, trong khoảnh khắc được CNNmô tả là "đang tán tỉnh", và nở một nụ cười tươi với một nhân viên nữ.
Bất chấp nhiều manh mối từ những hình ảnh từ video giám sát, đạn khắc chữ và cả nhứng bằng chứng vật lý khác, kẻ nổ súng vẫn chưa được xác định và đang lẩn trốn sau khi gây ra một tội ác táo tợn ở một trong những thành phố được cảnh sát kiểm soát chặt chẽ nhất của đất nước cờ hoa.
Liệu manh mối có đánh lừa?
Cảnh sát hôm 6/12 nói giới chức điều tra cho rằng kẻ nổ súng đã rời khỏi thành phố New York, theo New York Times. Động cơ của vụ án mạng vẫn chưa được xác định và suy đoán đang lan tràn: Vụ nổ súng là một vụ ám sát chuyên nghiệp hay kẻ giết người chỉ bất mãn với một công ty bảo hiểm y tế không được lòng khách hàng? Hay vẫn còn những lý do khác?
Những vụ giết người gây chú ý khác đã để lại bài học về việc không vội kết luận sau khi chúng gây giả thuyết bùng nổ về động cơ. Vụ án mạng năm 2023 nhằm vào người sáng lập Cash App Bob Lee ở San Francisco cũng từng tạo ra các giả thuyết về những kẻ giết người vô gia cư và bàn luận về bạo lực tội phạm đô thị.
Nhưng kẻ bị buộc tội trong vụ việc, Nima Momeni, là một chuyên viên tư vấn và các công tố viên cho biết người này đang trả thù cho cái chết của em gái của mình do một kẻ buôn ma túy gây ra. Người này cho rằng Bob Lee đã giới thiệu em gái mình với kẻ buôn ma túy. Các bồi thẩm đoàn đang xem xét vụ án này.
Tại thành phố New York, Anthony Comello bị buộc tội giết Francesco “Franky Boy” Cali - được cho là một thủ lĩnh của gia đình mafia Gambino, vào năm 2019.
Trước khi Comello bị bắt, cái chết đã làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra cuộc chiến giữa các băng đảng. Sau cùng, hóa ra vụ việc không liên quan gì tới đấu đá băng đảng, thủ phạm cho rằng mình đang giúp ông Donald Trump và nghĩ rằng Cali là một phần của “nhà nước ngầm”.
Cảnh sát đang lục soát ở Central Park hôm 6/12 đề tìm manh mối. Ảnh:New York Times.
Tình tiết đáng chú ý: Kẻ nổ súng vẫn bình tĩnh khi súng bị kẹt
Vernon J Geberth, một trung úy chỉ huy đã nghỉ hưu của Sở cảnh sát New York, tác giả cuốn Practical Homicide Investigation, được coi rộng rãi như giáo trình quan trọng về điều tra án mạng, không cho rằng nghi phạm trong vụ giết người mới nhất ở New York là một kẻ giết người chuyên nghiệp.
“Theo quan điểm của tôi, điều đó quá riêng tư”, Geberth, người không tham gia vào cuộc điều tra nhưng đưa ra quan điểm dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của mình, cho biết.
“Chỉ cần để lại một số manh mối đó, cũng chỉ giống như ai đó đưa ra tuyên bố".
“Những người chuyên nghiệp không đưa ra tuyên bố - họ chỉ làm công việc của mình”.
Mặc dù có rất nhiều bằng chứng, ông Geberth cho rằng điều đó không nhất thiết giúp bắt giữ nghi phạm ngay lập tức.
Ví dụ, cảnh sát có thể thu thập dấu vân tay và ADN từ chai nước hoặc điện thoại di động, nhưng điều đó không dẫn đến nghi phạm nếu thông tin này không có trong cơ sở dữ liệu mà cơ quan thực thi pháp luật có quyền truy cập.
"Người này có thể là người chưa từng phạm tội trước đây", Geberth nói.
Geberth cho biết ông nghĩ rằng kẻ giết người sẽ bị bắt vì hình ảnh khuôn mặt của nghi phạm hiện đã lan truyền cho công chúng trên khắp nước Mỹ và thế giới.
"Khuôn mặt của người này đang tràn ngập trên TV, và giới chức trách đã treo thưởng 10.000 USD", ông nói.
"Ai đó, ở đâu đó sẽ biết đến hắn vì vụ án này đang được đưa tin trên toàn thế giới".
Cảnh sát treo thưởng 10.000 USD cho thông tin về vụ sát hại CEO Brian Thompson. Ảnh: Reuters.
