Mỹ Trang cho biết sau khi thi xong, em dự đoán chính xác điểm môn Toán và Tiếng Anh. Môn Ngữ văn em nghĩ chỉ được khoảng 8,5 điểm nhưng kết quả lại được 9 điểm.
“Khi biết điểm thi, hai chị em vui lắm vì không ngờ cả hai cùng đạt kết quả cao như nhau”.
Tuy tổng điểm các môn của Mỹ Trang cao hơn của Mỹ Dung nhưng điểm tổ hợp xét tuyển đại học là khối D - Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh thì Trang được 27,7 điểm, thấp hơn Dung 0,2 điểm.
Không chỉ là thủ khoa, á khoa của tỉnh trong kỳ thi này, trong suốt quá trình học phổ thông, hai chị em cũng thường xuyên “chia nhau” các vị trí đầu lớp.
Hồi học cấp 3, năm lớp 10 và 11, Trang đứng số 1, Dung đứng số 2. Lên lớp 12 thì có sự thay đổi nhỏ: Dung đứng số 1, Trang đứng số 2.
“Chúng em học như vậy từ bé”
Học giỏi cả Toán lẫn Văn, cả các môn tự nhiên lẫn xã hội, khi được hỏi bí quyết là gì, Trang cười bẽn lẽn nói “Chúng em cứ học như vậy từ nhỏ rồi nên cũng không biết nói như thế nào”.
Ba làm trong ngành điện lực và đã về hưu, còn mẹ làm nhân viên ở Trường THPT Nguyễn Trung Trực (tỉnh Bình Định), khi Dung – Trang học cấp 1, ba mẹ còn chỉ bài được cho hai chị em. Nhưng khi lên cấp 2 rồi cấp 3, chủ yếu là hai chị em tự học.
Dung, Trang chụp ảnh cùng thầy giáo chủ nhiệm và bạn bè trong ngày bế giảng lớp 12
“Ba mẹ luôn tạo điều kiện học tập cho chúng em chứ không gây áp lực buộc các con phải học thế này hay thế kia. Chúng em có đi học thêm Toán và Tiếng Anh. Còn môn Văn, ở lớp em tập trung nghe cô giảng, về em đọc thêm sách tham khảo, sách văn học và luyện viết bài.
Các môn tự nhiên chúng em học kỹ kiến thức cơ bản, luyện tập làm đề, câu nào khó thì làm đi làm lại…”.
Có điểm giống nhau mà hai chị em cùng đồng ý là cả hai cùng chăm chỉ. Còn điểm khác, là Dung có sự tập trung hơn Trang. Ngoài thời gian học, Trang thích xem phim và chơi đàn guitar, còn Dung lại thích nghe nhạc và biết chơi đàn organ.
18 năm cùng nhau “trên mọi nẻo đường”, tới đây, hai chị em sẽ đi theo hai ngả khác nhau. Từ nhỏ, Dung đã mong muốn trở thành giáo viên nên đăng ký vào ngành Sư phạm Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng.
Còn để thực hiện mơ ước của mình, Mỹ Trang đăng ký vào ngành Truyền thông quốc tế của Học viện ngoại giao và nguyện vọng 2 là ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp của Học viện Báo chí tuyên truyền.
“Bây giờ còn ở nhà nên chúng em thấy vẫn bình thường. Nhưng đến lúc đi học, mỗi đứa một nơi, chắc bọn em cũng sẽ buồn” – Trang chia sẻ.
Ngân Anh
Ngã rẽ của đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường ở Thanh Hóa
Ngô Minh Hiếu - người 10 năm cõng bạn đi học đang làm phụ hồ trước khi nhập học với mơ ước trở thành bác sĩ. Còn Minh mong sẽ theo ngành IT, nhưng sẽ xoay xở ra sao khi không còn Hiếu ở bên hàng ngày?
Mắc bệnh máu khó đông, chân anh Thol chảy máu liên tục dù đã được băng bó.
Nếu là người bình thường, chỉ tốn chút ít điều trị sẽ chóng hồi phục. Lo lắng thay, anh Thol có tiền sử rối loạn đông máu di truyền nên khi bị gãy chân, việc điều trị trở nên khó khăn, nguy hiểm và cũng tốn kém hơn rất nhiều. Anh phải chuyển từ bệnh viện huyện, lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, sau khoảng 3 tuần không thể điều trị dứt điểm được bệnh máu khó đông để phẫu thuật, anh mới được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo các bác sĩ Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, dù vết thương đã được băng bó nhưng vẫn chảy máu liên tục. Hiện tại anh Thol vẫn chưa được phẫu thuật nối xương đùi. Trước mắt, bác sĩ phải cầm máu cho anh.
Phương pháp tốt nhất là sử dụng thuốc đặc trị yếu tố VIII (yếu tố bệnh nhân bị thiếu, gây máu khó đông), tuy nhiên chi phí khá tốn kém, gia đình anh Thol không có khả năng chi trả. Vì vậy, bác sĩ đang tạm sử dụng phương pháp truyền máu có yếu tố VIII, nhưng do nồng độ không cao nên phải truyền nhiều túi máu, dẫn đến có nguy cơ gặp nguy hiểm vì phản ứng truyền máu.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho anh Thol nhận định: “Nếu không phẫu thuật thì bệnh nhân cứ chảy máu hoài, có thể bị hoại tử và phải cắt cụt chân”.
Dự kiến chi phí điều trị cho anh gần 200 triệu đồng, bao gồm cả tiền thuốc đặc trị yếu tố VIII giúp cầm máu, và phẫu thuật nối lại xương đùi. Đó là số tiền quá lớn đối với gia đình anh.
