Phía Bắc có ranh giới giáp với các địa phương cấp tỉnh là Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; phía Tây giáp Lào; phía Đông và phía Nam giáp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực.
Trong đó, 5 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Côn Minh và vùng Tây Nam Trung Quốc.
Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)
Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Nam Ninh vùng Đông Nam Trung Quốc; từng bước hình thành trung tâm thương mại, trung chuyển liên vùng và quốc tế, gắn với xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng.
Hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội gắn với tiểu vùng Tây Bắc, kết nối với Lào và các nước ASEAN; liên kết các đô thị và các trung tâm du lịch tiểu vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và tiểu vùng Bắc Trung Bộ, thúc đẩy phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng Tây Bắc.
Hành lang kinh tế Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nam Trung Quốc. Kết nối các trung tâm du lịch của vùng và quốc gia, thúc đẩy phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng trung tâm.
Hành lang kinh tế Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Trùng Khánh và vùng Đông Nam Trung Quốc.
Định hướng phát triển các vành đai, Quyết định nêu, vành đai biên giới (theo các quốc lộ 4, 4A, 4B, 4C, 4D, 4H) kết nối các tỉnh biên giới dọc theo biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, với nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh, kết hợp phát triển kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy xuất nhập khẩu của cả nước với thị trường Trung Quốc và Lào.
Vành đai hỗ trợ trung chuyển hàng hóa (theo hành lang đường bộ bao gồm tuyến cao tốc đề xuất Sơn La - Yên Bái, quốc lộ 37) liên kết các trung tâm chế biến của vùng với thị trường, các sân bay, cảng biển lớn; góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, kết nối các tỉnh, các tiểu vùng hướng đến mục tiêu phát triển sản xuất, cung ứng và trung chuyển hàng hóa nông sản, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ.
Vành đai đô thị - công nghiệp - dịch vụ (theo hành lang đường bộ bao gồm tuyến cao tốc CT.02 và vành đai 5 (đô thị Hà Nội) và hành lang đường sắt đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang) là động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng, liên kết các trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ của vùng với Thủ đô Hà Nội.
Về mạng lưới giao thông, Quyết định cũng nêu rõ, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào.
Trong đó, đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và cảng cạn theo Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia, Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quốc gia, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc và Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để kết nối thông suốt quốc tế, liên vùng và nội vùng.
Thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); triển khai xây dựng tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên, cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng và nâng cấp các tuyến đường bộ khác khi có điều kiện về nguồn vốn.
Xây dựng tuyến cao tốc kết nối Sơn La với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (cao tốc Sơn La - Yên Bái), tuyến đường bộ kết nối tiểu vùng Tây Bắc với tiểu vùng Bắc Trung bộ (tuyến Hòa Bình - Ninh Bình) trước năm 2030 khi được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia.
Nâng cấp cảng hàng không Điện Biên thành cảng hàng không quốc tế (cấp 4E) sau năm 2030 khi được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.
Nguyễn Huệ" alt=""/>3 vành đai phát triển trong quy hoạch vùng trung du và miền núi phía BắcMục tiêu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, có khung kết cấu hạ tầng cơ bản kết nối nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và tiểu vùng Bắc Trung Bộ.
Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp giá trị cao, hữu cơ, đặc sản, xanh, tuần hoàn; kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn; trồng rừng được đẩy mạnh, kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước.
![]() |
Việt Hương và ông xã tặng ông Đoàn Ngọc Hải 1,7 tỷ đồng mua xe cứu thương phục vụ công tác thiện nguyện. |
Việt Hương hiện là một trong những nghệ sĩ nữ sở hữu danh tiếng và cát-xê cao bậc nhất hiện nay. Chị thành công trên nhiều lĩnh vực từ sân khấu hài kịch, gameshow, đến phim ảnh khi hoạt động ở cả thị trường trong nước và hải ngoại.
Năm 2014, khi thời điểm các chương trình gameshow tạp kỹ phủ sóng truyền hình, Việt Hương là một trong những nghệ sĩ được sự quan tâm của công chúng. Cùng với Hoài Linh, Trấn Thành và Trường Giang, chị cũng là nữ nghệ sĩ hài duy đắt show và có mức cát - xê luôn thuộc top cao nhất showbiz Việt.