Mary Ellen O'Toole, chuyên gia phân tích của FBI trong vụ án mang Unabomber, nhận định kẻ giết người đã mắc một số sai lầm. 'Khi xem xét tập hợp thông tin ban đầu, tôi nhận thấy kẻ nổ súng đã lên kế hoạch", bà O'Toole lưu ý.
Vụ nổ súng diễn ra bên ngoài một khách sạn lớn, có nhiều lối vào, nhưng vẫn biết cách tiếp cận nạn nhân.
"Anh ta lấy thông tin đó ở đâu? Chúng ta không biết".
Bà O'Toole cũng lưu ý rằng khẩu súng có gắn bộ giảm thanh, được gắn trên nòng súng để tiếng súng nhỏ hơn.
"Kẻ nổ súng dường như đã lên kế hoạch cho một vụ nổ súng ngoài trời. Nếu bạn không chế ngự tiếng ồn, nó có thể thu hút sự chú ý", O'Toole nói.
"Đồng thời, việc có bộ giảm thanh trên súng trong ý đồ của kẻ nổ súng này có thể chỉ là một chi tiết, vì vậy không nhất thiết phải suy luận theo hướng đó".
Trong số những khía cạnh đáng suy ngẫm nhất đối với O'Toole có chia tiết kẻ nổ súng vẫn giữ được bình tĩnh khi súng bị kẹt, một điều có thể khó khăn ngay cả với những người thực thi pháp luật được đào tạo bài bản.
"Khi bạn ở trường bắn, đôi khi, khi súng bị kẹt, điều đó có thể gây khó chịu, có thể gây căng thẳng, có thể khiến bạn tức giận", O'Toole phân tích.
Bà nói thêm: “Nếu bạn xem video về kẻ nổ súng, thì không có chuyện đó. Không có cuộc nói chuyện nào giữa kẻ nổ súng và nạn nhân. Anh ta đến đó không phải để nói chuyện - anh ta đến đó để giết một giám đốc điều hành".
Về dấu vết bằng chứng để lại, bà O’Toole cho rằng các điều tra viên đang giữ thái độ cởi mở với thực tế rằng nghi phạm đã để lại vỏ đạn và đạn, cũng như một chai nước gần đó.
“Tôi chắc chắn là họ đang cân nhắc rằng những thứ đó được để lại ở đó như một mưu mẹo hoặc kẻ nổ súng đã mất cảnh giác”, bà O’Toole nói.
“Một nhà phân tích giỏi hoặc một điều tra viên giỏi sẽ không bị mắc kẹt trong một lý thuyết nào cả”.
Thị trưởng New York Eric Adams, người đang bị truy tố vì cáo buộc hối lộ và các tội danh đóng góp cho chiến dịch tranh cử, cho biết hôm 6/12 rằng cảnh sát đang hành động nhanh chóng để bắt được thủ phạm.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.
"> -
Bản thiết kế trong căn biệt thự mới của Hoa hậu Phạm Hương."> Sống ở Mỹ nhưng Hoa hậu Phạm Hương vẫn chi tiền khủng xây biệt thự lớn cho mẹ -
- Từ năm 2008 tới năm 2016, số lượng hồ sơ công nhận văn bằng của nước ngoài tại Việt Nam đã tăng gần 44 lần. Công nhận bằng do nước ngoài cấp tăng đột biếnSố liệu Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục công bố tại Hội thảo Công nhận văn bằng giáo dục đại học sáng 28/3 cho thấy, vào năm 2008 - thời điểm quy định về công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở nước ngoài cấp có hiệu lực - chỉ có 88 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng.
Tuy nhiên, đến năm 2016, số lượng hồ sơ là 3.861 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng.
Thời điểm bắt đầu có sự gia tăng đột biến là vào năm 2013, khi số lượng hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng tăng gấp 3 lần, từ 622 hồ sơ (2012) lên 1.828 hồ sơ (2013).
Số liệu thống kê lượng hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do nước ngoài cấp từ 2008-2016. Theo ông Vũ Ngọc Hà, chuyên viên Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, nguyên nhân của sự gia tăng này là do vào năm 2013 các kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ cũng như thông tin từ dư luận về hiện tượng bằng rởm của nước ngoài cấp đã khiến các cơ sở tuyển dụng và tuyển sinh yêu cầu các cá nhân có văn bằng nước ngoài cấp phải công nhận văn bằng theo quy định.
Tuy nhiên, ông Hà cho biết, việc công nhận văn bằng của các cá nhân chỉ thuần túy từ yêu cầu của cơ sở tuyển dụng hoặc nhu cầu cá nhân chứ quy định của Bộ GD-ĐT không quy định bắt buộc những người có bằng của nước ngoài cấp phải công nhận văn bằng.