Đã gần 1 tháng nay, anh Danh Thol luôn cảm thấy có lỗi với mẹ già và vợ con vì trở thành "gánh nặng".
Anh Thol dáng người nhỏ bé, trông có phần yếu ớt. Anh không biết mặt cha, mẹ anh cũng chẳng bao giờ nói với 2 đứa con về người chồng của mình, chỉ nghe hàng xóm kể lại rằng, khi anh mới lên 3 tuổi, cha của anh đã bỏ vợ con mà đi theo người khác. Nhà nội cũng từ mặt 3 mẹ con anh từ đó.
Về nương tựa nhà ngoại, may mắn mẹ con anh được ông bà ngoại và các cậu dì thương xót, bao bọc. Bị căn bệnh máu khó đông bẩm sinh, nên từ nhỏ, anh Thol đã được dặn dò phải cẩn thận, không được để bị thương. Thường ngày làm việc gì anh cũng chậm rãi, cẩn thận. Gia đình vốn không dư giả, cuộc sống càng gian nan hơn từ khi ông bà ngoại qua đời.
Hai đứa trẻ là động lực để anh Thol cố gắng, nhưng anh không ngờ cũng vì mình mà các con sắp phải ly tán (ảnh: Thị Tiền).
Biết mình yếu ớt, không thể làm nặng, nhưng không thể để mẹ già vất vả mãi, anh xin mẹ đi học nghề sửa chữa điện tử. Ở vùng quê nghèo, người khỏe mạnh đều đi đến các thành phố lớn để mưu sinh, ở nhà chỉ còn lại ông bà già và trẻ nhỏ, công việc của anh vì thế cũng bấp bênh.
Không may xảy ra tai nạn, gia đình anh chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài cái nền nhà hở trước hở sau. Vợ anh bận chăm sóc 2 con nhỏ, một mình người mẹ đã hơn 50 tuổi của anh cứ chạy vạy khắp nơi để cầu cạnh, vay mượn. Nhưng quê anh nghèo, người thân cũng nghèo, đến nay đã chẳng còn nơi nào để cậy nhờ.
Chị Tiền, vợ của anh Thol tâm sự: “Sau khi biết bệnh của ảnh cần khoản tiền lớn, tôi đã gọi điện để bàn bạc, gửi đứa lớn nhờ người cô chăm sóc, đưa đón đi học, đứa nhỏ để ở nhà cho bà nội, rồi tôi lên thành phố (HCM) vừa đi làm kiếm tiền phụ chi phí, vừa chăm sóc cho ảnh. Lúc đầu ảnh không chịu, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác nữa”.
Còn anh Thol, khi nghe vợ nói vậy, anh càng cảm thấy bất lực, cảm giác tội lỗi vì đẩy gia đình vào khốn cùng, ly tán.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (02838552486) để đóng tạm ứng viện phí cho anh Danh Thol; Hoặc liên hệ trực tiếp bà Thị Khiên; Địa chỉ: Ấp Ngọc Bình, xã Ngọc Trúc, huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang; Điện thoại: 0765960544 (mẹ Danh Thol). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.227 (Ủng hộ anh Danh Thol) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." border="0"/>
Trước đó, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho hay, điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, đối với ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo là 26,5 điểm.
Những ngành có điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ mức 24,5 điểm gồm: Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh Quốc tế và Sư phạm Tiếng Anh.
Những ngành nhận hồ sơ xét tuyển từ mức 23,5 điểm gồm: Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật Hoá học, Quản lý Công nghiệp, Thương mại điện tử, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống và Ngôn ngữ Anh, Công nghệ kỹ thuật Máy tính.
Những ngành nhận hồ sơ xét tuyển từ mức 22,5 điểm gồm: Kỹ thuật Dữ liệu, Công nghệ kỹ thuật Xây dựng, Công nghệ May, Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Hệ thống nhúng và IOT, Thiết kế Thời trang, Kiến trúc, Thiết kế Đồ họa, Năng lượng tái tạo, Công nghệ kỹ thuật Nhiệt, Kỹ thuật Công nghiệp, Kế toán.
Những ngành nhận hồ sơ xét tuyển từ mức 21,5 gồm: Công nghệ in, Quản lý Xây dựng, Kỹ thuật Gỗ, Thiết kế Nội thất, Hệ thống Kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ thuật xây dựng Giao thông, Công nghệ kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Vật liệu.
Các ngành Chất lượng cao đào tạo bằng Tiếng Việt nhận hồ sơ xét tuyển thấp hơn ngành tương ứng ở hệ đại trà từ 0,5-1 điểm.
Các ngành Chất lượng cao đào tạo bằng Tiếng Anh nhận hồ sơ xét tuyển thấp hơn ngành tương ứng ở hệ đại trà 1-2 điểm.
Các ngành Chất lượng cao hệ Việt-Nhật nhận hồ sơ xét tuyển thấp hơn ngành tương ứng hệ đại trà 3-4 điểm.
Các ngành liên kết đào tạo với ĐH ở Anh, Mỹ, Hàn Quốc nhận hồ sơ xét tuyển từ mức 16 điểm.
Như vậy Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hạ điểm sàn xét tuyển từ 0,5 đến 1 điểm tùy từng ngành.
Lê Huyền
Điểm chuẩn đại học 2020 có thể tăng cao nhất khoảng 5 điểm
Điểm chuẩn đại học 2020 xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT được nhiều trường nhận định sẽ tăng vọt. So với năm 2019, ngành tăng ít nhất 0,5 điểm, ngành tăng nhiều nhất có thể lên tới 5 điểm.
评论专区