Ở tuổi ngoài 40, Việt Hương đang sở hữu khối tài sản kếch xù, nhiều người ao ước. Chị nắm giữ nhiều bất động sản, xế hộp, một nhà hàng mang tên mình tại Mỹ cùng thương hiệu mỹ phẩm ngày càng "ăn nên làm ra".
![]() |
![]() |
Năm 2007, Việt Hương chuyển sang Mỹ định cư. Nữ nghệ sĩ mua căn biệt thự rộng rãi tại tiểu bang California với thiết kế hiện đại với nội thất sang trọng. Không gian sống của Việt Hương còn được tô điểm bằng màu xanh của khoảng sân vườn lớn, có chòi nghỉ để cả nhà quây quần bằng trong những bữa tiệc ngoài trời.
Không phải người ‘nghiện’ xe nhưng vợ chồng Việt Hương cũng sở hữu vài chiếc đắt tiền. Chị thường khoe hình ảnh đi diễn hoặc dạo chơi cùng gia đình trên ‘xế hộp’ cả ở Việt Nam và tại Mỹ với già hàng tỷ đồng.
Trong một livestream, nữ danh hài chia sẻ bản thân đang nắm trong tay 8 căn hộ cao cấp, có biệt thự hồ bơi rộng 6 mét, dài 20 mét. Thế nhưng Việt Hương lại không ở mà chỉ sử dụng chúng vào việc kinh doanh, buôn bán.
Việt Hương hiện sống tại TP.HCM trong một căn nhà 5 tầng rộng rãi, thoáng đãng. Không gian sống của nữ danh hài được trang bị thang máy để đi lại thuận tiện hơn. Nội thất trong nhà đều được thiết kế theo phong cách hiện đại với trang thiết bị, đồ đạc tiện nghi.
Trước nhận xét mình là "đại gia ngầm" của showbi, Việt Hương phủ nhận bởi cho rằng xung quanh chị còn rất nhiều người giàu có. "Tôi bắt đầu con đường nghệ thuật khá sớm, năm 15 tuổi bắt đầu đi hát, đến khi 21 tuổi đã tự mua được xe riêng cho mình.
5 năm sau, khi tên tuổi đã được biết đến rộng rãi hơn, tôi bắt đầu để dành tiền làm kinh doanh, đầu tư bất động sản. Nhiều người nhìn cho rằng tôi là đại gia, nhưng tôi nghĩ là mọi người yêu quý mình nên nói vậy thôi, chứ tôi không phải đại gia ngầm đâu", nữ nghệ sĩ chia sẻ với VietNamNet.
Clip Việt Hương chia sẻ:
Thúy Ngọc
Việt Hương và ông xã - nhạc sĩ Hoài Phương tặng 1,7 tỷ đồng cho ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cứu thương nhằm giúp ông thuận lợi hơn cho công tác thiện nguyện vì cộng đồng.
" alt=""/>Việt Hương giàu có cỡ nào?Sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.
Kỳ họp 42 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tập thể này thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước và tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông; trong quản lý Nhà nước về ngân sách có liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC.
Theo cơ quan kiểm tra, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các cá nhân: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Tài chính; Võ Thành Hưng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng; các nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng: Huỳnh Quang Hải, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thị Mai và một số tổ chức Đảng, đảng viên khác.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan nhiệm kỳ 2015 - 2020; Đảng ủy Cục Kế hoạch - Tài chính nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chi bộ Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Chi bộ Vụ Ngân sách Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2017, 2017 - 2020, 2020 - 2022.
Về cá nhân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật cảnh cáo các ông: Huỳnh Quang Hải, Phạm Văn Trường (Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước), Nguyễn Trường Giang (Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp), Nguyễn Dương Thái (nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan); Phạm Văn Việt (nguyên Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Chi bộ Vụ Tài chính Các ngân hàng và Tổ chức tài chính các nhiệm kỳ 2017 - 2020, 2020 - 2022 và các ông, bà: Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thị Mai, Võ Thành Hưng, Phan Thị Thu Hiền (Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính Các ngân hàng và Tổ chức tài chính); Lê Ngọc Khoa (nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Đinh Tiến Dũng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; phối hợp xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo thẩm quyền.
Anh Văn" alt=""/>Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng và Ban Cán sự Đảng, Bộ Tài chính