- Nụ cười thân thiện,ộtrưởngGiáodụctuổicủaPhầlich âm dương 2023 trang phục là quần đen và áo kẻ sọc đen trắng, tác phong nhanh nhẹn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hoá Phần Lan đã gây ấn tượng tốt đẹp với những người tiếp xúc.
Bà Giang luôn nghĩ cho con trai, phũ phàng từ chối ý tốt của con dâu.
"Chiều nay mẹ có rảnh không, con về đón mẹ qua spa con nhé? Mẹ thải độc da, thư giãn, tiêm căng bóng cho trẻ hóa da của mẹ", Hân thỏ thẻ với mẹ chồng.
Bà Giang phũ phàng từ chối: "Thôi! Cuộc sống đang mệt mỏi căng thẳng lắm. Mẹ không có thời gian để thư giãn đâu. Da mẹ đang phù hợp với tuổi của mẹ. Ý con nói là trông mẹ già quá phải không?".
Hân vẫn tiếp tục thuyết phục mẹ chồng nhưng bà Giang lại cho rằng spa của cô đang ế khách.
"Chỗ con ế quá phải không? Nếu mà ế quá con dẹp tiệm đi, xong về nhà tu chí chăm chồng chăm con với dọn dẹp nhà cửa. Con biết mẹ mệt mỏi mà để nhà cửa lúc nào cũng lộn tùng phèo lên", bà Giang nói.
Ở một diễn biến khác, sau khi từ chối con dâu, bà Giang lại gọi điện lại cho Hân khiến cô tưởng mẹ chồng đã đổi ý. Tuy nhiên, bà Giang gọi điện với mục đích bảo Hân mang ví tới cơ quan cho Đức Anh (Thanh Sơn).
"Đức Anh nó để quên ví ở nhà, con về lấy mang đến công ty cho nó đi", bà Giang nói. Hân không muốn đi nên nhờ mẹ chồng gọi người ship đồ khiến bà Giang giận dỗi.
Thái độ của bà Giang với con trai hoàn toàn khác với con dâu.
Cũng trong tập này, bà Giang luôn chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ của con trai. Sáng sớm, bà nhẹ nhàng vào phòng nhặt đồ của con mang đi giặt. Thấy mẹ, Đức Anh giật mình tỉnh giấc vì đã muộn giờ làm.
Mối quan hệ giữa bà Giang và Hân sẽ căng thẳng tới mức độ nào? Diễn biến chi tiết tập 4 phim Mình yêu nhau, bình yên thôisẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Thu Nhi
'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 3: Hân và mẹ chồng ngày càng căng thẳngTrong 'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 3, Hân không vui khi bà Giang can thiệp vào chuyện vợ chồng mình dọn ra ở riêng." alt="Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 4: Bà Giang từ chối đề nghị của con dâu"/>
Ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Nhưng cơ chế thị trường đã tác động đến mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả giáo dục. Sự lựa chọn với nghề dạy học giảm vì thu nhập và ứng xử của xã hội. Khi học phí không còn là điều kiện tiên quyết trong lựa chọn nữa thì dĩ nhiên, chính sách miễn giảm sẽ không còn là động lực duy nhất.
Mặt khác, tôi thấy tuy học phí thấp, nhưng với nhiều người dân khu vực nông thôn, vùng núi, đảo xa và cả dân nghèo đô thị cũng là một gánh nặng. Bên cạnh đó, họ phải lo cho con em thuê nhà trọ, sinh hoạt phí, tiền mua sách, tài liệu học tập…Tất cả những chi phí này khiến không ít phụ huynh khuyên con vào sư phạm chỉ để được miễn học phí.
Nhưng muốn vậy, sinh viên phải làm cam kết phục vụ ngành giáo dục sau khi ra trường. Có những sinh viên và gia đình không muốn làm cam kết vì sợ sau này không thực hiện thì phải trả lại học phí đã được miễn.
Kẽ hở của việc cam kết làm việc trong ngành giáo dục đã được "khai thác" như: Nhà nước không cam kết sử dụng sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp. Nhận thấy điều này, nhiều trường cũng chẳng khắt khe với việc sinh viên cam kết ra sao. Và như vậy, việc lợi dụng kẽ hở khi thi hành Nghị định miễn học phí càng dễ dàng hơn.
Theo ông, nếu tiếp tục duy trì chính sách miễn học phí cho sư phạm, ngành này sẽ đối diện nguy cơ gì?
- Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin đưa ra một ví dụ: Hiện nay, do có những chế độ ưu tiên về thu nhập, nên những trường tư thu hút được sinh viên sư phạm giỏi về đầu quân. Trong quá trình học, sinh viên giỏi ngoài việc được miễn học phí còn thường xuyên nhận học bổng. Nay tốt nghiệp, có chỗ làm việc tốt, thu nhập cao nên chắc chắn sẽ tới làm.
