- Gareth Bale có một trận đấu nổi bật với 2 bàn thắng,ếtquảbóngđáLaLigakếtquảbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia ý nhưng Real Madrid vẫn bị Celta Vigo ngược dòng giành điểm trong trận hòa 2-2 khi Ronaldo chơi quá tệ.
- Gareth Bale có một trận đấu nổi bật với 2 bàn thắng,ếtquảbóngđáLaLigakếtquảbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia ý nhưng Real Madrid vẫn bị Celta Vigo ngược dòng giành điểm trong trận hòa 2-2 khi Ronaldo chơi quá tệ.
Cha mẹ vợ cũng quyết cho vợ chồng tôi một căn nhà. Họ đã sang tên nhà cho vợ tôi ngay từ trước khi cưới, nên đó được xem là tài sản trước hôn nhân. Căn nhà này đang cho thuê, tuy nhiên bố mẹ vợ tôi vẫn nắm quyền quản lý, thu tiền cho thuê hàng tháng, do hai người đã giữ hết giấy tờ căn nhà. Họ nói trước khi mất mới trao lại giấy tờ nhà cho con gái.
Về phần mình, trước đây, khi tôi làm đám cưới, bố mẹ cũng cho một căn nhà. Nhưng khác với nhà vợ là tôi có toàn quyền quyết định ngay tài sản đó. Và tôi đã bán căn nhà để có một khoản tiền mua căn nhà khác ở nước ngoài rồi ở đến giờ. Tất nhiên, nhà mới đứng tên cả hai vợ chồng tôi, xem như tài sản hình thành sau hôn nhân.
Tôi giờ đã ngoài 40 tuổi, không còn ở độ tuổi sung sức để dấn thân cho sự nghiệp. Thực ra, tôi chẳng quan tâm đến căn nhà bố mẹ vợ cho, tuy giá trị của nó rất cao. Tôi chỉ thấy tiếc khi nghĩ rằng, đến lúc vợ chồng mình có quyền quyết định với căn nhà đó thì có lẽ cả hai cũng đã ngoài 60 tuổi, sức cùng lực kiệt. Lúc đấy, chúng tôi biết làm gì với căn nhà thừa kế kia để tài sản sinh sôi?
>> Cha mẹ già ăn nhờ ở đậu trong chính nhà mình vì chia thừa kế sớm
Với tôi, khoản thừa kế chỉ thật sự có giá trị khi mới cưới, bởi lúc đó vợ chồng còn phải ở nhà thuê. Hoặc lúc mới ra nước ngoài sống, rất vất vả, cần nhiều tiền để ổn định cuộc sống. Chứ giờ công việc của tôi đã ổn, nhà cửa đã tự mua được, đến tuổi nghỉ hưu cũng có lương hưu và tiền trợ cấp cho người già của chính phủ nước sở tại... nên có lẽ tôi cũng chẳng cần thêm tài sản thừa kế.
Bản thân tôi cũng đã và đang chuẩn bị đầy đủ cho các con của mình. Tôi sẽ cho con tài sản thừa kế ngay khi chúng học xong và ra ở riêng. Hơn nữa, các con tôi sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, nên tư tưởng cũng hơi khác so với ở Việt Nam. Tôi không nghĩ bọn trẻ quá quan tâm đến căn nhà thừa kế từ thời ông bà để nói rằng đời con không dùng đến thì để lại cho đời cháu.
Đã nhiều lần, tôi tìm cách nói chuyện với bố mẹ vợ về chuyện này. Với những gì có ở hiện tại, tôi nói bố mẹ vợ cứ tự quyết định căn nhà đó, chứ có lẽ vợ chồng, con cái tôi đã có đủ rồi.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: bandoc@vnexpress.net hoặc ấn vào box bên dưới.
" alt=""/>Tôi chẳng biết làm gì với căn nhà thừa kế nhận năm 60 tuổiNgoài công việc Dũng có niềm đam mê với hội hoạ, nhân duyên sắp đặt giúp cho anh gặp được Thảo tại một cuộc triển lãm tranh và bị trúng tiếng sét ái tình với cô. Họ làm đám cưới một năm sau đó.
Sau tình yêu màu hồng, cặp đôi bước vào giai đoạn "vỡ mộng hôn nhân" khi phát hiện ra những điểm không hợp nhau giữa hai người.
Nhiều lần Dũng cảm thấy phát điên, cáu bẳn vì sự bề bộn và tính khí thất thường của vợ. Họ cãi nhau rất khủng khiếp, Thảo giận chồng ôm con bỏ về nhà mẹ gần nửa năm. Đến khi gặp gỡ chuyên gia tâm lý, vợ chồng Thảo mới đi qua giai đoạn khủng hoảng hôn nhân.