Theo số liệu thống kê, số hồ sơ công nhận văn bằng chủ yếu là từ loại hình du học toàn phần (60%) và liên kết đào tạo (34%). Trong liên kết đào tạo thì 63% là toàn phần tại Việt Nam, 37% là bán phần.
Các trường có cơ sở, chi nhánh tại Việt Nam chiếm khoảng 4,36% số hồ sơ.
Ông Hà cũng tiết lộ, có tới 95% số hồ sơ (trên tổng số khoảng 14.490 hồ sơ) được công nhận từ 2008- 0216. Có khoảng 531 hồ sơ thiếu thông tin và 365 hồ sơ không được công nhận.
Nguyên nhân khiến các hồ sơ không được công nhận chủ yếu là do các tổ chức kiểm định giả, trường đại học giả hoặc văn bằng, bảng điểm giả.
Ông Hà cho biết, Bộ GD-ĐT đang xây dựng Trung tâm thông tin về công nhận văn bằng để giúp người học có đầy đủ thông tin hơn về các chương trình đào tạo nước ngoài trước khi lựa chọn chương trình hay cơ sở đào tạo.
"Giấc mơ" bằng đại học VN được thế giới công nhận
Trả lời câu hỏi liên quan tới vấn đề công nhận văn bằng của các trường ĐH Việt Nam ở các nước trong khu vực và thế giới, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD khẳng định đây là câu chuyện mà chúng ta sẽ hướng tới.
"Thông qua hệ thống thông tin, sự lớn mạnh của hệ thống GD ĐH hiện nay chúng ta có quyền mơ và phải phấn đấu chúng ta không chỉ tham gia, liên kết chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài mà các nước cũng liên kết với chúng ta".
"Tới thời điểm nào đó, chúng ta phải nghĩ tới việc xuất khẩu, một hoặc nhiều chương trình đào tạo của ta ra nước ngoài và khu vực" - ông Trinh nói thêm.
Tuy vậy, ông Trinh từ chối trả lời câu hỏi về lộ trình cụ thể cho "giấc mơ' này.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh: Lê Văn. Trong khi đó, theo bà Đào Thị Liên Hương, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, để có thể công nhận bằng cấp lẫn nhau giữa các trường ĐH Việt Nam và các trường thế giới thì cần phải thay đổi chương trình cho phù hợp.
"Rất nhiều học sinh VN, học hết năm thứ nhất sang nước ngoài để học sẵn sàng trừ đi những môn nào học rồi nhưng hầu hết năm thứ nhất của các trường ĐH ở VNđều học các môn không liên quan nhiều lắm tới chuyên môn" - bà Hương cho hay.
Bằng quốc tế đào tạo từ xa công nhận thế nào?
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam là việc công nhận văn bằng của các chương trình đào tạo trực tuyến đang rất đa dạng và chất lượng, tính nghiêm túc rất khó kiểm soát.
Theo ông Ga, mặc dù có những chương trình trực tuyến tốt nhưng làm thế nào để chọn lọc, công nhận văn bằng, tránh thiệt thòi cho những người học các chương trình trực tuyến chất lượng đang là câu hỏi khó.
Trong khi đó, ông Vũ Ngọc Hà cho biết, theo quy định hiện nay, các chương trình đào tạo từ xa chỉ được công nhận khi chương trình đó được Bộ GD-ĐT cấp phép.
Ông Hà cho rằng, hiện nay, đào tạo từ xa đã được nhiều nước công nhận là xu thế tất yếu song nhiều quốc gia vẫn chưa công nhận. Tuy nhiên, trong khi nhiều nước có nền giáo dục phát triển chưa không nhận vì sợ canh tranh với các cơ sở trong nước trong khi đó, những quốc gia như Việt Nam lại đang lo lắng về vấn đề kiểm soát chất lượng của hình thức đào tạo này.
Từ đó, ông Hà kiến nghị cần phải sớm có quy định, tiêu chuẩn và công cụ để công nhận văn bằng hình thức đào tạo từ xa.
Việt Nam đã ký kết Công ước công nhận văn bằng giáo dục đại học tại Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc vào tháng 12/1983 (Công ước Băng Cốc 1983). Tháng 11/2011, các thành viên đã thông qua Công ước sửa đổi, bổ sung tại Tokyo (Công ước Tokyo 2011).
Theo ông Mai Văn Trinh, việc phê chuẩn Công ước này sẽ giúp cho việc công nhận văn bằng ở Việt Nam ngày càng đi vào nề nếp theo những quy định chung mang tính quốc tế.
Lê Văn
">