Tôi từng báo cáo với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về điều này, và nhận được câu hỏi "Thế sao mình không thu tiền của người sử dụng nhân lực để đầu tư lại cho nhà trường?". Tôi thưa với Bộ trưởng rằng "Không có một qui định nào cho phép trường làm như vậy, nên tôi không thu của họ được, trừ việc kêu gọi cấp học bổng cho sinh viên".
Cho đến nay, không ai thống kê được đầy đủ số sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm không làm cho ngành giáo dục và số tiền mà Nhà nước “đầu tư nhầm”là bao nhiêu.
Nếu tiếp tục duy trì chính sách miễn học phí, tôi không thấy có nguy cơ trực tiếp nào, nhưng nguy cơ gián tiếp thì có.
Một thầy cô giáo làm việc khoảng 30 năm ở đại học sư phạm, nếu không là PGS, GS thì mức lương dưới 12 triệu đồng/ tháng. Trong khi đó, một giáo viên có trình độ tiến sĩ học ở nước ngoài về, nếu tham gia giảng dạy ở Trường ĐH Quốc tế (thuộc ĐHQG TP.HCM) thì có ngay mức lương trên 30 triệu đồng/ tháng, dạy ở các trường tự chủ hoàn toàn thì có mức lương khoảng 25 triệu đồng/ tháng.
Hỏi như vậy thì sao những giảng viên dạy trong các trường sư phạm không khỏi băn khoăn? Và khi có điều kiện, họ sẽ rũ bỏ các trường sư phạm ngay để đến các trường đại học khác có thu nhập cao hơn.
Mất giáo viên giỏi có nghĩa không còn những người giỏi giảng dạy. Sinh viên có thể tự học để trở thành sinh viên giỏi, nhưng nếu có thầy cô giỏi hướng dẫn thì chắc chắn sẽ thuận lợi hơn.
Thay vì miễn học phí, Chính phủ nên cho sinh viên vay
Việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm được thực hiện khi cả nước thiếu 120.000 giáo viên (giai đoạn năm 1998), nhưng đến nay chúng ta đã thừa giáo viên. Ông có nghĩ rằng chính sách này đã lỗi thời?
- Đúng là chính sách miễn học phí đã làm xong phận sự, thậm chí ở những thời điểm ban đầu, đây là một chính sách rất tốt. Còn việc “thừa” giáo viên là một chuyện khác.
Đồ họa: Lê Huyền
Tôi nghĩ, Nhà nước nên có một nghiên cứu đủ sâu và rộng trong việc đánh giá chính sách công này nếu chúng ta muốn có một chính sách công khác hợp lí hơn thay thế. Và cũng đến lúc cần thay miễn học phí bằng một chính sách khác khả dĩ, giúp thu hút thêm những người giỏi theo nghề dạy học.
Đó nên là chính sách gì, thưa ông?
- Tôi mong rằng sẽ thay bằng cách cho sinh viên sư phạm được vay tiền của Chính phủ để đóng học phí. Nếu sau khi ra trường, các em đi làm cho khu vực giáo dục trong một khoảng thời gian tối thiểu 5 năm thì Nhà nước tự hoàn khoản tiền vay đó. Tất nhiên, cũng phải kèm theo những chính sách như đãi ngộ giáo viên, cải thiện điều kiện làm việc.
“Tôi còn làm cũng không dám tự chủ”
Nhìn vào nguồn ngân sách cấp bù và điểm đầu vào các trường sư phạm gần đây, ông có suy nghĩ gì?
- Tôi cho rằng nguồn kinh phí cấp bù hiện nay không đủ chi phí đào tạo nếu tính đúng, tính đủ.
Theo tôi, các trường sư phạm dù được Nhà nước “bao cấp” thì cũng phải ở mức như chương trình đào tạo cử nhân tiên tiến của các trường đại học khác. Nghĩa là cũng phải ở mức 25-30 triệu đồng/ năm học (khoảng 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ tín chỉ) thì mới trụ được.
Vừa qua, điểm đầu vào sư phạm sụt giảm do sinh viên tốt nghiệp khó tìm kiếm việc làm, thu nhập của giáo viên nói chung là thấp mặc dù đã có nhiều chính sách ưu tiên, nhà giáo không còn được trọng vọng như xưa.
Trình độ người học thể hiện qua điểm đầu vào, nhưng trong quá trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo đào tạo như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện… quyết định chất lượng đầu ra. Nhưng nếu điểm đầu vào quá thấp cũng rất khó có được những thầy cô giáo tương lai giỏi.
Chúng ra đang rất cần một chính sách đồng bộ thu hút người tài vào sư phạm. Điều kiện cầnlà Nhà nước có một chính sách đãi ngộ giáo viên tốt như trong tuyển dụng, thu nhập..., có chính sách học phí mới, khả dĩ giúp các trường sư phạm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học...