Thế nhưng chỉ mới yên ổn được một thời gian, cuộc hôn nhân của Thảo một lần nữa gặp sóng gió.
![]() |
Ngày nọ, một cô gái tên Loan nhắn tin cho Thảo tự nhận là nhân tình của Dũng. Chuyện bị vỡ lở, Dũng quỳ sụp xuống chân vợ cầu xin tha thứ. Anh nói, sở dĩ không dám thú nhận với Thảo chuyện này sớm hơn vì lo sợ cô sẽ rời bỏ anh.
Dũng khẳng định không có tình cảm với Loan, vốn là một đồng nghiệp cũ. Trong thời gian vợ chồng ly thân, anh vì buồn bã nên đi uống với vài người bạn trong đó có Loan. Bia rượu quá đà khiến Dũng không kìm chế được bản thân dẫn đến sự việc đáng tiếc. Ngay khi tỉnh táo, anh cảm thấy ân hận nên đã nói xin lỗi Loan và dừng mọi liên lạc từ đó.
Thảo chết lặng khi nghe chồng thú nhận. Mặc dù vậy, cô đồng ý cùng anh hẹn gặp Loan ra nói chuyện rõ ràng. Đến nơi Thảo cảm thấy Loan có vẻ rất quen. Hình như đôi ba lần họ đã chạm mặt nhau trong thang máy tại toà nhà nơi vợ chồng cô sống. Thậm chí nhớ không nhầm cách đây khoảng hai tháng vợ chồng cô đi Vũng Tàu chơi, cũng đã gặp Loan ngay tại bãi tắm.
Bấy giờ Thảo mới hiểu ra tại sao chuyến đi đó đang vui vẻ Dũng bỗng trở nên căng thẳng, lo lắng.
Cuộc gặp mặt ba bên diễn ra không như mong muốn. Bất chấp sự có mặt của người vợ, Loan không ngừng khóc lóc, nhắc lại chuyện cũ của hai người. Dũng tức giận lôi vợ bỏ về giữa chừng.
Sự việc không dừng lại ở đó, Loan liên tục dùng sim rác quấy rối, lúc thì kể lể “câu chuyện tình yêu" của cô và Dũng, lúc lại oán trách người tình. Dũng mất bình tĩnh mắng chửi, cấm Loan làm phiền gia đình anh nhưng dường như chỉ khiến Loan càng trở nên kích động.
Cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bất an, Thảo đề nghị chồng gọi điện cho chuyên gia tâm lý, nhờ tư vấn giải quyết vụ việc.
Chia sẻ với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội), Dũng nói, thật ra trước đó không khó để anh nhận ra Loan có cảm tình với mình. Dũng đã khéo léo từ chối và giữ khoảng cách. Nhưng cô vẫn ôm mối tình đơn phương với người đàn ông này.
Cơ hội đến khi vợ chồng Dũng cãi nhau, sống ly thân gần nửa năm. Thấy Dũng buồn, có nhiều tâm sự, Loan tìm cách tiếp cận, an ủi anh và xảy ra chuyện tình một đêm. Sau đó cô cố gắng liên lạc gặp gỡ Dũng bằng mọi cách nhưng đều vô vọng.
Đến một ngày Loan nhắn tin nói, cô biết vợ chồng anh đã hàn gắn với nhau nên chúc anh hạnh phúc. Dũng thở phào nhẹ nhõm cho rằng Loan đã suy nghĩ thông suốt nhưng rồi Loan bất ngờ xuất hiện trở lại và phanh khui mọi chuyện.
Dũng còn sửng sốt khi biết Loan thuê một căn hộ ngay trong toà nhà vợ chồng anh sống và thường lén lút bám theo anh.
![]() |
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội). |
Sau khi nghe vợ chồng Thảo tâm sự và chia sẻ các thông tin liên quan, chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) nhận định Loan có dấu hiệu bị hội chứng "cuồng yêu" hay còn gọi là hội chứng Adèle. Đây là một loại rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh có cảm giác yêu đến mức cuồng điên.
Những nguời mắc phải hội chứng này thường thoát ly khỏi thực tại và bị mắc kẹt trong viễn cảnh hai nguời có mối quan hệ yêu đương vô cùng lý tưởng.
Ví dụ trường hợp của Loan. Mặc dù có bằng chứng Dũng không dành tình cảm cho mình, Loan vẫn yêu say đắm đến nỗi ám ảnh, cô đeo bám anh khắp nơi, nhắn tin, gọi điện quấy rối thậm chí chuyển đến sống cùng toà nhà với Dũng, đi theo vợ chồng anh đến Vũng Tàu...
Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh của Loan tuy nhiên chuyên gia tâm lý khuyên vợ chồng Thảo cần bình tĩnh, rõ ràng nhưng khéo léo trong cách ứng phó. Không nên có những hành động đáp trả mạnh mẽ như chửi mắng, đe dọa... khiến đối phương bị kích động, mất kiểm soát có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân đồng thời khuyến nghị Dũng tìm cách liên lạc với gia đình Loan, thông báo tình trạng của cô và khuyên gia đình đưa Loan đến bác sỹ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ.
Vợ chồng Thảo làm theo lời khuyên. May mắn là gia đình Loan khi biết chuyện đã nhanh chóng đưa cô đi khám tại một bệnh viện tâm thần. Kết luận cho thấy Loan quả thật bị mắc hội chứng Adèle.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc do bác sỹ kê đơn, Loan theo trị liệu tâm lý cùng chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân. Việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi bước đầu cho thấy có hiệu quả giúp Loan dần thoát khỏi sự ám ảnh và phụ thuộc vào tình yêu.
Về phần vợ chồng Thảo, trải qua những biến cố lớn lao, bức tranh hôn nhân của họ không còn quá nhiều sắc màu hào nhoáng, rực rỡ nhưng đằm thắm, dung hòa. Họ nhìn vào tất cả ưu, khuyết điểm của nhau để sống cùng nhau với thái độ biết lắng nghe, bao dung hơn đối với người bạn đời.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Xem thêm video: Quán trà cho khách 'trả tiền tùy tâm' ở Sài Gòn:
Tôi và chồng đã có gần 15 năm gắn bó. Bây giờ, vì một người đàn bà, cuộc hôn nhân của chúng tôi bỗng có nguy cơ tan vỡ.
" alt=""/>Người đàn bà cuồng yêu khiến vợ chồng Việt kiều sợ hãiAnh lý giải, những ngày Tết bản thân được “tách rời” hoàn toàn với công việc, có thời gian dành cho mình. Đọc sách là một cách chăm sóc trí và tâm mình tốt nhất, vì ở trong đó có quá nhiều thứ hay ho chờ đón.
![]() |
Trong khi đó, anh Lê Minh Hạ, một đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng của tôi, lại dành những ngày trước Tết để đi “gieo yêu thương”. Anh kể, cả chục năm nay, vẫn luôn dành thời gian hiếm hoi trước khi bay về quê để đến một trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần tặng quà, nấu cho họ một bữa ăn.
Anh cảm nhận mình còn may mắn hơn nhiều, ngay cả khi đã trải qua một năm sóng gió vì dịch Covid-19, đó là giá trị tỉnh thức nhận về từ những chuyến đi như vậy.
Thưởng thức Tết theo một cách khác - anh Trung Long ở An Giang lại dành khoảng thời gian nghỉ ngơi để về ngôi chùa quê từng gắn bó lúc ấu thơ. Phụ công quả ở chùa trong những ngày cuối và đầu năm, nhìn thấy nụ cười người đến chùa trong dịp Tết khiến lòng anh vui. Với Long, chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để góp nhặt năng lượng tích cực để rồi sau đó lại tiếp tục hành trình dài mưu sinh ở thành phố.
Tôi biết, Tết là khoảng thời gian ý nghĩa của hầu hết mọi người, đặc biệt là những người đi xa mong trở về nhà, đón Tết trong mong chờ sum họp. Thế nhưng, đúng vào thời điểm mọi người chuẩn bị về nhà, cao điểm nhất, 26 - 27 Tết, TP.HCM lại bùng dịch.
Tôi về sớm hơn, vào tối 24 tháng Chạp - sau khi cơ quan tất niên vào buổi sáng. Tôi cũng sống, làm việc ở địa điểm không nằm trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội do có ca Covid- 9 nên chỉ đi khai báo y tế tại trạm xá xã. Ở xóm tôi, nhiều bạn bè, anh chị đã hủy vé, quyết định ăn Tết xa quê vì “quá nguy hiểm”, “làng quê đang bình yên”…
Lựa chọn ở lại giữa lúc đang háo hức về nhà sau một năm dài quả thật là sự đắn đo, cân não. Nhưng rồi những người con xa quê vẫn quyết định theo mệnh lệnh của trái tim: không thể tạo thêm khó khăn cho công tác chống dịch đang cam go lúc này. Khi mà cả nước xác định chống dịch xuyên Tết, mỗi người nếu có thể cũng cần góp một phần nhỏ, “hy sinh” một chút cảm xúc, mong muốn cá nhân.