Điều kiện đủ ở đây là sự tin tưởng của người học về một nghề nghiệp tốt trong tương lai.
Chỉ có vậy mới hy vọng thu hút được người tài vào trường sư phạm, người giỏi vào làm việc trong các cơ sở giáo dục, mới chấn hưng thành công giáo dục nước nhà.
Một giáo viên đại học sư phạm công tác 30 năm lương chưa được 12 triệu đồng (Ảnh:Thanh Hùng)
Ông từng nói “các trường sư phạm sẽ không muốn tự chủ đâu”. Tại sao lại như vậy?
- Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu dạy học ở phổ thông, trường sư phạm đào tạo rất nhiều chuyên ngành khác nhau nên sĩ số lớp thấp, tỉ lệ giáo viên/ sinh viên thường nhiều hơn các trường khác.
Các trường sư phạm lo lắng là đúng thôi. Nếu sinh viên đóng học phí với mức 8 triệu đồng/ năm, thì ngay cả việc trả lương theo thang bậc của Nhà nước đã rất vất vả, nói gì đến thu nhập cao hơn.
Nếu là bạn, bạn có dám tự chủ với các điều kiện như hiện nay không? Tôi thì không có cơ may làm việc này, nhưng nếu có tôi cũng không dám!
Nhưng ông có đồng ý với quan điểm các trường sư phạm phải tự chủ, phải đào tạo theo nhu cầu xã hội?
- Tôi đồng ý với ý kiến này, nhưng với các điều kiện: Người học sau khi ra trường phải có cơ hội cao trong tìm kiếm việc làm, thu nhập của giáo viên phải cao, các chế độ làm việc của giáo viên phải được cải thiện, Nhà nước phải đầu tư cho các trường sư phạm, sinh viên sư phạm được mượn tiền để đóng học phí, Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho nhà trường đảm bảo đủ chi phí cho các hoạt động. Mà nếu như vậy thì có khác gì bao cấp!
Cá nhân tôi cho rằng Nhà nước phải bao cấp không riêng gì trường/ khoa sư phạm, mà cả các trường phổ thông nữa.
Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền(Thực hiện)
“Chúng tôi giật mình với đào tạo giáo viên ở Hàn Quốc”
Các nhà sư phạm giật mình vì "tỷ lệ chọi" vào giáo viên ở Hàn Quốc cứ 20 thí sinh thì chỉ 1 em đậu, 19 em còn lại cũng theo đường gia sư.
" alt="'Có nhiều ưu tiên, nhà giáo không còn được trọng vọng như xưa'"/>
Các đơn vị phải nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo, phối hợp giải quyết kịp thời những thắc mắc, khiếu nại về chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng…
Đối với đơn vị ngoài công lập, nếu do hoạt động của đơn vị gặp khó khăn, cần có giải pháp tạo nguồn tài chính trả lương, trả thưởng cho người lao động. Trong trường hợp đơn vị không có nguồn để trả lương, trả thưởng thì báo cáo ngay cho Công đoàn Giáo dục Thành phố để giải quyết.
Công đoàn cũng yêu cầu Phòng GD-ĐT các quận huyện phải phân công theo dõi trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giám sát việc trả lương, trả thưởng tại các đơn vị tại thời điểm Tết và báo cáo kịp thời về để các cơ quan liên quan cùng cấp để có giải pháp hỗ trợ. Ngoài ra, các đơn vị cũng nên kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ.
Việc bình xét nhà giáo khó khăn được thăm và tặng quà phải công khai tại từng đơn vị. Mức chăm lo thấp nhất là 500 nghìn đồng/trường hợp.
Được biết, Tết Đinh Dậu 2017, ở TP.HCM có 51/97 trường công lập có thưởng Tết với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng với trên 5.000 người nhận thưởng. Mức thưởng bình quân gần 1,8 triệu đồng/người, cao nhất là 5 triệu đồng/người và thấp nhất là 500 nghìn đồng/người.
Có 1 đơn vị có đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thưởng Tết với mức cao nhất là 79 triệu đồng và mức thưởng thấp nhất là 5,2 triệu đồng, với tổng 122 người lao động dược thưởng.
Về chia tăng thu nhập, có 10.732 giáo viên, người lao động ở 138/141 trường công lập được chia tăng thu nhập với trên 53 tỷ 225 triệu đồng. Mức chia tăng thu nhập cao nhất là 25 triệu đồng/người và thấp nhất là 500 nghìn đồng/người. Mức chia tăng thu nhập bình quân là gần 5 triệu đồng/người.
Tuệ Minh
Tết Dương lịch được áp dụng tại Việt Nam từ khi nào?
Hiện nay thế giới đón Tết Dương lịch vào ngày 1/1. Sự phổ biến rộng rãi để chấp nhận 1/1 là ngày “New Year” đã liên tục trong hơn 400 năm qua.
" alt="TP.HCM giám sát lương, thưởng tết cho giáo viên"/>