Tôi hỏi cậu Bảy - người hàng xóm, có buồn không - khi biết con của cậu cùng bốn đứa cháu hủy vé về. Ông nhìn tôi nói, nếu không buồn là nói dối nhưng cũng không nên cưỡng cầu trong những tình huống cấp bách.
“Vui một chút mà khổ dài lâu hơn thì không đáng để mạo hiểm”, người cha người ông gần 70 mùa xuân khẳng định. Tôi cảm phục ông, rõ ràng, người lớn vẫn luôn sáng suốt.
Nghe ông nói, tôi cũng mừng vì ở vùng quê mình, cách TP.HCM gần 1.000km, nhưng người dân đã hiểu được sự nguy hiểm của Covid-19 để sống chung với nó.
Việc thiện, người Việt mình thường làm, bằng nhiều cách. Dễ thấy nhất là đóng góp tài vật vào những quỹ từ thiện, chương trình cứu tế lũ lụt, thiên tai… Nhưng có những việc thiện không cần bỏ tiền, đôi khi hiệu quả còn lớn hơn nhiều.
Đó có thể là một lời nói, một chia sẻ mang lại giá trị chuyển hóa, giúp người vui lên, bớt u ám trong cái nhìn về cuộc sống, tìm thấy ánh sáng. Chẳng hạn như chúng ta không cố chấp để về nhà giữa mùa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; không đến nhiều chỗ, nhiều nơi chứa nguy cơ vì tập trung đông người…
Ở yên và yên với việc đó, tôi gọi là sống thiền. Biết rõ hoàn cảnh thực tế đang là để sống với một cách tốt nhất, tích cực nhất chính là sống có chất thiền. An trú trong hiện tại. Tôi được nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói đến phương pháp đó cách đây hơn 15 năm, cũng trong mùa xuân như thế này.
Lời dạy của thiền sư đơn giản, bắt đầu bằng việc “thở vào, biết mình đang thở vào/ thở ra, biết mình đang thở ra”. Thực ra, đó là lời dạy về “biết mình đang là” - sống với hiện tại - đã được Đức Phật chia sẻ nhiều thế kỷ trước.
Khép mình lại đọc sách, về ở nhà với mẹ, dọn dẹp nhà cửa, hủy các cuộc hẹn hò, họp lớp, lên chùa công quả… là một trong những gợi ý trong cái Tết đặc biệt này. Những người bạn của tôi đã làm được, tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Nhất là với nhiều người vẫn hay than thở “không có thời gian cho mình”, thì đây là cơ hội.
Bạn sẽ không cần “miễn cưỡng” tiếp khách khứa, tụ họp, hội hè trong Tết, chính đáng đóng cánh cửa phòng để chăm sóc tâm hồn mình. Đó cũng là lúc ta mở cửa lòng mình để những điều nhẹ nhàng, nhất là khi đã cùng cả thế giới đi qua những ngày đại dịch. Thực ra, chỉ khi nào con người chấp nhận mọi sự bất như ý thì mới có thể vượt qua nó dễ dàng. Nhà thiền gọi đó là “nhận diện sự thật” để sống với nó.
“Be beautiful be yourself” - Ta có là ta, ta mới đẹp - là điều mà Thiền sư Nhất Hạnh nhắc nhở môn sinh Làng Mai. Ai cũng có vẻ đẹp riêng, chỉ cần người ấy nhận ra và sống với. Hoàn cảnh nào cũng có cái hay và giá trị nếu chúng ta thấy cơ trong nguy.
Với người Phật tử, dịp đầu năm luôn là thời điểm đi chùa với nhiều lễ tiết như đàn Dược Sư, cầu an đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, Trung ương Giáo hội đã có chỉ đạo các chùa không tổ chức lễ cầu an tập trung đông người và tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Đó là chỉ đạo kịp thời, một cách làm mang lại bình an không từ việc “cầu an”.
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Lời dạy này mang ý nghĩa giúp mỗi người giữ tâm an trong mọi hoàn cảnh lên xuống, được mất. Hay nói cách khác, cái an không phụ thuộc hoàn cảnh. Để có được điều đó, giữa dịch bệnh này không gì khác hơn chính là trở về thực tại, tỉnh thức để ứng phó.
Dịch bệnh chắc chắn còn diễn biến phức tạp, còn dài, nên Tết thiền cũng là để tái tạo năng lượng để năm mới tiếp tục gánh gồng, vững chãi vượt qua.
Những ngày sát Tết trong khu cách ly tập trung ở Trung đoàn Pháo binh 58 (Quốc Oai, Hà Nội) trôi qua trong không khí yên ắng với nhiều cảm xúc lẫn lộn của 145 công dân đang phải cách ly và sẽ ăn Tết ở đây.
" alt=""/>Tết sống chậm, đóng cửa để chăm sóc tâm hồn